Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 96 - 100)

Hệ thống KSNB các khoản chi của Cục Thuế vẫn chƣa thực sự hữu hiệu và hiệu quả bởi những nguyên nhân sau:

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Thứ nhất: Về cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách liên quan đến công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN thiếu đồng bộ, thƣờng xuyên thay đổi, chƣa hoàn thiện đầy đủ và áp dụng trong thời gian không dài dẫn đến trong quá trình xây dựng dự toán và điều hành dự toán chi NSNN còn bị động, lúng túng.

Hiện nay, tuy đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung theo hƣớng đổi mới, cải cách hiện đại hóa và phân cấp mạnh, sâu hơn trong lĩnh vực quản lý chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ xây dựng nhƣng nhìn chung vẫn còn chƣa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Mặt khác, việc ban hành, sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài chính - ngân sách của Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế chƣa kịp thời, chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ và chƣa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Mặc dù Luật NSNN 2015 có thể nói là đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính - ngân sách nhƣng vẫn còn nhiều bất cập khi áp dụng trong thực tiễn làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động tài chính - ngân sách nói chung và của hoạt động Cục Thuế nói riêng, chẳng hạn, chƣa có cơ chế thực hiện khuôn khổ tài khoá trung hạn, thực hiện việc lập, bố trí dự toán ngân sách theo chƣơng trình, nhiệm vụ, dự án, quản lý

88

ngân sách theo kết quả đầu ra.

Thứ hai: Về nội dung và phương pháp kiểm soát chi

Hiện tại Cục đã thực hiện kiểm soát chi ở các khâu, tuy nhiên các công việc phát sinh trong năm, các khoản chi không tính tiết kiệm thƣờng đƣợc bổ sung trong năm, hầu nhƣ do các phòng chuyên quản tham mƣu Ban Lãnh đạo Cục quyết định, không thực hiện theo quy trình làm giảm hiệu lực của việc kiểm soát.

Trong quy trình giao dự toán cho đơn vị trực thuộc, các khoản chi không tính tiết kiệm các tiêu chí ƣu tiên để đƣợc giao còn chung chung, mang tính cảm tính, việc nào cũng cấp thiết, việc nào cũng quan trọng thì bố trí cho việc nào. Các phòng thực hiện kiểm soát phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm của cán bộ giải quyết công việc, nếu cán bộ thực hiện không phát hiện hoặc bỏ qua sai sót, nhất là ở khâu xét duyệt quyết toán thì hệ thống kiểm soát không phát hiện đƣợc.

- Một bộ phận cán bộ không cập nhật chính sách, nâng cao nghiệp vụ, làm việc theo kinh nghiệm làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng, tiến độ hoàn thành công việc của Cục. Các chính sách khen thƣởng chƣa khuyến khích đƣợc ngƣời có năng lực phát huy khả năng cũng nhƣ thu hút đƣợc ngƣời giỏi vào làm việc. Công tác phê và tự phê bình còn mang tính hình thức, nể nang, ngại va chạm…

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Trình độ hiểu biết về KSNB của lãnh đạo Cục và chuyên viên chuyên trách có liên quan chi NSNN chƣa khoa học nên chủ yếu là kiểm soát tuân thủ. Hiệu quả tham mƣu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một số cán bộ còn hạn chế, chƣa làm hết trách nhiệm đƣợc giao, CBCC chƣa ý thức cao về trách nhiệm làm việc.

Quy trình kiểm soát các khoản chi NSNN còn nhiều bất cập, chƣa bổ sung, điều chỉnh kịp thời, chƣa bao quát hết các nội dung kiểm soát các khoản

89

chi ngân sách theo sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, quy trình còn thiếu tính hệ thống, n m rải rác ở nhiều văn bản hƣớng dẫn khác làm khó khăn cho việc tra cứu, hƣớng dẫn và thực thi công việc.

Chất lƣợng kiểm soát các khoản chi NSNN chƣa thật sự đồng đều do trình độ cán bộ làm công tác kiểm soát chi còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ còn giải quyết công việc theo kinh nghiệm, không kịp thời nắm bắt văn bản chính sách mới, trình độ sử dụng công nghệ tin học chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.

Chƣa thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kiểm soát các khoản chi ngân sách; nếu có thì các đợt tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ thƣờng ngắn ngày, chỉ truyền đạt mang tính cơ bản và chủ yếu là tự nghiên cứu là chính dẫn đến chất lƣợng của các đợt tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ không cao.

Quy chế chi tiêu nội bộ và các tiêu chuẩn định mức của đơn vị đƣợc xây ban hành cho cả một giai đoạn khoán chi trong ngành Tài chính (5 năm), vì vậy thƣờng bị lạc hậu về định mức và giá cả. Mặt khác các chính sách chế độ thì Nhà nƣớc thƣờng bổ sung sửa đổi. Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị thì bổ sung sửa đổi không kịp thời ( mõi năm từ 1 đến 2 lần); Quy chế chƣa bao trùm đƣợc hết các khoản chi, chủ yếu là các khoản chi thƣờng xuyên; các khoản chi đột xuất và đặt thù thƣờng không đƣợc bổ sung kịp thời. Vì vậy việc áp dụng quy chế chi tiêu nội bộ trong thực tế đơn vị còn gặp nhiều khó khăn trong KSNB các khoản chi; Quy chế chi tiêu nội bộ chƣa phát huy hết tác dụng trong quản lý, sử dụng kinh phí của đơn vị.

Công tác KSNB các khoản chi trong thời gian qua tại Cục thuế tỉnh Bình Định vẫn còn bất cập hạn chế, các giải pháp chƣa thật sự hữu hiệu. H ng năm các đoàn kiểm toán nhà nƣớc, kiểm tra chuyên ngành của, Bộ Tài chính đều có kiểm tra công tác quản lý và sử dụng kinh phí; Tổng Cục Thuế thẩm

90

tra quyết toán kinh phí h ng năm; Những kiến nghị của các đoàn kiểm tra, Cục thuế đã có giải pháp khắc phục, chƣa có khoản chi nào bị truy thu hay xuất toán.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Cục Thuế tỉnh Bình Định là cơ quan hành chính nhà nƣớc, đƣợc nhà nƣớc cấp kinh phí để hoạt động; có chức năng, nhiệm vụ là tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN trên địa bàn của tỉnh theo quy định của pháp luật. Trong nội dung của Chƣơng 2, tác giả đã tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản sau:

-Thứ nhất, tác giả đã trình bày khái quát về Cục Thuế tỉnh Bình Định,

về tổ chức bộ máy; chức năng nhiệm vụ của các phòng, văn phòng; Năng lực của công chức.

-Thứ hai, giới thiệu thực trạng các khoản chi và thực trạng KSNB các

khoản chi tại Cục Thuế tỉnh Bình Định;

-Thứ 3, tiến hành khảo sát từ đó đánh giá tính hữu hiệu của KSNB các

khoản chi tại Cục Thuế tỉnh Bình Định;

-Thứ 4, đƣa ra nhận xét về KSNB các khoản chi tại Cục Thuế tỉnh Bình

Định, những kết quả đạt đƣợc những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ việc đánh giá thực trạng, những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, xác định các nguyên nhân dẫn đến tồn tại hạn chế là cơ sở để tác giả đƣa ra các giải pháp và các kiến nghị phù hợp, hữu ích nh m hoàn thiện KSNB các khoản chi ngân sách của Cục Thuế tỉnh Bình Định ở Chƣơng 3.

91

CHƢƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi tại cục thuế tỉnh bình định (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)