Hoàn thiện môi trường kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại sở giáo dục và đào tạo bình định (Trang 82 - 85)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.1. Hoàn thiện môi trường kiểm soát

Thứ nhất: Tăng cường nhận thức trong toàn thể công chức, viên chức của Sở về vai trò và tầm quan trọng của hệ thống KSNB

Cần phải thay đổi nhận thức cho rằng hoạt động sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước là không cần KSNB. Vì hoạt động sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước tại Sở Giáo dục và Đào tạo diễn ra hàng ngày, hàng giờ; nên cho dù đã có những quy định chặt chẽ như quy định về quản lý tài sản công, quy định về sử dụng tài sản

75

công,… nhưng khi thực hiện vẫn không tránh khỏi nhầm lẫn, thiếu sót, vi phạm do lỗi khách quan và chủ quan. Do vậy, cần nâng cao nhận thức về hoạt động KSNB là thường xuyên và liên tục để trở thành thói quen. Để thực hiện giải pháp này đòi hỏi Giám đốc Sở phải coi KSNB là công cụ đảm bảo mọi hoạt động được minh bạch, công khai, có đánh giá quá trình thực hiện định kỳ đối với từng bộ phận trong quá trình thực hiện công tác KSNB.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ.

Do chính sách tinh giảm biên chế của Nhà nước đối với các đơn vị HCNN nên số lượng nhân sự tại Sở hiện đang thiếu so với yêu cầu công việc. Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức hiện tại thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về chuyên môn, tài chính cũng như các chế độ, chính sách về giáo dục để lực lựng công chức, viên chức của Sở thường xuyên cập nhật các kiến thức mới, văn bản chế độ mới để xử lý tốt các công việc được giao. Hàng năm, phải tiến hành tổ chức hội nghị tổng kết để đúc rút kinh nghiệm trong quá trình tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhất là đối với các hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với các đơn vị giao dự toán ngân sách nhà nước trực thuộc Sở quản lý.

Tiếp tục đẩy mạnh khuyến khích, hỗ trợ về thời gian cũng như tài chính cho công chức, viên chức được học tập nâng cao trình độ. Sở nên ban hành cơ chế đi học thông thoáng và chính sách hỗ trợ riêng theo chi phí thực tế mà người học phải chi trả, không theo định mức của Nhà nước; đi kèm với đó, cũng cần xây dựng các chế tài đủ mạnh để tránh nhân lực “nhảy việc” sang các cơ quan hành chính khác có điều kiện tốt hơn sau khi học xong như: yêu cầu cam kết tiếp tục công tác tối thiểu 5 năm sau khi học xong, yêu cầu bồi thường và phạt (gấp 2 hoặc gấp 3 lần) kinh phí đào tạo,…

Thứ ba: Thực hiện tốt các chế độ, chính sách và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ công chức, viên chức

Việc các phòng chức năng như phòng Thanh tra, phòng kế hoạch tài chính, phòng Giáo dục trung học … khi thành lập các đoàn đi kiểm tra, kiểm soát nội bộ

76

đối với các đơn vị trực thuộc Sở về bản chất như các đoàn thanh tra, kiểm tra nội bộ. Vì vậy, cần thực hiện đầy đủ chế độ đãi ngộ, chế độ hỗ trợ cho công chức, viên chức khi tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra theo quy định của nhà nước. Đồng thời, xây dựng cơ chế công khai đánh giá, khen thưởng dựa trên cơ sở hoàn thành công việc, không theo định mức để thực hiện các chính sách đãi ngộ cũng như các chế độ cho đúng người, đúng việc.

Thứ tư: Cần cụ thể hóa bằng văn bản các quy định về tính chính trực và giá trị đạo đức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong thực hiện công vụ; niêm yết tại bản tin Sở quy định về những điều cán bộ nên làm và không được làm.

Mặc dù Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành bộ quy tắc ứng xử, làm cơ sở điều chỉnh hành vi của công chức, viên chức tại đơn vị. Tuy nhiên, bộ quy tắc ứng xử được soạn thảo dựa trên nền tảng các quy định của pháp luật như: Luật Công chức, Luật Viên chức mà chưa chú trọng đến tính chất ngành nghề đặc thù của Sở Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo cần tham khảo thêm các quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính ban hành để ban hành bộ quy tắc ứng xử phù hợp hoặc các quy định về tính chính trực và giá trị đạo đức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cần, kiệm, liêm, chí công vô tư trong thực hiện công vụ và niêm yết công khai trên website đơn vị hoặc bản tin của đơn vị. Bên cạnh đó, cần tiến tới xây dựng giá trị cốt lõi cho đội ngũ công chức, viên chức của đơn vị.

Thứ năm: Cần xây dựng Sổ tay hoạt động KSNB để phục vụ công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạocho các công chức, viên chức.

Trong điều kiện Việt Nam chưa có ban hành chuẩn mực KSNB đối với khu vực HCNN và trong bối cảnh hầu hết các cơ quan HCNN chưa có nhiều kinh nghiệm KSNB, các văn bản pháp lý có liên quan đến KSNB còn thiếu thì việc xây dựng Sổ tay hoạt động KSNB tại Sở để đảm bảo các công chức, viên chức trong đơn vị khi thực hiện công vụ cần phải tuân thủ các quy ước cụ thể về vận dụng các chuẩn mực và quy trình kiểm soát cho đồng nhất và phù hợp.

Sổ tay hoạt động KSNB có thể xây dựng dựa trên: (i) Quy chế hoạt động hiện tại của Sở đã ban hành, (ii) Đặc điểm tổ chức hoạt động, nhân sự, chuyên môn của Sở, (iii)

77

Mô hình tổ chức và các chuẩn mực áp dụng KSNB đối với lĩnh vực hành chính sự nghiệp nhà nước - có thể tham khảo Intosai.

Theo đó, Sổ tay hoạt động KSNB nên bao gồm các nội dung sau: (i) Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận KSNB trong từng phòng chức năng, (ii) Tiêu chuẩn đối với công chức, viên chức được giao nhiệm vụ KSNB, (iii) Những nội dung cơ bản cần ưu tiên, bắt buộc phải kiểm KSNB theo định kỳ, (iv) Các phương pháp kiểm toán, kiểm soát nên áp dụng đối với các cuộc kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong đơn vị và đối với các đơn vị được giao dự toán ngân sách nhà nước, (v) Mối liên hệ giữa các phòng chức năng trong thực hiện một số công việc, nhiệm vụ cụ thể, (vi) Mối liên hệ và phát ngôn của các phòng chức năng với cơ quan ngoại kiểm, (vii) Bộ câu hỏi, đáp về các trường hợp, vướng mắc thường gặp trong KSNB.

Thứ sáu: Xây dựng hệ thống chỉ số theo dõi, đánh giá hiệu quả công tác của các công chức, viên chức trong đơn vị

Để xây dựng hệ thống các chỉ số này, Sở có thể dựa vào Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng để xây dựng các chỉ tiêu như: (i) Công cụ ngăn chặn, phòng ngừa lãng phí, tham nhũng, (ii) So sánh ngân sách – tài sản nhà nước đã sử dụng, công suất sử dụng tài sản,… với kỳ trước và (iii) Mức độ công khai các công cụ, biện pháp phòn ngừa lãng phí, tham nhũng tại cơ quan. Theo đó, khi xây dựng hệ thống chỉ số về đánh giá hiệu quả cần bao gồm: (i) Chỉ số quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của từng phòng/ban, từng cấp nhân viên, (ii) Chỉ số đánh giá về khả năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, (iii) Chỉ số đánh giá về hiệu quả đạt được trong quản lý, theo dõi và sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước,… Như vậy, Sở có thể dựa trên các chỉ số này để đánh giá công chức, viên chức nhằm đảm bảo sự công bằng dựa trên công việc, tránh cào bằng, cảm tính trong đánh giá chất lượng công chức, viên chức hằng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại sở giáo dục và đào tạo bình định (Trang 82 - 85)