TỔNG QUAN VỀ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại sở giáo dục và đào tạo bình định (Trang 46)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. TỔNG QUAN VỀ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975), Ty Giáo dục Nghĩa Bình được thành lập và sau đó được đổi tên thành Sở Giáo dục.

Đến năm 1988, Sở Giáo dục - Đào tạo Nghĩa Bình tổ chức, cơ cấu lại theo quyết đinh số 978/QĐ-UB ngày 9 tháng 5 năm 1988 trên cơ sở hợp nhất Ban Giáo dục Chuyên nghiệp với Sở Giáo dục.

Đến tháng 06 năm 1989, tỉnh Nghĩa Bình tách ra thành 02 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi nên Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định lúc này mang tên là Sở Giáo dục - Đào tạo Bình Định.

Đến tháng 11 năm 2015, Sở Giáo dục - Đào tạo Bình Định được đổi tên thành Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định cho đến nay theo Quyết định số 3953/QĐ- UBND ngày 03/11/2015 của UBND tỉnh Bình Định.

2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng

2.1.2.1. Vị trí chức năng

Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

39

2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

a) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, dự án, đề án; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh;

- Dự thảo mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật;

- Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh:

- Dự thảo các quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, đối với các đơn vị thuộc Sở;

- Dự thảo các quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển đổi loại hình các cơ sở giáo dục (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài) trực thuộc Sở;

- Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về giáo dục thuộc phạm vi quản lý được giao.

- Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về việc xác nhận, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

40

tiến trong giáo dục; tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý của Sở.

- Tổ chức, xây dựng, nhân điển hình tiên tiến và thực hiện công tác thi đua khen thưởng về giáo dục trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở, các Phòng Giáo dục và Đào tạo về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, quy chế chuyên môn, việc thực hiện chính sách đối với người học, các điều kiện đảm bảo của các cơ sở giáo dục công lập; công tác tuyển sinh, thi, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ, xây dựng xã hội học tập ở địa phương và các hoạt động giáo dục khác theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, công chức, viên chức của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

- Quyết định mở ngành đào tạo trình độ trung cấp đối với trường trung cấp trực thuộc Sở theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở (không bao gồm trường cao đẳng sư phạm) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực giáo dục của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước các tổ chức dịch vụ du học tự túc theo quy định của pháp luật; thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục theo

41

quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về giáo dục trong việc bảo đảm các điều kiện thành lập trường, hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo, công khai chất lượng giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định các điều kiện, tiêu chuẩn để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư về giáo dục đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cụ thể hóa các tiêu chuẩn, định mức kinh phí giáo dục trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn xây dựng và lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; quyết định giao dự toán chi ngân sách giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các cơ sở trực thuộc; thực hiện chế độ tiền lương và chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

42 pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Một số kết quả đạt được trong giai đoạn 2017-2019

Giai đoạn 2017 - 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh thực hiện hiệu quả công tác đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và thực hiện tốt lộ trình chương trình giáo dục, sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 27/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong quá trình hoạt động, Sở Giáo dục và Đào tạo đã bám sát và thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Sở, ban ngành, hội đoàn thể trong tỉnh; đặc biệt là thực hiện tốt 09 nhiệm vụ và 05 giải pháp theo Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhờ đó, giai đoạn 2017-2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định đạt nhiều thành tích nổi bật, được các cấp các ngành ghi nhận và đánh giá cao. Cụ thể: Số lượng và chất lượng học sinh đạt giải cấp quốc gia trong các cuộc thi về văn hóa, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật đứng ở tốp cao; tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT các năm đền trên 95%; tỷ lệ học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng tăng dần qua các năm… Đặc biệt, năm 2019 Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen Hoàn thành xuất sắc 8 lĩnh vực công tác; được UBND tỉnh tặng Bằng khen và Cờ thi đua xuất sắc Khối văn hóa.

2.2. THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

2.2.1. Đối tượng, mục đích và phương pháp khảo sát đánh giá thực trạng

Để tiến hành thu thập dữ liệu cho nghiên cứu của đề tài. Tác giả tiến hành xác định đối tượng khảo sát, mục đích khảo sát và dữ liệu thu thập, xử lý như sau:

43

2.2.1.1. Đối tượng và mục đích khảo sát

Để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát là lấy mẫu thuận tiện và thực hiện trên 2 nhóm đối tượng nghiên cứu, gồm:

Thứ nhất, phỏng vấn các chuyên gia về KSNB, mục đích của việc phỏng vấn nhằm tham vấn ý kiến của chuyên gia về nội dung của phiếu khảo sát. Để tiến hành xây dựng phiếu khảo sát, tác giả tiến hành phỏng vấn 10 chuyên gia bao gồm 04 giảng viên của các trường đại học và 06 công chức có tham gia quản lý trong chính đơn vị Sở Giáo dục và Đào tạo. Việc phỏng vấn chú trọng đến các thành tố của hệ thống KSNB và quan điểm đánh giá về hệ thống KSNB đối với đơn vị hành chính là Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định.

Thứ hai, khảo sát Ban lãnh đạo, công chức, viên chức của Sở Giáo dục và Đào tạo. Tính tới thời điểm hiện tại, toàn Sở có 61 cán bộ, công chức, viên chức công tác tại Sở. Mục đích của khảo sát đối tượng này nhằm đánh giá thực trạng hệ thống KSNB của Sở hoạt động như thế nào. Để đảm bảo tính đại diện cho nghiên cứu, tác giả đã tiến hành gửi phiếu khảo sát cho 61 cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với 61 phiếu khảo sát.

Kết quả quá trình điều tra, khảo sát có 56 phiếu trả lời hợp lệ tương ứng với tỷ lệ phiếu hợp lệ đạt 91,8%, các phiếu còn lại không hợp lệ vì người thuộc diện khảo sát từ chối trả lời hoặc trả lời không đầy đủ thông tin theo phiếu khảo sát của tác giả nên không đưa vào mẫu được chọn của nghiên cứu.

2.2.1.2. Phương pháp thực hiện khảo sát

Về cách thức tiến hành khảo sát dữ liệu: Tác giả tiến hành khảo sát dữ liệu thông qua công cụ chính là trực tiếp phỏng vấn và gửi phiếu khảo sát. Vì vậy, phần lớn phiếu khảo sát thu được trong nghiên cứu của luận văn được tác giả thực hiện theo phương thức gọi điện thoại xin gặp trực tiếp người cần khảo sát để gửi phiếu khảo sát và kết hợp phỏng vấn các câu hỏi có liên quan đến quá trình nghiên cứu, cũng như giải đáp các thắc mắc về các câu hỏi được khảo sát để người được khảo sát thuận lợi trong việc trả lời cho phiếu khảo sát của tác giả.

Công cụ thu thập dữ liệu khảo sát: Tác giả sử dụng công cụ cho việc thu thập dữ liệu chính là phiếu khảo sát đã được thiết kế sẵn. Phiếu khảo sát cuối cùng

44 được xây dựng dựa trên 3 giai đoạn.

- Giai đoạn 1: Xây dựng phiếu khảo sát nháp

Tác giả tiến hành thu thập các quy định về KSNB trong lĩnh vực hành chính để tổng hợp và xem xét về các tiêu chí đánh giá hệ thống KSNB trên các khía cạnh: môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin 

truyền thông và các hoạt động giám sát. Trên cơ sở lý thuyết về hệ thống KSNB và thực tế thu thập sơ bộ, tác giả tiến hành phát thảo phiếu khảo sát với các câu hỏi điều tra gồm 2 phần: thông tin chung về đối tượng khảo sát và thông tin khảo sát.

- Giai đoạn 2: Tham vấn ý kiến chuyên gia

Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia về KSNB bao gồm: 04 giảng viên của các trường đại học và 06 công chức quản lý của Sở. Ở giai đoạn này, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia về phiếu khảo sát điều tra đã được thiết kế ở giai đoạn 1 và trao đổi về ý tưởng nghiên cứu đối với các chuyên gia để tham vấn xem thử phiếu khảo sát như vậy là phù hợp hay chưa, có cần thiết phải bổ sung hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp với thực trạng KSNB đối với Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đặt ra của luận văn.

- Giai đoạn 3: Thiết kế phiếu khảo sát chính thức

Trên cơ sở kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia ở giai đoạn 2, tác giả tiến hành tổng hợp và đưa ra phiếu khảo sát hoàn chỉnh cuối cùng (xem phụ lục 2) để gửi cho các đối tượng là Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở, các trưởng/phó các phòng và toàn thể công chức, viên chức của Sở. Các câu hỏi khảo sát tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại sở giáo dục và đào tạo bình định (Trang 46)