Khái niệm và nguyên tắc quản lý thu BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 25)

6. Cấu trúc luận văn

1.3. Quản lý thu BHXH

1.3.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý thu BHXH

1.3.1.1. Khái niệm quản lý thu BHXH

Quản lý thu BHXH đƣợc hiểu là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý của chủ thể quản lý vào đối tƣợng và khách thể quản lý để điều chỉnh các hoạt động thu BHXH. Sự tác động đó đƣợc thực hiện bằng hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt đƣợc mục tiêu thu đúng đối tƣợng, thu đủ số lƣợng và đảm bảo thời gian theo quy định.

Quản lý thu BHXH có nhiệm vụ cơ bản là xác nhận chính xác số lao động phải nộp BHXH, số tiền phải thu, số tiền đã nộp, số tiền lãi, số tiền nợ, số tiền nộp thừa của ngƣời SDLĐ; nhân thân, thời gian nộp, mức tiền lƣơng, tiền công nộp BHXH của NLĐ, đồng thời xác nhận việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH của cơ quan BHXH đối với đơn vị SDLĐ và ngƣời tham gia BHXH từng thời điểm và theo yêu cầu quản lý; tình hình chấp hành các nguyên tắc, quy định của Nhà nƣớc về thu BHXH và một số nội dung khác.

1.3.1.2. Nguyên tắc quản lý thu BHXH

* Nguyên tắc 1: Đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời

- Thu đúng, là đúng đối tƣợng, đúng mức, đúng tiền lƣơng, tiền công và đúng thời gian quy định. Theo quy định, NLĐ khi có HĐLĐ hoặc giao kết lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên, đƣợc trả công bằng tiền đều là đối tƣợng đóng BHXH bắt buộc. Việc xác định đúng đối tƣợng, đúng tiền lƣơng, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ là cơ sở quan trọng để đảm bảo thu đúng; việc thu đúng cịn phụ thuộc vào tính chất hoạt động của đơn vị SDLĐ để xác định đúng đối tƣợng, mức thu, phƣơng thức thu.

17

- Thu đủ, là thu đủ số ngƣời thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và số tiền phải đóng BHXH của NLĐ, ngƣời SDLĐ.

- Thu kịp thời, là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động, tiền cơng, tiền lƣơng mà những quan hệ đó thuộc đối tƣợng, phạm vi tham gia BHXH. Chế độ BHXH thƣờng xuyên thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức thực hiện thu BHXH của ngƣời SDLĐ và NLĐ đảm bảo kịp thời, không để tồn đọng tiền thu, khơng bỏ sót lao động tham gia BHXH.

* Nguyên tắc 2: Đảm bảo tập trung, thống nhất, công bằng, công khai

Cơ chế thu BHXH đƣợc quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tập trung quản lý, điều tiết ở Trung ƣơng là BHXH Việt Nam. Việc tham gia BHXH của NLĐ, ngƣời SDLĐ đảm bảo công khai, thực hiện công bằng ở các thành phần kinh tế. Các đơn vị tham gia BHXH đều phải công khai, minh bạch số lao động phải đóng BHXH và số tiền đóng theo đúng quy định, có sự kiểm tra, kiểm sốt của Nhà nƣớc và giám sát của các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội. Tính cơng bằng đƣợc thể hiện trong việc thu nộp BHXH, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tức là đều có tỷ lệ phần trăm thu BHXH nhƣ nhau.

* Nguyên tắc 3: Đảm bảo an toàn, hiệu quả

Nguồn thu BHXH nhằm để chi trả cho NLĐ khi xảy ra rủi ro trong lao động. Do đó, cần thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nƣớc và sử dụng nguồn thu đúng mục đích. Nguồn thu BHXH do đƣợc tồn tích cộng dồn, nên thƣờng có khối lƣợng tiền nhàn rỗi tƣơng đối lớn chƣa sử dụng cần đƣợc đầu tƣ tăng trƣởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn tiền thu BHXH về mặt giá trị do các yếu tố trƣợt giá. Vì vậy, thơng qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng, thất thoát; đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tƣ để đảm bảo thu hồi

18

đƣợc vốn và có lãi, tức là hiệu quả sử dụng nguồn thu. Đồng thời, luôn đảm bảo nguồn chi BHXH cho ngƣời lao động khi phát sinh.

1.3.2. Tuân thủ và cưỡng chế trong quản lý thu BHXH

Chính sách BHXH là chính sách quan trọng để đảm bảo an sinh xã hội, an toàn xã hội và đƣợc sự bảo hộ của Nhà nƣớc. Do đó, nó có tính tn thủ và cƣỡng chế trong việc quản lý thu BHXH. Tuân thủ đóng góp là một trong những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất trong quản lý thu BHXH. Tuân thủ pháp luật về đóng góp BHXH là (các bên có liên quan) làm đúng theo các quy định về đóng góp BHXH. Trong hoạt động quản lý của các tổ chức BHXH, mục đích và yêu cầu luôn đƣợc đặt ra là phải đảm bảo đƣợc sự tuân thủ pháp luật về đóng góp BHXH phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

1.3.2.1. Cơ sở pháp lý của việc tuân thủ đóng góp BHXH

Theo quan điểm cơ bản về BHXH, những ngƣời tham gia BHXH có nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp một khoản tiền để tạo lập quỹ BHXH. Đối với các hệ thống BHXH bắt buộc, nghĩa vụ và trách nhiệm này đƣợc cụ thể hoá trong các quy định của Luật và dƣới luật về phạm vi, đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc, về mức đóng, về thời hạn đóng,… Các quy định này chính là căn cứ pháp lý để có thể xác định đƣợc ai tuân thủ và ai chƣa tuân thủ, mức độ tuân thủ pháp luật về đóng góp BHXH nhƣ thế nào. Hệ thống cơ sở pháp lý đầy đủ đối với việc tuân thủ đóng góp BHXH của các nƣớc cịn bao gồm cả các quy định về xử phạt vi phạm trong các trƣờng hợp mà quy định đóng góp khơng đƣợc tn theo.

a. Quy định về BHXH bắt buộc:

+ Diện đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc:

Cơ sở pháp lý đầu tiên của việc tuân thủ đóng góp là quy định chỉ rõ các tổ chức và cá nhân phải thực hiện đăng ký tham gia và đóng góp vào quỹ BHXH. Pháp luật BHXH sẽ quy định những NLĐ và ngƣời SDLĐ thuộc diện

19

bắt buộc tham gia BHXH. Đối tƣợng này rộng hay hẹp dựa vào ƣu tiên và điều kiện kinh tế - xã hội của từng nƣớc ở mỗi thời kỳ.

+ Thủ tục đăng ký tham gia BHXH bắt buộc:

NLĐ và ngƣời SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc phải tuân theo các thủ tục đăng ký đã quy định. Các thủ tục này đƣợc thiết kế phù hợp theo tổ chức của từng hệ thống BHXH và trình độ quản lý của tổ chức BHXH. Tuy nhiên, về cơ bản thì các đối tƣợng tham gia bao giờ cũng phải thực hiện đăng ký ban đầu khi mới tham gia hệ thống. Trong quá trình này, các đối tƣợng tham gia phải khai báo một cách trung thực các thông tin cần thiết có liên quan để xác lập mối quan hệ với hệ thống BHXH. Qua đăng ký tham gia ban đầu của các đối tƣợng tham gia, tổ chức BHXH xác định cụ thể trách nhiệm đóng góp theo luật định và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép tổ chức BHXH thực hiện quản lý và kiểm tra sự tuân thủ của các đối tƣợng này trong suốt q trình tham gia.

+ Mức đóng BHXH bắt buộc:

Pháp luật BHXH còn quy định cụ thể mức đóng của các đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc. NLĐ phải đóng theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với mức lƣơng đóng BHXH, cịn ngƣời SDLĐ phải đóng theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng quỹ lƣơng đóng BHXH. Về nguyên tắc, tỷ lệ đóng góp này đƣợc xác định theo cơ chế cân đối tài chính mà hệ thống BHXH đã lựa chọn. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng BHXH cũng đƣợc xem xét phù hợp với khả năng đóng góp của các đối tƣợng tham gia trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. Lƣơng đƣợc BHXH làm cơ sở tính mức đóng BHXH của NLĐ thƣờng đƣợc quy định cho từng nhóm NLĐ, phù hợp với đặc điểm của NLĐ, nhóm NLĐ là cơng chức, viên chức hƣởng lƣơng nhà nƣớc hay nhóm NLĐ làm việc cho các tổ chức nƣớc ngoài, các tổ chức quốc tế,… Nhƣ vậy, tuy tỷ lệ đóng góp đƣợc quy định nhƣ nhau đối với NLĐ nhƣng mức đóng cụ thể sẽ

20

khác nhau dựa vào quy định về mức lƣơng làm cơ sở tính đóng BHXH của từng nhóm lao động. Trong quản lý BHXH, việc tuân thủ đóng góp BHXH có thể đƣợc xác định trên cơ sở kiểm tra đối chiếu thực tế căn cứ vào quy định về mức lƣơng làm cơ sở tính đóng BHXH này.

b. Quy định về thời hạn nộp:

Theo pháp luật BHXH của các nƣớc, ngƣời SDLĐ phải chuyển tiền đóng BHXH và báo cáo thu nộp BHXH lên cho tổ chức BHXH vào một ngày nhất định. Tuy nhiên, để đảm bảo tính linh hoạt hợp lý, phần lớn các nƣớc đều giới hạn thời gian thanh tốn tính từ ngày quy định phải nộp tiền đóng BHXH. Đây là thời gian gia hạn hay ân hạn. Nếu quá thời hạn này, ngƣời tham gia BHXH bắt buộc vẫn chƣa chuyển tiền BHXH và báo cáo thu nộp thì tự động đƣợc coi là vi phạm pháp luật BHXH và bị xử phạt. Quy định về thời hạn nộp tiền đóng góp BHXH nhằm đảm bảo cho tiền đóng góp đƣợc chuyển về quỹ BHXH đầy đủ và đúng hạn, tránh các trƣờng hợp tổn thất, mất mát quỹ diễn ra trong quá trình thu BHXH. Dựa vào các quy định này, một mặt tổ chức BHXH có thể xác định đƣợc mức độ tuân thủ về thời hạn đóng góp của các đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Ngoài ra, quy định về thời hạn nộp còn là cơ sở để xác định liệu các đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo luật định đã tuân thủ quy định phải đóng góp hay chƣa.

1.3.2.2. Các hình thức vi phạm tn thủ đóng góp và quy định xử phạt

Vi phạm tuân thủ đóng góp BHXH chủ yếu từ phía đối tƣợng tham gia BHXH bằng nhiều hình thức, với mức độ tinh vi khác nhau, cụ thể:

- Các đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhƣng không đăng ký tham gia BHXH;

- Trốn đóng một phần: Các đối tƣợng tham gia BHXH vẫn đăng ký đóng BHXH theo quy định nhƣng tìm mọi cách để chỉ đóng một phần so với tồn bộ số tiền phải đóng BHXH theo nghĩa vụ;

21

- Chậm đóng bằng cách trì hỗn việc kết chuyển tiền đóng BHXH cho cơ quan quản lý thu BHXH cũng đƣợc coi là một hình thức trốn đóng.

Số liệu ƣớc tính về tình hình tn thủ đóng góp ở một số nƣớc đang phát triển cho thấy có đến 50-60% số tiền đóng BHXH bắt buộc khơng đƣợc thanh toán cho cơ quan BHXH. Để đảm bảo tính tuân thủ cao nhất của các đối tƣợng phải tham gia BHXH, pháp luật BHXH có các quy định về xử phạt vi phạm đóng góp BHXH. Quy định này chỉ rõ các hình thức vi phạm và các mức xử phạt theo mức độ vi phạm của từng hình thức. Mức xử phạt thấp nhất là nhắc nhở, cảnh cáo. Một số nƣớc còn đƣa ra mức xử phạt cao nhất là truy tố trƣớc pháp luật. Các mức phạt tiền đƣợc quy định theo các mức tiền đóng BHXH khơng đƣợc tn thủ. Nhìn chung, mức tiền phạt vi phạm đóng góp phải đƣợc xác định theo nguyên tắc cao hơn mức tiền lãi thu đƣợc từ số tiền đóng BHXH khơng tn thủ theo quy định đóng góp.

1.3.3. Mơ hình và phân cấp quản lý thu BHXH

1.3.3.1. Các mơ hình quản lý thu

Cách tổ chức hệ thống BHXH ở mỗi nƣớc có những điểm khác nhau, nên việc quản lý thu đóng góp BHXH cũng có các mơ hình khác nhau. Nhìn chung có 3 mơ hình quản lý thu nhƣ sau:

* Mơ hình tập trung:

Theo mơ hình này, các khoản đóng góp bắt buộc của Nhà nƣớc gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng góp BHXH ... đƣợc giao cho một cơ quan đảm nhận (thƣờng là cơ quan thuế vì có các lợi thế về các chức năng thông tin, xác minh, giám sát và cƣỡng chế). Sau đó, cơ quan thu này sẽ phân phối các khoản thu cho các cơ quan khác nhau hay các quỹ khác nhau. Ƣu điểm của mơ hình này là tính hiệu quả về chi phí và việc quản lý thu đảm bảo tính hiệu lực cao. Các nƣớc theo mơ hình quản lý thu tập trung có Thụy Điển, Hung-ga-ry, Ai-rơ-len, Ý, Na-uy, Ca-na-da, Ác-hen-ti-na, Úc,

22 Hàn Quốc, Niu Zi-lân...

* Mơ hình bán tập trung:

Theo mơ hình này, các khoản đóng góp bắt buộc của Nhà nƣớc vẫn đƣợc thu tập trung lại cho một cơ quan nhƣng phân tách ra theo ngành dọc. Có nghĩa là, các khoản thu thuế thì do cơ quan thuế đảm nhận thu trên phạm vi cả nƣớc. Cịn các khoản đóng góp BHXH thì do cơ quan quản lý BHXH (tổ chức sự nghiệp BHXH) chịu trách nhiệm thu tập trung lại trên phạm vi cả nƣớc. Có thể thấy các hệ thống thu bán tập trung này ở các nƣớc nhƣ: Áo, Bỉ, Cộng hồ Séc, Ba Lan, Thái Lan, Mê-hi-cơ và một loạt nƣớc châu Phi.

* Mơ hình phân cấp:

Trong mơ hình phân cấp, việc thu các khoản đóng góp BHXH này thuộc trách nhiệm của từng cơ quan hay của từng quỹ, loại bỏ bộ phận “thanh toán bù trừ” trung gian thƣờng thấy ở mơ hình tập trung. Các nƣớc áp dụng mơ hình này là Đức, Pháp, Nhật Bản, Ru-ma-ni, Chi-lê; Pê-ru; Nam Phi... Nhìn chung các nƣớc này thƣờng tổ chức triển khai chính sách BHXH theo nhiều hệ thống BHXH thành phần. Chẳng hạn ở Đức có đến 1.200 quỹ ốm đau theo pháp định. Đức cũng tổ chức hoạt động bảo hiểm hƣu tuổi già cho NLĐ (cả tự nguyện và bắt buộc) theo nhiều hệ thống khác nhau cho các nhóm NLĐ trong phạm vi cả nƣớc.

Tại Việt Nam, quản lý thu BHXH đi theo mơ hình bán tập trung. Tổ chức quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH là BHXH Việt Nam. Đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ, chịu sự quản lý Nhà nƣớc của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, đƣợc tổ chức quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ƣơng tới địa phƣơng. Ở Trung ƣơng là BHXH Việt Nam; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là BHXH tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là BHXH tỉnh ); Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện).

23

1.3.3.2. Phân cấp quản lý thu

Trong tổ chức hệ thống BHXH theo các cấp quản lý, mỗi cấp cơ quan BHXH đều có một bộ phận chịu trách nhiệm về thu nộp BHXH.

- Cơ quan BHXH cấp Trung ƣơng (cơ quan đầu não) chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề liên quan đến thu đóng góp BHXH, bao gồm:

+ Hƣớng dẫn, chỉ đạo, tổ chức và quản lý thu BHXH trong toàn hệ thống;

+ Xây dựng biểu mẫu thống kê thống nhất cho hoạt động thu và báo cáo thu trong toàn hệ thống;

+ Lập kế hoạch thu toàn hệ thống và giao kế hoạch thu cho các cơ quan BHXH cấp dƣới;

+ Thẩm định số thu BHXH trên phạm vi toàn quốc; + Kiểm tra giám sát hoạt động thu của toàn bộ hệ thống.

- Cơ quan BHXH cấp thừa hành gồm cơ quan BHXH cấp tỉnh và BHXH cấp huyện. Hoạt động quản lý thu BHXH của các cơ quan BHXH cấp thừa hành mang tính chất tác nghiệp hàng ngày. Trong hệ thống BHXH tổ chức theo 3 cấp quản lý, cơ quan BHXH cấp thừa hành vừa thực hiện thu BHXH theo phân cấp vừa chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động thu BHXH trong toàn địa bàn. Cụ thể, quản lý thu BHXH ở cấp thừa hành gồm:

+ Chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện thu BHXH theo phân cấp; + Thực hiện thu đóng góp BHXH theo phân cấp;

+ Lập kế hoạch thu BHXH theo phân cấp;

+ Báo cáo số thu BHXH lên cơ quan BHXH cấp trên;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 25)