Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện thu BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 83)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện thu BHXH

Tổ chức thực hiện thu BHXH theo hƣớng phân cấp quản lý thu BHXH cho BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp huyện và quy định nơi đăng ký nộp BHXH cho những đơn vị SDLĐ có nhiều đơn vị trực thuộc đóng trụ sở ở các địa bàn khác nhau thì nộp BHXH theo từng địa bàn đơn vị, không thực hiện nộp tại công ty mẹ. Việc nộp BHXH khác địa bàn dẫn đến công tác quản lý đối tƣợng khó khăn, dễ bỏ sót đối tƣợng tham gia BHXH.

75

gồm: danh sách lao động, bản đối chiếu, thông báo nợ và theo dõi hệ thống mẫu biểu, quy trình lập và báo cáo thu BHXH cũng nhƣ việc kiểm tra thẩm định số liệu thu BHXH.

Xây dựng quy trình thu BHXH phù hợp với từng loại hình quản lý và đối tƣợng.

3.2.4. Tăng cường công tác truyên truyền về chính sách BHXH

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng các chế độ chính sách BHXH đến NLĐ, các chủ SDLĐ và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn để họ nắm đƣợc các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thực hiện cho đúng quy định. Công tác tuyên truyền thực hiện bằng nhiều hình thức nhƣ: Tổ chức đối thoại trực tiếp với các đơn vị SDLĐ, với nhân dân; thông qua các hội đoàn thể, qua kênh Đài Truyền thanh - Truyền hình, phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao và UBND các xã, phƣờng; thông qua các cuộc họp, hội nghị…In sổ tay BHXH, xây dựng các tấm biển pa nô, áp phích cỡ lớn, đăng tải các nội dung, khẩu hiệu về BHXH tại các trục đƣờng giao thông chính, tại các khu công cộng đông ngƣời, tại các doanh nghiệp,.. .In và phát các tài liệu, tờ rơi để truyền tải các nội dung về BHXH đến đƣợc với đông đảo các đối tƣợng trong toàn thị xã.

Bên cạnh việc tuyên truyền những mặt hữu ích của việc tham gia BHXH, nên tuyên truyền, phê phán về những hành động không đóng BHXH cho NLĐ của các đơn vị SDLĐ và các hình thức xử phạt đối với các đơn vị này. Nhƣ thế sẽ tạo hành lang pháp lý nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngƣời SDLĐ trong việc tham gia đóng BHXH cho ngƣời lao động.

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đóng BHXH

Để công tác kiểm tra, thanh tra về đóng BHXH đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, chuyên nghiệp hơn thì nên tiến hành phân cấp thanh tra, kiểm tra. Đề

76

xuất cấp có thẩm quyền phân cấp công tác thanh tra, kiểm tra cho BHXH cấp huyện, thị xã; tổ chức nhiều đoàn thanh tra chuyên ngành đóng BHXH tại các đơn vị SDLĐ, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bố trí cán bộ có kinh nghiệm về công tác quản lý thu BHXH để thực hiện kiểm tra, thanh tra. Ngoài phƣơng thức thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên, định kì cần tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra đột xuất vì khi kiểm tra, thanh tra đột xuất mới phản ánh thực tế nhất việc thực hiện BHXH của chủ SDLĐ đối với từng NLĐ làm việc tại đơn vị. Đối với một số đơn vị cố tình trì hoãn việc đóng BHXH và đã gửi công văn thông báo nợ nhiều lần thì có thể áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

3.2.6. Thường xuyên cập nhật kiến thức thực tế cho cán bộ làm công tác hoạch định các chế độ chính sách

Cán bộ làm công tác ban hành các quy trình, quy định về chế độ chính sách cần phải thƣờng xuyên nghiên cứu, cập nhật kiến thức thực tế để thực hiện tốt công tác tham mƣu, soạn thảo văn bản hƣớng dẫn thực hiện chế độ chính sách phù hợp với tình hình thực tế đồng thời trên cơ sở quy định của Nhà nƣớc.

Lãnh đạo BHXH thị xã An Khê cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác hoạch định các chế độ chính sách BHXH tham gia các buổi tập huấn về công tác BHXH khi BHXH tỉnh và BHXH Việt Nam tổ chức. Thƣờng xuyên khuyến khích, động viên cán bộ của đơn vị tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

3.2.7. Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính

Thực hiện tốt cơ chế “một cửa” theo tiến trình cải cách TTHC của Chính phủ, giảm bớt gánh nặng về thủ tục cho ngƣời tham gia, tránh tâm lý ngần ngại khi đến cơ quan BHXH giải quyết chế độ, tăng cƣờng thực hiện công tác giao dịch hồ sơ qua điện tử, trả hồ sơ qua hệ thống ngành bƣu điện, đồng thời

77

ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ của ngành. Các mẫu biểu thu BHXH cần đƣợc điều chỉnh thống nhất, rõ ràng, dễ hiểu để các đơn vị SDLĐ có thể dễ dàng đối chiếu với cơ quan BHXH, để có số liệu chính xác về quỹ lƣơng và số lao động tham gia BHXH đồng thời thuận lợi trong công tác thống kê số liệu báo cáo cấp trên đúng quy định.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành ở Trung ương

Hệ thống văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện chính sách BHXH dƣới Luật cần phải đƣợc cụ thể hóa hơn, đồng bộ hơn để tạo điều kiện đầy đủ, thuận tiện cho BHXH các cấp quản lý thu BHXH. Đồng thời, khi ban hành chính sách về kinh tế, tài chính, thuế hoặc các văn bản điều chỉnh các quan hệ về kinh tế nhƣ pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài... cần có các điều khoản quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện BHXH, văn bản ban hành hƣớng dẫn thực hiện phải đƣợc thống nhất giữa Trung ƣơng và địa phƣơng, giữa các ngành, các cấp. Vì BHXH là chính sách rất lớn, nhạy cảm, có ảnh hƣởng lâu dài nó sẽ đáp ứng đƣợc đòi hỏi của xã hội và qua đó chúng ta sẽ đánh giá rút kinh nghiệm để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện ở văn bản có hiệu lực pháp lý cao.

Đến nay, Nhà nƣớc chƣa có chính sách xử phạt nghiêm khắc những đơn vị thực hiện không tốt hoặc cố tình vi phạm. Vì vậy, Nhà nƣớc cần sớm có chính sách phù hợp để tránh tình trạng xấu lây lan. Hiện nay, có thể áp dụng một số biện pháp điển hình đối với đơn vị SDLĐ cụ thể nhƣ sau:

- Định kỳ, trƣớc khi thay đổi giấy phép kinh doanh, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có quyền nhận xét việc chấp hành các nghĩa vụ theo pháp luật của doanh nghiệp nhƣ: nộp thuế, nộp BHXH,... Tùy theo mức độ chấp hành để quyết định có cấp giấy phép hoạt động tiếp hay không.

78

đơn vị SDLĐ đƣợc tiếp cận số liệu Tài chính - Kế toán về chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị SDLĐ để tránh tình trạng đơn vị trốn tránh và gian lận trong việc đóng BHXH cho NLĐ.

- Phát triển các hiệp hội ngành nghề với một số hoạt động bổ trợ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó trao đổi dần dần thuyết phục các doanh nghiệp thấy rõ lợi ích khi tham gia BHXH cho NLĐ.

- Đối với các đơn vị có nhiều năm thực hiện tốt nghĩa vụ đóng BHXH nên cấp giấy chứng nhận có giá trị theo từng cấp. Giấy chứng nhận này có thể đƣợc xem là tiêu chuẩn để tạo điều kiện ƣu tiên cho doanh nghiệp nhƣ vay vốn, ƣu đãi khi sử dụng nhiều lao động nữ, phong tặng danh hiệu thi đua cho tập thể,...

- Các cá nhân, chủ doanh nghiệp chấp hành tốt chủ trƣơng, chính sách BHXH thì cần tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi cho những đơn vị này trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ: ƣu đãi cho đơn vị trong việc vay vốn, trụ sở làm việc, có chế độ thƣởng phạt, hỗ trợ, động viên rõ ràng, kịp thời và chính xác, coi đó là một chỉ tiêu thi đua khen thƣởng, nêu gƣơng điển hình tiên tiến trong thực hiện chính sách BHXH để làm mô hình nhân rộng trong phạm vi cả nƣớc...

- Bộ, ngành có liên quan tăng cƣờng chỉ đạo các địa phƣơng trong công tác quản lý Nhà nƣớc về BHXH, có quy định gắn trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trong việc quản lý đối tƣợng tham gia BHXH ngay từ khi thành lập doanh nghiệp.

- Sửa đổi, cụ thể hóa những quy định về công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đóng BHXH cho NLĐ. Mặt khác, phải xây dựng, kiện toàn các chế tài xử lý khi các đơn vị vi phạm quy định về việc tham gia BHXH cho NLĐ, đặc biệt đối với các hành vi chây ỳ, trốn tránh, lợi dụng, chiếm dụng quỹ BHXH; Tăng cƣờng số lƣợng, chất lƣợng thanh tra viên và tổ chức thanh tra,

79

kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chính sách BHXH.

- Nghiên cứu điều chỉnh cơ chế quản lý thu - chi quỹ BHXH, chỉ đạo các ngành chức năng rà soát các văn bản hƣớng dẫn thi hành pháp luật về BHXH, khắc phục sớm những bất cập, đồng thời xem xét tính khả thi của các văn bản pháp quy mà Chính phủ và các Bộ đã ban hành.

- Đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội tăng cƣờng giám sát việc thực hiện pháp luật về BHXH ở địa phƣơng.

- Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tăng cƣờng các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn các cấp, bảo vệ quyền lợi của NLĐ nói chung và quyền đƣợc tham gia BHXH nói riêng.

- Đƣa các quy định về BHXH vào chƣơng trình đào tạo trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng, các trƣờng trung học chuyên nghiệp và dạy nghề để học sinh, sinh viên tìm hiểu, tiếp cận với chính sách BHXH ngay từ khi đi học, để khi ra làm việc dù vào bất kỳ lĩnh vực lao động nào trong Nhà nƣớc hay ngoài Nhà nƣớc thì NLĐ đều nhận thức đƣợc trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH của bản thân mình.

3.3.2. Kiến nghị với BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Gia Lai

- Sớm triển khai sử dụng Thẻ BHXH điện tử (giao cho NLĐ) để họ có thể tự kiểm tra các thông tin về lƣơng, số tiền đóng BHXH, thời gian đóng BHXH.

- Bổ sung nhân sự đủ về số lƣợng và chất lƣợng để thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao, vì hiện nay số lƣợng cán bộ viên chức ở BHXH cấp huyện còn quá mỏng so với chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân cấp quản lý; Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ viên chức nói chung, cán bộ chuyên quản thu nói riêng. - Đề nghị BHXH Việt Nam tiếp tục kiện toàn, sửa đổi, bổ sung quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, TNLĐ-BNN, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; các quy

80

trình hƣớng dẫn thực hiện các chế độ BHXH phù hợp với tình hình thực tế hiện nay theo hƣớng đơn giản thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian thực hiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia và thụ hƣởng các chế độ BHXH.

- Xây dựng hệ thống các điểm cầu tại tuyến huyện để tổ chức hội nghị trực tuyến cho toàn ngành BHXH nhằm tổ chức hội nghị triển khai các văn bản mới cũng nhƣ tập huấn trực tuyến, giảm chi phí tổ chức và thời gian đi lại cho BHXH cấp huyện, nhất là các huyện ở cách xa trung tâm tỉnh, thành phố.

- Quan tâm, nghiên cứu, xem xét phân cấp công tác thanh tra chuyên ngành đóng BHXH cho BHXH cấp huyện để thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện kịp thời các cuộc thanh tra, kiểm tra khi có đơn vị vi phạm, nhằm phục vụ tốt công tác khai thác, mở rộng đối tƣợng tham gia và thu hồi nợ đọng BHXH.

3.3.3. Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương

- Cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cấp xã cần phối kết hợp đồng bộ với cơ quan BHXH trong việc tăng cƣờng công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHXH.

- Các cơ quan, ban, ngành chức năng ở thị xã cần phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, kiểm tra, khảo sát xác định đầy đủ số đơn vị, số lao động thuộc diện tham gia BHXH theo luật định; đồng thời có biện pháp tích cực xử lý tồn đọng vƣớng mắc đối với những cơ quan, đơn vị không tham gia BHXH cho NLĐ; không đóng; chậm đóng; nợ đọng kéo dài...

- Đổi mới hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền về các chính sách, chế độ BHXH đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, cần tập trung vào các đối tƣợng là NLĐ trong các HTX, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp ngoài quốc doanh,... Phƣơng pháp tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, sát NLĐ, phù hợp với từng loại đối tƣợng.

81

Công tác quản lý thu BHXH là khâu có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam. Việc đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH là yêu cầu cấp thiết. Kết quả của nó là đảm bảo cho tất cả các đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH đƣợc tham gia BHXH và tiến tới mọi NLĐ trong xã hội đều đƣợc tham gia BHXH theo hình thức bắt buộc hoặc tự nguyện, đảm bảo chính xác quá trình và thời gian tham gia BHXH của từng NLĐ, làm căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH đƣợc công bằng, chính xác theo nguyên tắc “có đóng, có hƣởng” và “đóng nhiều hƣởng nhiều, đóng ít hƣởng ít”.

82

KẾT LUẬN

Qua khảo sát, nghiên cứu công tác quản lý thu BHXH tại BHXH thị xã An Khê, nhìn chung công tác quản lý thu BHXH trong những năm qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, đơn vị cần phát huy trong thời gian đến nhƣ các tiêu chí về tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu do BHXH tỉnh Gia Lai giao, tỷ lệ phát triển đơn vị tham gia BHXH. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian đến; các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thu BHXH thuộc địa bàn quản lý cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu về mặt lý luận cũng nhƣ tổng kết thực tiễn để tìm ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH, nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần vào việc ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của thị xã An Khê nói riêng và của tỉnh Gia Lai nói chung, đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Trên cơ sở các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu tại BHXH thị xã An Khê, tác giả đƣa ra một số định hƣớng thực hiện các giải pháp trên từ năm 2020 đến năm 2022 cụ thể nhƣ sau:

1. Về công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ, viên chức

BHXH thị xã An Khê cần xây dựng kế hoạch, báo cáo, xin ý kiến cấp trên từ năm 2020 đến năm 2022, mỗi năm cử hai cán bộ làm công tác quản lý thu, cán bộ phụ trách công tác khai thác & thu nợ tham gia học các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác quản lý thu, nghiệp vụ khai thác & quản lý nợ đọng. Từ năm 2022 trở đi, phấn đấu 100% cán bộ, viên chức đƣợc bố trí làm công tác thu, cán bộ làm công tác khai thác & thu nợ tại BHXH thị xã đƣợc tham gia đào tạo, bồi dƣỡng các lớp ngắn hạn, dài hạn về nghiệp vụ công tác thu, công tác khai thác & thu nợ, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra. Cử từ 02 đến 03 cán bộ, viên chức tham gia học các lớp đào tạo sau Đại học với các chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc của ngành BHXH.

83

2. Công tác phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)