6. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Đánh giá tình hình quản lý thu BHXH
2.3.4.1. Kết quả
Với những kết quả về công tác quản lý thu BHXH trong thời gian qua, BHXH thị xã An Khê cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đảm bảo quyền lợi cho hàng nghìn NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn toàn thị xã.
Thực hiện tốt chính sách BHXH nói chung và công tác quản lý thu BHXH nói riêng, đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị SDLĐ và NLĐ trong việc thực hiện chính sách BHXH.
Quy trình quản lý thu ngày càng đƣợc hoàn thiện và kết quả thu BHXH trên địa bàn thị xã đã từng bƣớc tạo sự chuyển biến và ngày càng đạt kết quả tốt hơn, công tác quản lý thu BHXH cũng dần dần đi vào ổn định.
Để có đƣợc kết quả tích cực trong thời gian qua, ngoài sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của BHXH tỉnh Gia Lai, sự giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền các cấp thì sự chủ động thực hiện các giải pháp thu phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng, tại các đơn vị do BHXH thị xã An Khê đƣa ra và kiên trì thực hiện đã góp phần quan trọng làm nên kết quả trên. Xác định rõ những khó khăn, ngay từ đầu mỗi năm, BHXH thị xã đã xây dựng kế hoạch thu từng tháng, từng quý nhất là đối với các doanh nghiệp nợ đọng BHXH. Tăng cƣờng công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể, các đơn vị SDLĐ, các
69
đại lý. Cùng với đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ SDLĐ và của chính bản thân NLĐ về chính sách BHXH. BHXH thị xã thƣờng xuyên cử cán bộ xuống từng địa bàn, từng đơn vị đôn đốc thu BHXH và đây cũng là biện pháp mang lại kết quả tốt. Qua đó, cán bộ BHXH không chỉ nhắc nhở mà còn hiểu đƣợc những vƣớng mắc của doanh nghiệp để cùng nhau tìm ra cách tháo gỡ.
Kết quả thu BHXH của BHXH thị xã An Khê trong thời gian qua liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc. Điều đó chứng tỏ rằng: Số ngƣời đƣợc tham gia BHXH trên địa bàn thị xã ngày càng tăng lên, cũng có nghĩa là số NLĐ đƣợc hệ thống BHXH bảo vệ trƣớc những rủi ro xã hội ngày càng tăng lên. Nhƣ vậy, mức độ “bao phủ” của hệ thống BHXH đến với ngƣời dân ngày càng rộng lớn hơn. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống BHXH, vấn đề an sinh xã hội ngày càng đƣợc đảm bảo, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng nói riêng và của cả nƣớc nói chung.
2.3.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc trong những năm qua, công tác quản lý thu BHXH ở BHXH thị xã An Khê vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần sớm đƣợc khắc phục trong thời gian đến, đó là:
- Số lƣợng cán bộ viên chức còn ít, trình độ chuyên môn và khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn yếu và chƣa đồng đều. Khối lƣợng công việc ngày càng nhiều, nên việc quản lý công tác thu BHXH tại BHXH thị xã An Khê chƣa thật sự tốt, đặc biệt là công tác khai thác, mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH.
- Các chủ SDLĐ, NLĐ tại các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) chƣa thực hiện đăng ký đóng BHXH, hoặc đăng ký đóng BHXH không đủ số lƣợng lao động thuộc diện tham gia BHXH theo quy
70
định. Việc trốn đóng BHXH ngày càng tinh vi dƣới nhiều hình thức nhƣ không ký HĐLĐ, ký HĐLĐ dƣới 01 tháng, có nhiều đơn vị SDLĐ chỉ thỏa thuận miệng với NLĐ và thƣờng xuyên thay đổi địa điểm làm việc để trốn tránh các cơ quan chức năng.
- Cơ quan BHXH đã có chức năng thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN nhƣng chƣa phân cấp công tác thanh tra cho BHXH cấp huyện nên công tác thanh tra, xử lý vi phạm hành chính vẫn còn hạn chế chỉ dừng lại ở một số ít đơn vị SDLĐ có số lao động lớn, đơn vị nợ đọng BHXH nhiều.
- Các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều chồng chéo, chƣa cụ thể, rõ ràng và thay đổi liên tục nên việc triển khai vào thực tiễn hết sức khó khăn.
* Nguyên nhân của những hạn chế:
Những tồn tại nhƣ trên do rất nhiều nguyên nhân, song tập trung lại, có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Công tác tuyển dụng cán bộ, viên chức phải đƣợc thực hiện chặt chẽ, cần nghiên cứu sửa đổi quy trình tuyển dụng, để tuyển dụng đƣợc cán bộ viên chức có chất lƣợng tốt, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ, viên chức hiện nay, để nâng cao nghiệp vụ hoàn thành tốt các nhiệm vụ của ngành nói chung, công tác quản lý thu BHXH tại đơn vị nói riêng.
- Các đơn vị SDLĐ, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tìm mọi biện pháp lách luật để trốn đóng, đóng không đủ số ngƣời theo quy định. Mặt khác một số chủ SDLĐ và NLĐ chƣa nhận thức đầy đủ hoặc chƣa nắm đƣợc các quy định về chính sách BHXH nên thực hiện nghĩa vụ tham gia BHXH cho NLĐ chƣa nghiêm nhƣ: đóng không đủ số ngƣời theo quy định, đóng chƣa đủ mức lƣơng trả cho NLĐ theo quy định,... Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh chƣa có tổ chức công đoàn, hoặc nếu có cũng
71
chỉ mang tính hình thức, không thực sự bảo vệ đƣợc quyền lợi của NLĐ. - Lực lƣợng thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT còn mỏng, nên công tác thanh tra chuyên ngành đóng và xử phạt vi phạm hành chính chỉ dừng lại ở một số đơn vị có nhiều lao động tham gia BHXH, các đơn vị nợ đọng lớn có tính chất dây dƣa, kéo dài. Cần phải phân cấp chức năng thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT cho BHXH cấp huyện hoặc thành lập các đoàn thanh tra chuyên ngành đóng có thành phần là lãnh đạo, viên chức cấp huyện trên cơ sở đề xuất của BHXH cấp huyện để thực hiện thanh tra kịp thời các đơn vị SDLĐ có dấu hiệu vi phạm có biện pháp xử lý hiệu quả.
- Những cán bộ viên chức đƣợc giao nhiệm vụ soạn thảo các văn bản, quy trình nghiệp vụ quản lý thu BHXH, các quy định về cơ chế, chính sách chƣa nắm chắc tình hình thực tế ở cơ sở nên dẫn đến tham mƣu ban hành nhiều văn bản còn chồng chéo, khó khăn trong tổ chức thực hiện.
Nhƣ vậy, từ thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH thị xã An Khê. Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê số liệu để làm sáng tỏ các mục tiêu nghiên cứu của đề tài một cách khách quan, trung thực về số liệu. Trên cơ sở kết quả thu thập đƣợc từ phƣơng pháp thống kê số liệu, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu so sánh, phƣơng pháp mô tả tổng hợp để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH thị xã An Khê.
72
CHƢƠNG 3:
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI 3.1. Định hƣớng phát triển của BHXH thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
3.1.1. Định hướng phát triển chung của BHXH thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Thực hiện tốt công tác thu BHXH, BHYT, BHTN. Triển khai mở rộng đối tƣợng tham gia, giảm thiểu nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN và đôn đốc thu hồi triệt để nợ đọng BHXH bắt buộc.
Nâng cao chất lƣợng thẩm định hồ sơ, giải quyết kịp thời và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngƣời lao động hƣởng các chế độ BHXH.
Phối hợp với Bƣu điện thị xã An Khê duy trì ổn định lịch chi trả lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho các đối tƣợng, đảm bảo an toàn trong việc chi trả bằng tiền mặt. Thực hiện chi trả nhanh chóng, kịp thời cho các đối tƣợng hƣởng BHXH.
Thực hiện tốt công tác quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH. Quản lý cả về mặt số lƣợng đối tƣợng tham gia, mức tham gia và mức hƣởng BHXH của các đối tƣợng hƣởng BHXH.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng các chế độ chính sách BHXH, BHYT đến với ngƣời lao động và ngƣời SDLĐ để nâng cao ý thức, trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ. Đồng thời, phổ biến những mức xử lý vi phạm trong công tác tham gia BHXH để ngƣời SDLĐ biết và nghiêm túc thực hiện.
3.1.2. Định hướng phát triển quản lý thu BHXH tại BHXH thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
73
lƣợng và đảm bảo thu đúng thời gian quy định. Đồng thời, hàng tháng ra thông báo tình hình thu nộp BHXH cho các đơn vị sử dụng lao động biết để đối chiếu, kiểm tra số BHXH phải nộp giữa đơn vị và BHXH tính có đúng hay không. Đó cũng là cơ sở để nhắc nhở ngƣời SDLĐ thực hiện nhiệm vụ nộp BHXH cho cơ quan quản lý theo đúng thời gian quy định.
Tăng cƣờng phân công cán bộ chuyên quản đi cơ sở để đôn đốc các đơn vị để thu nộp BHXH, BHYT, thƣờng xuyên kiểm tra hƣớng dẫn các đơn vị SDLĐ thực hiện trích nộp đầy đủ, kịp thời vào quỹ BHXH bắt buộc. Đồng thời cùng với các đơn vị SDLĐ tập trung tháo gỡ và đề ra các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý thu BHXH, phấn đấu luôn hoàn thành kế hoạch do BHXH tỉnh giao.
Thực hiện tốt việc xác nhận thu BHXH cho ngƣời lao động, thanh toán đầy đủ kịp thời các chế độ cho ngƣời lao động.
Tăng cƣờng khai thác thu BHXH ở các đơn vị trong khối doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định nhằm đảm bảo quyền lợi ngƣời lao động.
Tập trung công tác đôn đốc thu các đơn vị nợ đọng, xử lý nghiêm các đơn vị cố tình trốn đóng BHXH.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH tại BHXH thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai Khê, tỉnh Gia Lai
3.2.1. Về công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ, viên chức
Đội ngũ cán bộ, viên chức đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện và quản lý công tác thu BHXH. Do đó, tuyển dụng đƣợc đội ngũ cán bộ viên chức có tâm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác BHXH tại đơn vị. Vì vậy, cần nghiên cứu, đề xuất cấp trên hoàn thiện các quy trình thông báo tuyển dụng, quy trình tuyển dụng cán bộ viên chức đảm bảo chặt chẽ trong tất cả các khâu tuyển dụng nhằm đảm bảo tuyển dụng đúng ngƣời,
74 đúng trình độ, chuyên môn.
Đối với quản lý công tác thu BHXH: Các chính sách, chế độ, quy định về BHXH không ngừng đƣợc bổ sung, sửa đổi để phù hợp với thực tế nhu cầu xã hội. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH là rất cần thiết để họ cập nhật thông tin, hiểu biết chính sách, quy định, phục vụ cho công tác thu BHXH. Do đó, BHXH thị xã An Khê cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức để nâng cao chất lƣợng cán bộ viên chức làm công tác quản lý thu BHXH, cán bộ khai thác và quản lý nợ đọng BHXH nhằm góp phần thu đúng, thu đủ BHXH.
3.2.2. Tăng cường công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH
Quản lý tốt đối tƣợng tham gia BHXH sẽ góp phần quản lý thu BHXH tốt hơn. Do đó, BHXH thị xã An Khê cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành liên quan nhƣ: Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Chi cục thuế, phòng Tài chính – Kế hoạch,...để nắm đầy đủ số lƣợng đơn vị SDLĐ và số lao động trong từng đơn vị trên địa bàn. Định kỳ, tiến hành đến trực tiếp đơn vị SDLĐ để nắm bắt tình hình thực tế về số lƣợng lao động tại đơn vị cũng nhƣ tình hình tham gia BHXH cho ngƣời lao động.
Thƣờng xuyên đối chiếu, nắm bắt diễn biến tiền lƣơng, tiền công của đơn vị SDLĐ và NLĐ; kịp thời đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thu nộp BHXH.
3.2.3. Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện thu BHXH
Tổ chức thực hiện thu BHXH theo hƣớng phân cấp quản lý thu BHXH cho BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp huyện và quy định nơi đăng ký nộp BHXH cho những đơn vị SDLĐ có nhiều đơn vị trực thuộc đóng trụ sở ở các địa bàn khác nhau thì nộp BHXH theo từng địa bàn đơn vị, không thực hiện nộp tại công ty mẹ. Việc nộp BHXH khác địa bàn dẫn đến công tác quản lý đối tƣợng khó khăn, dễ bỏ sót đối tƣợng tham gia BHXH.
75
gồm: danh sách lao động, bản đối chiếu, thông báo nợ và theo dõi hệ thống mẫu biểu, quy trình lập và báo cáo thu BHXH cũng nhƣ việc kiểm tra thẩm định số liệu thu BHXH.
Xây dựng quy trình thu BHXH phù hợp với từng loại hình quản lý và đối tƣợng.
3.2.4. Tăng cường công tác truyên truyền về chính sách BHXH
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng các chế độ chính sách BHXH đến NLĐ, các chủ SDLĐ và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn để họ nắm đƣợc các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thực hiện cho đúng quy định. Công tác tuyên truyền thực hiện bằng nhiều hình thức nhƣ: Tổ chức đối thoại trực tiếp với các đơn vị SDLĐ, với nhân dân; thông qua các hội đoàn thể, qua kênh Đài Truyền thanh - Truyền hình, phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao và UBND các xã, phƣờng; thông qua các cuộc họp, hội nghị…In sổ tay BHXH, xây dựng các tấm biển pa nô, áp phích cỡ lớn, đăng tải các nội dung, khẩu hiệu về BHXH tại các trục đƣờng giao thông chính, tại các khu công cộng đông ngƣời, tại các doanh nghiệp,.. .In và phát các tài liệu, tờ rơi để truyền tải các nội dung về BHXH đến đƣợc với đông đảo các đối tƣợng trong toàn thị xã.
Bên cạnh việc tuyên truyền những mặt hữu ích của việc tham gia BHXH, nên tuyên truyền, phê phán về những hành động không đóng BHXH cho NLĐ của các đơn vị SDLĐ và các hình thức xử phạt đối với các đơn vị này. Nhƣ thế sẽ tạo hành lang pháp lý nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngƣời SDLĐ trong việc tham gia đóng BHXH cho ngƣời lao động.
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đóng BHXH
Để công tác kiểm tra, thanh tra về đóng BHXH đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, chuyên nghiệp hơn thì nên tiến hành phân cấp thanh tra, kiểm tra. Đề
76
xuất cấp có thẩm quyền phân cấp công tác thanh tra, kiểm tra cho BHXH cấp huyện, thị xã; tổ chức nhiều đoàn thanh tra chuyên ngành đóng BHXH tại các đơn vị SDLĐ, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bố trí cán bộ có kinh nghiệm về công tác quản lý thu BHXH để thực hiện kiểm tra, thanh tra. Ngoài phƣơng thức thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên, định kì cần tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra đột xuất vì khi kiểm tra, thanh tra đột xuất mới phản ánh thực tế nhất việc thực hiện BHXH của chủ SDLĐ đối với từng NLĐ làm việc tại đơn vị. Đối với một số đơn vị cố tình trì hoãn việc đóng BHXH và đã gửi công văn thông báo nợ nhiều lần thì có thể áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
3.2.6. Thường xuyên cập nhật kiến thức thực tế cho cán bộ làm công tác hoạch định các chế độ chính sách
Cán bộ làm công tác ban hành các quy trình, quy định về chế độ chính sách cần phải thƣờng xuyên nghiên cứu, cập nhật kiến thức thực tế để thực hiện tốt công tác tham mƣu, soạn thảo văn bản hƣớng dẫn thực hiện chế độ