Vai trò của bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú yên (Trang 30 - 32)

7. Kết cấu đề tài

1.2.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội

1.2.3.1. Bảo hiểm xã hội góp phần thực hiện công bằng xã hội

Về bản chất kinh tế có thể khẳng định ngay BHXH không nhằm mục đích kinh doanh, lợi nhuận, nhƣng lại là công cụ thực hiện phân phối lại thu nhập. BHXH dựa trên nguyên tắc NLĐ bình đẳng trong nghĩa vụ đóng góp và

quyền lợi đƣợc hƣởng trong BHXH thông qua hoạt động của mình. BHXH tham gia vào việc phân phối và phân phối lại thu nhập xã hội giữa những NLĐ thế hệ trƣớc với thế hệ sau, giữa những ngành nghề sản xuất, giữa những ngƣời thu nhập cao và ngƣời có thu nhập thấp, giữa những ngƣời may mắn và không may mắn. Vì vậy, BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội. Chính sách BHXH công bằng, hợp lý, tiến bộ sẽ tạo ra động lực để thực hiện tốt chính sách kinh tế, giải quyết tốt những vấn đề xã hội.

Dù trong điều kiện nào, với hình thức nào, BHXH cũng lấy mục tiêu an sinh xã hội làm căn bản. Hệ thống BHXH đƣợc mở rộng góp phần giảm bớt những đối tƣợng cần trợ giúp xã hội. Và nhƣ vậy gánh nặng của Ngân sách, của các quỹ công cộng và của cộng đồng sẽ nhẹ bớt. Điều này cũng có nghĩa là hệ thống an sinh xã hội quốc gia càng đảm bảo và phát triển.

1.2.3.2. Bảo hiểm xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế

Nhƣ đã biết, trong kinh tế thị trƣờng, BHXH đƣợc thực hiện theo cơ chế ba bên: NLĐ, NSDLĐ và Nhà nƣớc. Những đóng góp của các bên tham gia BHXH nêu trên là những nguồn cơ bản hình thành quỹ BHXH. Ngoài nguồn tài chính rất lớn từ sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ đƣợc tồn tích lại, quỹ BHXH còn có những nguồn thu khác, nhƣ thu từ các hoạt động đầu tƣ, thu từ các khoản nộp phạt do chậm nộp BHXH của các cơ quan, doanh nghiệp, thu từ các hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (nếu có) và các khoản thu khác.

Chức năng của quỹ BHXH là để chi trả các trợ cấp BHXH và chi phí cho các hoạt động của hệ thống BHXH. Quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời cũng là một quỹ dự phòng. Nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là phƣơng tiện quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.

Tuy nhiên, quỹ BHXH lại độc lập với Ngân sách Nhà nƣớc. Do đó, việc quản lý quỹ BHXH, thực hiện đầu tƣ, bảo tồn và tăng trƣởng quỹ rất cần thiết,

với đặc thù thời điểm thu và chi không trùng nhau, quỹ BHXH luôn tập trung nguồn tài chính “nhàn rỗi” tƣơng đối lớn đầu tƣ lại cho nền kinh tế nhƣ cho Chính phủ vay hoặc trực tiếp đƣợc đầu tƣ vào các dự án phát triển hoặc những công trình phúc lợi (xây nhà ở cho NLĐ, xây đƣờng xá, cơ sở hạ tầng...) tạo ra nhiều công ăn việc làm cho NLĐ, góp phần thực hiện những mục tiêu tăng trƣởng, bảo toàn, phát triển quỹ BHXH và phát triển kinh tế đất nƣớc.

Dƣới góc độ kinh tế, các hoạt động BHXH đã góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, góp phần làm tăng thu nhập quốc dân và ngựơc lại kinh tế tăng trƣởng đã có tác động tích cực, ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động BHXH. Đảng và Nhà nƣớc đã khẳng định phát triển kinh tế xã hội dựa trên nội lực là chính thì nguồn đầu tƣ từ quỹ BHXH là một kênh quan trọng. Có thể nói BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia nhằm bình ổn đời sống kinh tế - xã hội và góp phần làm vững chắc thể chế chính trị. Đồng thời, chính sách BHXH là vấn đề xã hội, vấn đề con ngƣời, NLĐ là chủ thể quyết định với nền kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú yên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)