Đối với các cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại sở giáo dục và đào tạo bình định (Trang 90 - 91)

7. Kết cấu của đề tài

3.4.1. Đối với các cơ quan Nhà nước

Thứ nhất, cần tuyên truyền về sự cần thiết và hiệu quả của hoạt động KSNB đến với mỗi cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan HCNN và đến các thành viên khác trong xã hội để tạo sự đồng thuận, tăng cường sự giám sát của công dân đối với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

83

hoạt động KSNB đối với hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước tại các cơ quan HCNN và phải thực hiện đánh giá định kỳ về công tác KSNB. Chẳng hạn như phải có xác nhận về hoạt động KSNB trong các báo cáo định kỳ hoặc các báo cáo lập dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm, …

Thứ ba, cần hoàn thiện bộ máy giám sát nội bộ tại cơ quan HCNN. Chẳng hạn

như với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Thanh tra và Phòng Tài chính phải đóng vai trò then chốt trong việc kiểm tra, giám sát các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư, cần xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động KSNB của các cơ quan HCNN thông qua hệ thống các chỉ số theo dõi và đánh giá hiệu quả việc quản lý giáo dục, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước tại các đơn vị HCNN.

Thứ năm, cần thiết lập bộ phận KSNB chuyên nghiệp và phải độc lập để tăng

cường tính kiểm soát trong quá trình hoạt động của các đơn vị HCNN.

Thứ sáu, cần có chế tài đủ mạnh đối với những cơ quan, đơn vị chưa thực hiện

việc KSNB trong hoạt động để xảy ra gian lận, nhũng nhiễu, tham ô, tham nhũng trong quá trình thực thi công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại sở giáo dục và đào tạo bình định (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)