7. Kết cấu đề tài
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán
3.3.1. Đối với nhà nước và các cơ quan quản lý
Để thực hiện tốt các giải pháp trên, trƣớc hết cần có sự quan tâm của lãnh đạo, sự chỉ đạo thƣờng xuyên từ phía các cơ quan quản lý cấp trên cần có những văn bản quy định phù hợp với việc thực thi thực tế để có những chính sách cụ thể tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị thực hiện tuân thủ theo qúy định của pháp luật.
Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nƣớc.
các quy định mới của Nhà nƣớc về công tác kế toán tại đơn vị, trong thời gian tới, cần chú trọng một số nhiệm vụ sau:
Một là, nắm rõ đầy đủ các quy định đối với hoạt động kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Xây dựng, ban hành và hƣớng dẫn áp dụng quy chế nội bộ về kế toán thống nhất trong toàn ngành. Xây dựng, ban hành quy trình cụ thể thống nhất công tác kiểm tra nội bộ tại cấp tỉnh.
Hai là, tổ chức kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ hạch toán kế toán trong đơn vị cần có một bộ máy kế toán hợp lý. Đƣợc xây dựng trên cơ sở định hình đƣợc khối lƣợng công tác kế toán và tổ chức hệ thống thông tin kế toán đạt chất lƣợng. Sắp xếp, bố trí, phân công công việc cho những ngƣời làm công tác kế toán trong từng đơn vị sao cho bộ máy kế toán phải phù hợp với quy mô hoạt động và yêu cầu quản lý của từng đơn vị, có sự phối hợp, phân công trách nhiệm hợp lý trong việc thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của bộ máy kế toán. Ngƣời làm công tác kế toán phải có trình độ cao sẽ tăng đƣợc năng suất lao động kế toán và xử lý công việc chuyên môn chính xác và thuận lợi, do đó giảm đƣợc số lƣợng của đội ngũ này trong việc xử lý công tác kế toán của từng phần hành cũng nhƣ toàn bộ công tác kế toán.
Ba là, làm tốt công tác kiểm tra trong công tác kế toán tại các đơn vị cấp dưới. Theo đó, thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nƣớc. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tƣ tài sản ở đơn vị. Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, thƣờng xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Luật Kế toán, Thông tƣ số 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính và các văn bản hƣớng dẫn hiện hành
nhằm đảm bảo quy định pháp luật đƣợc thực thi một cách đúng đắn.
Bốn là, làm tốt công tác tập huấn. Theo đó, đơn vị cần tổ chức các buổi tập huấn về các nội dung mới, các vấn đề trọng tâm trong công tác kế toán qua đó giải đáp những vƣớng mắc của các đơn vị.
Năm là, ưu tiên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán nhƣ xây dựng phần mềm kế toán đảm bảo đầy đủ các tính năng nhằm nâng cao năng suất lao động kế toán và cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời phục vụ yêu cầu quản trị. Đồng thời xây dựng quy trình tổ chức hệ thống thông tin chuẩn áp dụng phù hợp.
Với mục tiêu xây dựng hệ thống kế toán BHXH thống nhất, trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo yêu cầu quản lý, nhằm ghi nhận, tổng hợp và trình bày hệ thống thông tin tài chính Nhà nƣớc dƣới hình thức báo cáo tài chính của nhà nƣớc bao gồm đầy đủ các đối tƣợng kế toán Nhà nƣớc, trong đó có ngành BHXH,... phù hợp với các thông lệ quốc tế.
3.3.2. Đối với tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên
Để đạt đƣợc mục tiêu, theo nhƣ kết quả phỏng vấn (Phụ lục 2.8), BHXH tỉnh cần đề ra một số giải pháp trọng tâm gồm:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển đối tƣợng tham gia BHXH, đẩy nhanh tiến độ BHYT toàn dân (100% kết quả phỏng vấn đồng ý). Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, thu nợ BHXH, BHYT, BHTN, đảm bảo thu đúng, thu đủ và chống thất thu, nợ đọng tiền đóng BHXH, BHYT bắt buộc. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên ngành giữa BHXH tỉnh và Công an tỉnh, các sở, ngành liên quan trong công tác xử lý và thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN,…
Kế toán trƣởng lập Bảng phân công công việc cho từng kế toán viên trong phòng kế toán vào đầu mỗi năm và cập nhật bảng phân công công việc này khi có sự thay đổi công việc hay thay đổi thành viên trong phòng kế toán
(90% kết quả phỏng vấn đồng ý)… Bảng phân công công việc có thể sử dụng làm căn cứ để lập Biên bản bàn giao công việc khi có sự thay đổi nhân sự.
Bảng phân công công việc có thể thay đổi theo mẫu nhƣ sau:
Bảng 3.4: Mẫu phân công nhiệm vụ kế toán viên trong bộ phận kế toán
(Nguồn : Tác giả tổng hợp)
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách hành chính trong việc kê khai thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; đơn giản hóa hồ sơ, quy trình giải quyết tri trả chế độ đối với các loại bảo hiểm trên theo đúng chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, của BHXH Việt Nam và UBND tỉnh Phú Yên.
Tổ chức thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN, đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi cho ngƣời tham gia, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Tăng cƣờng công tác quản lý chi trả và quản lý ngƣời hƣởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ KẾ TOÁN VIÊN
Năm thực hiện:…. 1. Họ và tên: Nguyễn Văn A - Vị trí: Kế toán chi
STT Nội dung công việc Ghi chú 1 Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc
thu – chi theo đúng quy định trƣớc khi hạch toán.
2 Lập phiếu chi tiền mặt 3 ….
2. Họ và tên: Nguyễn Văn B – Vị trí: Kế toán ngân hàng
STT Nội dung công việc Ghi chú
1 Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc thu – chi theo đúng quy định trƣớc khi hạch toán.
2 Lập ủy nhiệm chi 3 ….
sách và triển khai hiệu quả các quy định thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN đến các cấp, các ngành, ngƣời lao động và nhân dân, đặc biệt chú trọng đến ngƣời chủ sử dụng lao động và lao động trong khu kinh tế tƣ nhân.
Kiện toàn bộ máy và nhân sự ngành BHXH tỉnh; xây dựng tổ chức bộ máy của ngành phù hợp với tinh thần kiến tạo phát triển, trong sạch, vững mạnh, liêm chính, quyết liệt hành động, lấy ngƣời dân và doanh nghiệp làm đối tƣợng phục vụ. Kịp thời cập nhật các văn bản liên quan đến cơ chế quản lý tài chính áp dụng cho đơn vị, đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra thƣờng xuyên, đột xuất, tăng cƣờng công tác thẩm tra quyết toán kinh phí hoạt động, công tác công khai tài chính tại đơn vị.
Đơn vị cần quan tâm hơn nữa tới chế độ chính sách của cán bộ, viên chức nói chung, viên chức làm công tác kế toán, tại đơn vị nói riêng (100% tỷ lệ ngƣời phỏng vấn đồng ý). Cần đầu tƣ cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng máy móc đảm bảo phục vụ công tác kế toán đƣợc kịp thời.
BHXH tỉnh Phú Yên thực hiện việc kết hợp với chính quyền địa phƣơng để chủ động triển khai các giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả Luật BHXH, Luật BHYT để đảm bảo kịp thời quyền lợi về BHXH, BHYT cho ngƣời tham gia.
Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền theo hƣớng chuyên nghiệp hóa cả về nội dung và phƣơng thức tiếp cận ngƣời tham gia, nghiên cứu các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tƣợng, phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, đài báo,… nhằm giúp ngƣời dân, doanh nghiệp hiểu đƣợc quyền và nghĩa vụ về BHXH, BHYT và tự giác tham gia.
hoạch, chƣơng trình kiểm tra công tác kế toán để việc kiểm tra công tác kế toán của BHXH tỉnh Phú Yên có chiều sâu hơn, và hiệu quả hơn, để có thể theo dõi sát sao hơn tình hình tổ chức công tác kế toán của đơn vị. Vì hiện tại, các cuộc kiểm tra định kỳ thƣờng diễn ra trong thời gian ngắn mà nội dung kiểm tra nhiều nên chƣa đủ để rút ra nhận xét chính xác về công tác kế toán tại đơn vị.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác tài chính kế toán tại BHXH tỉnh Phú Yên đã nêu lên đƣợc một số quan điểm, phƣơng hƣớng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán và chế độ kế toán Bảo hiểm xã hội.
Những giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài chính tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên trong chƣơng 3 của tác giả đã đáp ứng các mục tiêu đề ra nhƣ: Hoàn thiện công tác tổ chức chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính; ứng dụng CNTT trong công tác kế toán tài chính và những vấn đề liên quan đến công tác phân quyền phần mềm kế toán, công tác quản lý ứng dụng phần mềm kế toán của lãnh đạo đơn vị và công tác liên quan đến an toàn, bảo mật hệ thống thông tin kế toán cũng nhƣ công tác kiểm tra kế toán tài chính.., những giải pháp này thực sự thiết thực và phù hợp với tình hình hoạt động tài chính của đơn vị, nhằm giúp cho công kế toán tài chính tại BHXH tỉnh Phú Yên ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên nói riêng và hệ thống Bảo hiểm xã hội nói chung là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý tài chính tại đơn vị, mà nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên luôn chú trọng đến công tác quản lý tài chính của đơn vị theo đúng quy định của Luật Kế toán, các Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính và Chế độ kế toán Bảo hiểm xã hội. Đồng thời có thêm nhiều giải pháp, sáng kiến đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tài chính của đơn vị để đạt hiệu quả. Những nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên thực sự thiết thực và phù hợp với tình hình hoạt động tài chính của đơn vị, nhằm đảm bảo cho công tác tổ chức kế toán tài chính tại đơn vị ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn.
Qua nội dung nghiên cứu, tác giả mong muốn những giải pháp đề xuất hoàn thiện này sẽ đƣợc lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên xem xét, đƣa vào áp dụng để công tác kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên ngày càng hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu do phạm vi, khả năng về trình độ và thời gian có hạn nên chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn từ các nhà nghiên cứu để đề tài đƣợc áp dụng thực tế hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Quyết định 816/QĐ-BHXH ngày 23/5/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
[2] Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2019), Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29/7/2019 quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội.
[3] Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010
Hƣớng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 30/3/2006.
[4] Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 178/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012
Hƣớng dẫn kế toán áp dụng cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
[5] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/02/2016
Hƣớng dẫn thực hiện cơ chế tài chính về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp.
[6] Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017
Hƣớng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
[7] Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018
Hƣớng dẫn kế toán áp dụng cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
[8] Chính phủ (2004), Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kế toán Nhà nƣớc.
[9] Chính phủ (2015), Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 về việc ban hành cơ chế quản lý tài chính về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm
y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp.
[10] Chính phủ (2016), Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
[11] Dƣơng Thị Hoàng Hiếu (2019), Hoàn thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị SNCL trực thuộc Sở Công thương Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Quy Nhơn.
[12] Quách Thị Hoàng Hiếu (2019), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại BHXH huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Quy Nhơn.
[13] Trần Thị Hồng (2016), Thực trạng công tác kế toán tài chính tại Bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ, trƣờng Đại học Huế.
[14] Phạm Duy Linh (2008), Giáo trình Tài chính hành chính sự nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
[15] Nghiêm Văn Lợi (2008), Giáo trình quản trị tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
[16] Huỳnh Hữu Kim Ngân (2018), Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Quy Nhơn.
[17] Quốc hội (2008), Luật BHYT số 25/2008/QH12 ban hành ngày 14/11/2008. [18] Quốc hội (2003), Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ban hành ngày
17/6/2003.
[19] Quốc hội (2010), Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ban hành ngày 15/11/2010.
[21] Quốc hội (2014), Luật BHXH số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014.
[22] Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015.
[23] Dƣơng Văn Thắng (2014), Đổi mới và phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
[24] Tổ chức lao động thế giới ILO (1952), Công ƣớc số 102 ngày 28/6/1952 [25] Nguyễn Thị Hải Yến (2017), Thực trạng công tác kế toán tài chính tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Quy Nhơn.
[26] Bunea-Bontas, Cristina Aurora and Petre, Mihaela Cosmina (2009),
Arguments for Introducing Accrual Based Accounting in the Public Sector. Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=1491663 or
http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1491663.
[27] Ehsan Rayegan, Mehdi Parveizi, Kamran Nazari and Mostafa Emami (2012), Government accounting: An Assessment of Theory, Purposes and Standards, The Interdisciplinary Journal Of Contemporary Research In Business, 3(9), pp. 521-531.
[28] Jacqueline Reck, Suzanne Lowensohn and Daniel Neely (2019),
Accounting for Governmental and Nonpofit Entities, 18th Edition. ISBN 10: 1259917053, ISBN 13: 9781259917059.
PHỤ LỤC
Phụ lục Nội dung
Phụ lục 2.1
Hệ thống chứng từ kế toán Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14 tháng