7. Kết cấu của đề tài
3.3.3. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát
79
nước để tăng cường năng lực kiểm soát của hệ thống KSNB.
Với vai trò quản lý nhà nước về hoạt động giáo dục của tỉnh, bộ phận Tài chính của Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý thu và chi ngân sách đối với các đơn vị giao dự toán trực thuộc như: các trường trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp,…. Do vậy, việc quản lý sử dụng ngân sách và tài sản của nhà nước được Sở thực hiện thông qua các kế hoạch kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với các đơn vị được giao ngân sách dự toán.
Để tăng cường năng lực kiểm soát của hệ thống KSNB đối với các cuộc kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với các đơn vị được giao ngân sách dự toán, theo tôi cần thực hiện các bước quy trình sau:
- Tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm toán nội bộ hàng năm theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và phù hợp với chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tổ chức bàn bạc dân chủ, minh bạch khi xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm toán nội bộ hàng năm. Đồng thời, phải công khai kế hoạch này trên Website của Sở ngay sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức khảo sát thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra, kiểm toán nội bộ để xác định các nội dung trọng tâm, trọng điểm trong kế hoạch tiến hành kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Tổ chức họp hội đồng tư vấn cho ý kiến về nhân sự và các nội dung tiến hành kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong quyết định kiểm tra, kiểm toán nội bộ và kế hoạch tiến hành kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Kế hoạch tiến hành kiểm tra, kiểm toán nội bộ phải được bàn bạc dân chủ, thảo luận rộng rãi trong nội bộ đoàn kiểm tra, kiểm toán nội bộ để đề ra các phương pháp tiến hành hiệu quả nhất.
- Kế hoạch tiến hành kiểm tra, kiểm toán nội bộ phải xây dựng đủ nội dung, đúng biểu mẫu quy định, phù hợp điều kiện thực tế và được ban hành đúng thời gian quy định.
- Tổ chức họp đoàn kiểm tra, kiểm toán nội bộ để quán triệt nội dung kiểm tra, kiểm toán nội bộ và thống nhất thời gian, lịch làm việc cụ thể.
80
biết về thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung buổi họp công bố quyết định kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Tổ chức nghe đơn vị được kiểm tra, kiểm toán nội bộ báo cáo tình hình và họp nội bộ đoàn kiểm tra, kiểm toán nội bộ để đánh giá báo cáo của đơn vị và phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong đoàn kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về phương tiện, kinh phí, thủ tục hành chính cho quá trình tiến hành kiểm tra, kiểm toán nội bộ đầy đủ, kịp thời.
Thứ hai: Cần thành lập bộ phận ngoại kiểm hoặc phối hợp bộ phận ngoại kiểm để tăng cường công tác kiểm soát.
Hiện nay, rất nhiều công chức, viên chức của Sở đang thực hiện kiêm nhiệm, trong đó có một số kiêm nhiệm tìm ẩn rủi ro nếu có sự thông đồng. Bên cạnh đó, các phòng chức năng bên cạnh việc quản lý cấp kinh phí lại cũng chính là đơn vị kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quyết toán sử dụng nguồn kinh phí với các đơn vị được giao dự toán ngân sách như: Phòng Thanh tra, Phòng kế hoạch tài chính hoặc Văn phòng Sở vừa theo dõi khoán chi ngân sách cho các phòng chức năng vừa kiểm tra, quyết toán ngân sách sử dụng,… nên khó có thể phát hiện ra các sai soát trong thực thi công vụ của chính mình. Vì vậy, việc thành lập bộ phận ngoại kiểm hoặc phối hợp bộ phận ngoại kiểm để tăng cường công tác kiểm soát là việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh của Sở hiện nay.