Những hạn chế trong kiểm soát nội bộ các khoản chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 92 - 96)

2.3.2.1. Về môi trƣờng kiểm soát

Cục Thuế chƣa thực hiện nghiêm túc triệt để một số nội dung nhƣ: Các yêu cầu về tính chính trực, các giá trị đạo đức liên quan đến việc thực hiện và thanh toán các khoản chi đã đề ra (7%); công chức, ngƣời lao động chƣa hiểu rõ hành vi nào là đƣợc chấp nhận hay không đƣợc chấp nhận trong Cục và Cục chƣa có chính sách khuyến khích công chức, ngƣời lao động tuân thủ đạo đức (9%); công chức, ngƣời lao động chƣa hiểu rõ các biện pháp xử lý khi xảy ra hành vi không đƣợc chấp nhận (16%). Ban lãnh đạo chƣa có đánh giá cao vai trò của KSNB các khoản chi, chƣa có kiên quyết chống các hành vi gian lận và sai trái (7%); Ban lãnh đạo và các phòng, văn phòng cục giúp việc chƣa cùng nhau bàn bạc về các vấn đề tài chính và hoạt động của Cục (4%); Trách nhiệm và quyền hạn giữa các phòng, văn phòng Cục còn bị trùng lắp, chồng chéo (23%); không có sự kiểm tra lẫn nhau giữa các chức năng thực hiện (6%). Cục không có chính sách hỗ trợ, huấn luyện công chức, ngƣời lao động nâng cao trình độ (6%); Cục không có các biện pháp nâng cao thu nhập cho công chức, ngƣời lao động (16%).

84

động của Cục dẫn đến có những nhận thức chƣa đúng đắn. Chính sách khen thƣởng còn mang tính định mức, chế độ khen thƣởng còn thấp. Hiện tại Cục vẫn chƣa xây dựng hệ thống KPI của Cục để làm căn cứ đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của từng công chức, ngƣời lao động; từ đó có chế độ thƣởng phạt chính xác.

Với cơ chế quy định hàng năm mỗi đơn vị s có bao nhiêu cá nhân đƣợc khen thƣởng dẫn đến phải bình bầu thông qua bỏ phiếu kín. Điều này dễ dẫn đến đánh giá dựa vào “chức vụ” nhiều hơn là đánh giá công việc. Những cá nhân hoạt động tích cực, “va chạm” nhiều đôi khi gặp bất lợi hơn những ngƣời khác trong việc đánh giá thi đua khen thƣởng.

Cục vẫn còn một số cán bọ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc quản lý các khoản chi mà khong thể xử lý đuợc, nguyen nhan chủ yếu là do co chế giải quyết cho nghỉ viẹc còn khá phức tạp.

2.3.2.2. Về nhận diện và đánh giá rủi ro

Lãnh đạo Cục trong thời gian qua có chú trọng đến đánh giá rủi ro trong hoạt động chi NSNN b ng việc thực hiện có hiệu quả các thông tƣ, nghị định liên quan đến chi NSNN. Tuy nhiên, một số công chức, ngƣời lao động còn chƣa chú trọng việc triển khai các văn bản chính sách liên quan đến chi NSNN vào thực tế, thậm chí chƣa nắm bắt đƣợc nội dung và cách thức thực hiện triển khai trong thực tế các văn bản này. Điều này dẫn đến việc nhận diện và đánh giá rủi ro chi NSNN chƣa đƣợc thực hiện đúng theo quy định.

Vẫn còn có một số ý kiến cho r ng: hoạt động chi NSNN của Cục trong thời gian qua không hoạt động đúng mục tiêu, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN (4%). Văn bản hiện đang áp dụng cho chế độ chi tiêu NSNN không quy định rõ ràng, khó hiểu, nhiều chỗ chung chung (27%). Các văn bản quy định chế độ, định mức chi hiện đang áp dụng không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay (22%). Ý thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý chi

85

không cao, chƣa sáng tạo và chủ động trong công việc; trình độ của công chức quản lý, phụ trách chi NSNN không đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc (6%). Kế toán của Cục không có tham mƣu cho lãnh đạo những khoản chi có tính chất trọng yếu trƣớc khi thực hiện chi; môi trƣờng kinh tế vĩ mô (lạm phát, suy thoái kinh tế) không có ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động chi tiêu NSNN (13%). Cục sử dụng NSNN thực hiện chi tiêu ngân sách không có đúng chế độ, định mức chi theo quy định; sử dụng nguồn vốn NSNN còn gây ra tình trạng lãng phí và thất thoát nguồn vốn NSNN (29%).

Nhƣ vậy công tác nhận diện và đánh giá rủi ro của Cục chƣa thật sự hữu hiệu; Hiện nay, Cục chƣa xây dựng một quy trình giám sát chặt ch các rủi ro và kế hoạch đối phó với những trƣờng hợp có sự thay đổi đột xuất về chính sách quy định đối với chi NSNN. Cục hoàn toàn chƣa xây dựng hệ thống nhận diện rủi ro, dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro các khoản chi để có biện pháp đối phó với từng loại rủi ro một cách hợp lý.

2.3.2.3. Về hoạt động kiểm soát các khoản chi

Hiện nay, có rất nhiều văn bản hƣớng dẫn quy định chế độ, định mức chi, phụ cấp…cho nhiều khoản chi, gây khó khăn cho công chức, ngƣời lao động trong việc hiểu đúng quy định của từng văn bản. Hay vẫn có một số văn bản còn quy định chƣa rõ ràng gây khó khăn cho việc vận dụng vào thực tế. Cục chƣa tổ chức và tập huấn thêm về tiến hành kiểm tra giữa các phòng, Văn phòng Cục, công chức nh m hạn chế sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ chi NSNN.

Cục không có ban hành quy trình thực hiện kiểm soát các khoản chi tiêu NSNN trong từng khâu (4%), không có thực hiện phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân đảm nhận khâu chi ngân sách; không có tiến hành kiểm tra thƣờng xuyên các đơn vị nh m hạn chế sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi (6%).

86

Công tác kiểm soát vật chất tại Cục vẫn chƣa thực hiện tốt ở một số các khoản chi nhƣ chi về văn phòng phẩm không khoán chi, chi về dịch vụ công cộng. Những khoản chi này hiện tại chƣa có cơ chế kiểm soát, cụ thể: chi phí điện thoại trong tháng phát sinh bao nhiêu thanh toán bấy nhiêu; văn phòng phẩm không khoán chi thì từng phòng chuyên môn có nhu cầu sử dụng bao nhiêu cũng đƣợc, không có sự giám sát việc sử dụng VPP của các phòng chuyên môn. Điều này s tạo điều kiện cho công chức tại cơ quan sử dụng VPP của cơ quan để phục vụ việc cá nhân mà không ai kiểm soát.

2.3.2.4. Về hệ thống thông tin và truyền thông

Cục chƣa thƣờng xuyên mở các buổi tập huấn để hƣớng dẫn cán bộ, công chức; các đơn vị trực thuộc Cục cách thực hiện đúng với quy định của Luật, Nghị định, Thông tƣ mới ban hành hơn nữa. Cục không có kênh thu nạp thông tin bên trong và bên ngoài, cung cấp cho Lãnh đạo các báo cáo cần thiết trong quá trình kiểm soát các khoản chi ngân sách tại Cục (6%). Hệ thống thông tin trong Cục không đƣợc cập nhật kịp thời và chính xác; truy cập thuận tiện và hiệu quả (9%). Lãnh đạo của Cục không quan tâm đến sự phát triển của hệ thống thông tin tại Cục; truyền thông giữa các phòng, văn phòng Cục không thích hợp và chƣa đảm bảo tính đầy đủ nh m tạo điều kiện cho công chức, ngƣời lao động thực hiện tốt nhiệm vụ chi (4%).

Truyền thông giữa các phòng, văn phòng Cục cần đƣợc tăng cƣờng hơn nữa nh m tạo điều kiện cho công chức, ngƣời lao động thực hiện tốt nhiệm vụ chi đƣợc tốt hơn. Thùng thƣ góp ý của Cục hoạt động chƣa thực sự hiệu quả do chƣa có bộ phận chuyên trách: nhận và phản hồi thông tin.

2.3.2.5. Về hoạt động giám sát

Cục chƣa thƣờng xuyên có sự kiểm tra, đối chiếu giữa các bộ phận trong từng khoản chi ngân sách để ngăn ngừa rủi ro. Hoạt động giám sát thƣờng xuyên của Cục đƣợc triển khai nhƣng chủ yếu là kiểm tra về thực hiện chế độ, kiểm tra nghiệp vụ chi và thủ tục hành chính chƣa có bộ phận chuyên

87

biệt để thực hiện các chức năng tƣ vấn của KSNB các khoản chi.

Việc giám sát kiểm soát ở giai đoạn sau vẫn chƣa thực hiện đúng mức và có phần bị coi nhẹ, chẳng hạn không có sự giám sát thƣờng xuyên đối với việc lƣu trữ hồ sơ các khoản chi và không đƣợc phát hiện kịp thời nên dẫn đến khó khăn trong việc kiểm tra đối chiếu nếu có sự sai sót về số liệu chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)