Nhân tố bên ngoài cơ quan BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 44 - 49)

6. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Nhân tố bên ngoài cơ quan BHXH

1.4.2.1 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tham gia BHXH của NLĐ và ngƣời SDLĐ. Khi tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, đời sống của NLĐ dần đƣợc cải thiện; việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đƣợc thuận lợi, vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho NLĐ, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh tham gia BHXH. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều NLĐ có thu nhập cao thơng qua q trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để NLĐ có cơ hội tham gia BHXH. Thêm nữa, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của NLĐ cũng đƣợc nâng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi khơng may gặp các rủi ro xã hội cũng nhƣ đảm bảo cuộc sống khi về già, nhƣ: ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hƣu trí, tử tuất, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc bị giảm thu nhập. Tất cả những yếu tố trên tác động tích cực làm tăng thu BHXH.

Nền kinh tế suy thối, tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, quy mô sản xuất thu hẹp, số lƣợng công việc không nhiều, tiền lƣơng bị suy giảm, … thì cả NLĐ và ngƣời SDLĐ cũng khơng muốn tham gia BHXH vì sẽ bị giảm lƣơng và tăng chi phí. Việc làm khó khăn, ngƣời SDLĐ khơng đóng BHXH cho NLĐ. Khả năng tìm kiếm việc làm của NLĐ càng hạn chế thì càng dễ dàng cho ngƣời SDLĐ vi phạm tn thủ đóng góp BHXH.

36

1.4.2.2. Mơi trường pháp lý về BHXH

Khung pháp lý về BHXH hoàn chỉnh là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc tuân thủ pháp luật BHXH của ngƣời tham gia và ngƣợc lại.

Quy định về xử phạt vi phạm về BHXH đầy đủ và nghiêm khắc sẽ trở thành công cụ đắc lực cho việc ngăn chặn hành vi vi phạm của ngƣời SDLĐ. Nếu quy định chính sách BHXH chƣa thật rõ ràng, chƣa ổn định, không tạo đƣợc sự hấp dẫn và nhất là chƣa đƣa ra các mức xử lý vi phạm sẽ làm cho ngƣời SDLĐ và NLĐ nhận thức không đầy đủ, thậm chí là hiểu sai về BHXH, dẫn đến tình trạng khơng tham gia, tham gia với mức thấp, …

* Chính sách tiền lƣơng:

Giữa chính sách tiền lƣơng và chính sách BHXH nói chung, thu BHXH nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính sách tiền lƣơng làm tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH. Khi Nhà nƣớc điều chỉnh mức lƣơng cơ sở, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng mức đóng BHXH và đƣơng nhiên số thu BHXH cũng tăng lên. Từ năm 1993 đến năm 2019, với 17 lần tăng lƣơng tối thiểu chung (nay là lƣơng cơ sở) từ 120.000đồng/tháng lên 1.490.000đồng/tháng thì số thu BHXH hàng năm của nhóm đối tƣợng hƣởng lƣơng từ Ngân sách cũng tăng lên; Việc điều chỉnh thang bảng lƣơng của ngƣời hƣởng lƣơng từ Ngân sách Nhà nƣớc theo Nghị định 25 và 26 năm 1993 chuyển sang Nghị định 204 và 205 năm 2004 cũng làm mức đóng và mức hƣởng của ngƣời tham gia BHXH tăng lên đáng kể.

* Chính sách lao động và việc làm:

NLĐ là đối tƣợng tham gia BHXH, họ là những ngƣời trong độ tuổi lao động, là những ngƣời trực tiếp tạo ra của cải xã hội. Nhƣ vậy, nếu một quốc gia có dân số “già” tức là số ngƣời trong độ tuổi lao động thấp trên tổng số dân sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH, bởi vì số ngƣời tham gia đóng góp ngày càng ít, trong khi số ngƣời đƣợc hƣởng chế độ BHXH, đặc biệt là

37

chế độ hƣu trí ngày càng tăng. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay với dân số “trẻ” (số ngƣời trong độ tuổi lao động ƣớc tính xấp xỉ 55,4 triệu ngƣời chiếm khoảng 57,5% tổng số dân – thông báo của Tổng cục Thống kê quý I/2019), đây là đối tƣợng chính tham gia đóng góp vào quỹ BHXH. Chính sách lao động, việc làm có ảnh hƣởng lớn đến khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc và ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tham gia đóng BHXH của NLĐ và ngƣời SDLĐ, vì:

- Khi Nhà nƣớc chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lƣợng lao động trên các phƣơng diện về chuyên môn, kỹ năng hành nghề, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và pháp luật ... điều đó sẽ giúp cho thị trƣờng lao động có nguồn lao động chất lƣợng cao, các doanh nghiệp sẽ đỡ đƣợc một phần chi phí trong cơng tác đào tạo. Lực lƣợng lao động này sẽ có cơ hội tìm đƣợc việc làm ổn định và thu nhập cao (chất lƣợng lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với thu nhập) tác động trực tiếp làm tăng số lao động tham gia BHXH và do đó làm tăng mức đóng BHXH.

- Việc ƣu tiên dành vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc và huy động vốn trong toàn xã hội để giải quyết việc sẽ làm chuyển dịch cơ cấu lao động, số ngƣời làm công ăn lƣơng sẽ tăng lên cũng là lý do làm tăng tỷ trọng lao động xã hội tham gia BHXH .

- Việc phát triển thị trƣờng lao động, hình thành hệ thống thơng tin thị trƣờng việc làm là yếu tố quan trọng giúp cho NLĐ dễ dàng tìm việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của mình; đồng thời có quyền lựa chọn những đơn vị thực hiện đầy đủ quyền lợi của NLĐ và thu nhập cao; chủ SDLĐ cũng thuận tiện hơn trong việc tuyển dụng lao động, tiết kiệm thời gian và chi phí.

38

Chế tài xử phạt vi phạm về BHXH nghiêm minh, đủ mạnh buộc ngƣời vi phạm phải tuân thủ, sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về lao động, quản lý Nhà nƣớc về sản xuất, kinh doanh, của tổ chức Cơng đồn và một số nhân tố khác,... ảnh hƣởng đến công tác thu BHXH.

1.4.2.3. Nhận thức, ý thức, tâm lý, thói quen của NLĐ và người SDLĐ; Sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền

BHXH là một cơ chế phức tạp với nhiều mối quan hệ đa dạng, trong đó nổi bật là quan hệ lợi ích, tức là quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Dù là NLĐ hay ngƣời SDLĐ thì tâm lý chung là làm sao lợi ích càng nhiều càng tốt, lợi ích khơng giới hạn và trách nhiệm càng ít càng tốt, trách nhiệm có hạn. Quyền và nghĩa vụ trong BHXH rõ nhất là vấn đề đóng và hƣởng BHXH. NLĐ và ngƣời SDLĐ luôn mong muốn chỉ phải đóng góp BHXH ở mức thấp nhất (giảm chi phí cho gia đình và doanh nghiệp), nhƣng lại muốn đƣợc hƣởng BHXH tốt nhất. Vì thế, ngƣời tham gia BHXH mới tìm cách trì hỗn việc đóng BHXH hoặc giảm mức đóng góp BHXH (khai lƣơng thấp, giảm số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, chậm đóng, nợ BHXH…), vấn đề đặt ra là Nhà nƣớc phải làm thế nào để giảm thiểu những sự lạm dụng và vi phạm pháp luật về BHXH.

Nhiều khi, từ chỗ nhận thức giản đơn về việc tham gia BHXH, tức là không tham gia, hoặc chƣa tham gia hay tham gia ở mức độ nhất định vẫn không ảnh hƣởng đến hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp, nên ngƣời SDLĐ khơng có kế hoạch tài chính chủ động thực hiện việc đăng ký tham gia BHXH; ngay chính bản thân NLĐ cũng chƣa có thói quen đóng bảo hiểm. Chủ doanh nghiệp chỉ thấy lợi trƣớc mắt, lợi ích cục bộ của doanh nghiệp, thiếu quan tâm đến đời sống và quyền lợi BHXH của NLĐ nên tìm mọi cách trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ hoặc đăng ký tham gia theo kiểu đối phó khi có thanh tra, kiểm tra. Tình trạng chủ doanh nghiệp ký hợp

39

đồng có thời hạn dƣới 01 tháng với NLĐ và hợp đồng vụ việc, nhằm lách luật về BHXH vẫn còn phổ biến. Đây là nhận thức lạc hậu, thói quen thời bao cấp khơng cịn phù hợp trong điều kiện mới.

Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc tham gia BHXH của NLĐ và ngƣời SDLĐ, thì vai trị của cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền có tác động rất lớn đến BHXH nói chung, đến cơng tác thu BHXH nói riêng. Đó là việc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong đó có nghĩa vụ đóng BHXH thơng qua tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp. Đó là việc yêu cầu các doanh nghiệp khi đăng ký thành lập, hoạt động phải có chỉ tiêu thực hiện BHXH; thành lập các đồn thanh tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH, về đăng ký lao động tham gia BHXH.

1.4.2.4. Tình trạng tài chính của đối tượng tham gia BHXH

Khả năng về tài chính của đối tƣợng tham gia BHXH có ảnh hƣởng tới khả năng đóng BHXH. Môi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp cùng với các thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế có ảnh hƣởng khơng nhỏ đến khả năng của ngƣời SDLĐ trong việc tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ. Lạm phát cao và tình trạng căng thẳng tài chính của doanh nghiệp có thể làm cho họ có thêm động cơ trốn đóng.

Nhƣ vậy, chính sách BHXH đƣợc ra đời từ lâu và đã thực hiện đƣợc vai trị to lớn của mình trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi nƣớc. Ở Việt Nam, BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc trong hệ thống an sinh xã hội, vừa mang tính kinh tế nhƣng cũng mang tính nhân đạo, đƣợc Nhà nƣớc ta hết sức quan tâm nhằm đảm bảo cuộc sống cho NLĐ trƣớc những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập. Cơ cấu quản lý hệ thống BHXH ngày càng đƣợc nâng cao về chất lƣợng đội ngũ, quy trình quản lý thu cũng dần đƣợc hồn thiện, giảm phiền hà về thủ tục hành chính nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc sự chặt chẽ trong các khâu quản lý.

40

Từ cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH đã giúp chúng ta phần nào hiểu đƣợc tổng quan về BHXH, về cơng tác thu BHXH, các nội dung và quy trình quản lý thu BHXH để làm cơ sở nghiên cứu các vấn đề về thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đƣợc dễ dàng, thuận lợi. Từ đó có cơ sở so sánh, đánh giá nhận định chung giữa lý thuyết và thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)