Chức năng của bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú yên (Trang 29 - 30)

7. Kết cấu đề tài

1.2.2. Chức năng của bảo hiểm xã hội

BHXH đƣợc xem nhƣ là một loạt các hoạt động mang tính xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội nói chung do vậy BHXH có chức năng:

- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ tham gia BHXH khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Đây là chức

năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.

- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những ngƣời tham gia BHXH. BHXH cũng dựa trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít, do vậy mọi ngƣời lao động khi tham gia BHXH đều bình đẳng trong việc đóng góp vào quỹ cũng nhƣ đƣợc bình đẳng trong quyền lợi nhận đƣợc từ các chế độ BHXH.

- BHXH là đòn bẩy, khuyến khích NLĐ hăng hái tham gia lao động sản xuất và từ đó nâng cao năng suất lao động.

- BHXH thực hiện chức năng điều hoà lợi ích giữa ba bên: NLĐ, NSDLĐ, Nhà nƣớc đồng thời làm giảm bớt mâu thuẫn xã hội, góp phần ổn định chính trị, kinh tế, xã hội.

- BHXH còn thực hiện chức năng giám đốc bởi BHXH tiến hành kiểm tra, giám sát việc tham gia thực hiện chính sách BHXH của NLĐ, ngƣời sử dụng lao động theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, góp phần ổn định xã hội.

Với những chức năng trên, BHXH đã trở thành một trong những quyền con ngƣời, đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn Nhân quyền ngày (10/12/1948): “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển con người”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú yên (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)