Khái niệm và đặc điểm của đơn vị hành chính nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 34 - 35)

Theo Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 và Luật số 47/2019/QH14 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng thì đơn vị hành chính nhà nƣớc đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Đơn vị hành chính nhà nƣớc là một tổ chức đƣợc thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và đƣợc giao những quyền lực nhà nƣớc nhất định, đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nƣớc. Đơn vị hành chính nhà nƣớc là bộ phân hợp thành của bộ máy nhà nƣớc, đƣợc thành lập để thực hiện chức năng hành pháp (quản lý hành chính nhà nƣớc):”.

Theo đó, đơn vị hành chính nhà nƣớc có các đặc điểm cơ bản nhƣ sau:

Một là, đơn vị hành chính nhà nƣớc là cơ quan quản lý hành chính nhà

nƣớc. Các đơn vị hành chính nhà nƣớc thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành (đó là những hoạt động đƣợc tiến hành trên cơ sở Luật và để thi hành Luật) nh m thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc. Nhƣ vậy, hoạt động chấp hành - điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc là phƣơng diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nƣớc.

Hai là, các đơn vị hành chính nhà nƣớc hoạt động nh m hƣớng tới

hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nƣớc nhƣ: chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân.

26

quản lý hành chính nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục… Việc thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc là nh m hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc.

Bốn là, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc thành lập từ

Trung ƣơng đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đƣợc tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nh m thực thi quyền quản lý hành chính nhà nƣớc.

Năm là, thẩm quyền của các đơn vị hành chính nhà nƣớc đƣợc pháp

luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành - điều hành.

Sáu là, các đơn vị hành chính nhà nƣớc đều trực tiếp hay gián tiếp

trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nƣớc cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trƣớc cơ quan quyền lực nhà nƣớc.

Bảy là, các đơn vị hành chính nhà nƣớc có hệ thống đơn vị cơ sở trực

thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nƣớc là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Ví dụ: Các Chi cục Thuế trực thuộc Cục thuế tỉnh, Các Cục Thuế tỉnh trực thuộc Tổng Cục Thuế,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)