Mục tiêu kiểm soát của Basel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 25)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Mục tiêu kiểm soát của Basel

Hiện nay các NHTM ở Việt Nam đang gấp rút hoàn thành các điều kiện để đạt chuẩn Basel II, do vậy tác giả sẽ tập trung trình bày các nội dung liên quan các mục tiêu kiểm soát của Basel II

Basel II có hiệu lực từ tháng 1/2007 và đƣợc thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2009, sau đó thực hiện đầy đủ kể từ năm 2010. Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro, nhƣng rủi ro đƣợc tính toán theo 3 yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động), rủi ro thị trƣờng và trọng số rủi ro bao gồm nhiều mức, từ 0% đến 150% hoặc hơn. Theo đó, phần mẫu số để tính CAR có một số thay đổi đáng kể.

Mục tiêu hƣớng đến của Basel II là nâng cao chất lƣợng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro… Nhằm đạt đƣợc các mục tiêu này, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lƣờng với các trụ cột chính cho phiên bản Basel II.

Trụ cột thứ I: Liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro nhƣ Basel I. Tuy nhiên, rủi ro đƣợc tính toán theo 3 yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt nhƣ: Rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trƣờng.

Trụ cột thứ II: Liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những công cụ tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt nhƣ: Rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lƣợc, rủi ro danh tiếng, rủi ro

17

thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ƣớc tổng hợp lại dƣới cái tên rủi ro còn lại.

Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trƣờng.

Tóm lại, Basel II nhấn mạnh các nguyên tắc rà soát, giám sát sau:

(i) Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá đƣợc mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có đƣợc một chiến lƣợc đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.

(ii) Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lƣợc của ngân hàng, cũng nhƣ khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này.

(iii) Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

(iv) Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dƣới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không đƣợc duy trì trên mức tối thiểu. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng từ 7% lên 8% thì xác suất xảy ra khủng hoảng ngân hàng giảm đi khoảng 25-30%.

1.2.3. Các thành phần của khung lý thuyết Basel trong KSNB ở các NHTM

Trên cơ sở khung KSNB theo COSO, Ủy ban Basel đã ban hành khung KSNB áp dụng cho các ngân hàng, đƣợc xem nhƣ là hƣớng dẫn cho việc thiết lập và đánh giá hệ thống KSNB trong ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng tuân thủ Basel. Ủy ban BASEL xây dựng 13 nguyên tắc thiết kế và đánh giá

18

HTKSNB trong ngân hàng. Về cơ bản, các nguyên tắc này giống nhƣ các yếu tố cấu thành HTKSNB theo báo cáo của tổ chức COSO, bao gồm:

Giám sát điều hành và văn hóa kiểm soát

Nguyên tắc 1: HĐQT có trách nhiệm xét duyệt và kiểm tra định kỳ toàn bộ chiến lƣợc kinh doanh và những chính sách quan trọng của ngân hàng, hiểu rõ những rủi ro trọng yếu của ngân hàng, xây dựng những mức độ có thể chấp nhận đƣợc đối với các rủi ro này và đảm bảo rằng ban điều hành đã thực hiện các công việc cần thiết để xác định, đo lƣờng, theo dõi và kiểm tra những rủi ro này; xét duyệt cơ cấu tổ chức; đảm bảo rằng ban điều hành đang giám sát sự hiệu quả của HTKSNB. HĐQT chịu trách nhiệm sau cùng về việc thiết lập và duy trì một HTKSNB đầy đủ và hiệu quả.

Nguyên tắc 2: Ban điều hành chịu trách nhiệm thực hiện những chiến lƣợc và chính sách mà HĐQT đã phê duyệt; nâng cao việc xác định, đo lƣờng, theo dõi và kiểm soát những rủi ro phát sinh trong hoạt động của ngân hàng; duy trì một cơ cấu tổ chức trong đó có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và các mối quan hệ giữa các bộ phận; đảm bảo rằng đã thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả; thiết lập những chính sách KSNB thích hợp; kiểm tra sự đầy đủ và hiệu quả của HTKSNB.

Nguyên tắc 3: HĐQT, ban điều hành chịu trách nhiệm nâng cao đạo đức và tính liêm chính, thiết lập văn hóa và làm cho tất cả nhân viên thấy rõ tầm quan trọng của KSNB. Tất cả nhân viên ngân hàng cần hiểu rõ vai trò của mình trong quá trình KSNB và thực sự tham gia vào quá trình đó.

Nhận biết và đánh giá rủi ro

Nguyên tắc 4: Một HTKSNB hiệu quả đòi hỏi rằng phải nhận biết và đánh giá liên tục những rủi ro trọng yếu có thể ảnh hƣởng đến việc hoàn thành kế hoạch của ngân hàng. Sự đánh giá này phải bao trùm tất cả các rủi ro hoạt động của ngân hàng (RRTD, rủi ro chính sách quốc gia, rủi ro thị trƣờng, rủi

19

ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro vận hành, rủi ro pháp lý và rủi ro thƣơng hiệu). KSNB cần xem lại những rủi ro chƣa đƣợc kiểm soát trƣớc nay cũng nhƣ mới phát sinh.

Hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân nhiệm

Nguyên tắc 5: Hoạt động kiểm soát phải là một công việc quan trọng trong các hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Một HTKSNB hiệu quả đòi hỏi thiết lập một cơ cấu kiểm soát thích hợp, trong đó sự kiểm soát đƣợc xác định ở mỗi mức độ hoạt động. Những điều này bao gồm kiểm tra ở mức độ cao nhất, kiểm tra hoạt động đối với các bộ phận, phòng ban khác nhau, kiểm kê, kiểm tra sự tuân thủ những quy định ban hành và theo dõi sự không tuân thủ; một hệ thống phê duyệt; một hệ thống kiểm tra và đối chiếu.

Nguyên tắc 6: Một HTKSNB hiệu quả đòi hỏi phân công hợp lý, các công việc của nhân viên không mâu thuẫn với nhau. Những xung đột về quyền lợi phải đƣợc nhận biết, giảm thiểu tối đa và tùy thuộc vào sự kiểm soát độc lập và thận trọng.

Thông tin và truyền thông

Nguyên tắc 7: Một HTKSNB hiệu quả đòi hỏi có dữ liệu đầy đủ và tổng hợp về sự tuân thủ, về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, cũng nhƣ những thông tin về thị trƣờng bên ngoài có thể ảnh hƣởng đến việc ra quyết định. Thông tin đáng tin cậy, kịp thời, có thể sử dụng đƣợc và trình bày theo biểu mẫu.

Nguyên tắc 8: Một HTKSNB hiệu quả đòi hỏi một hệ thống thông tin đáng tin cậy, có thể đáp ứng cho hầu hết các hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Hệ thống này phải lƣu trữ và sử dụng dữ liệu bằng máy tính, an toàn, đƣợc theo dõi độc lập và đƣợc kiểm tra đột xuất, đầy đủ.

Nguyên tắc 9: Một HTKSNB hiệu quả đòi hỏi kênh trao đổi thông tin hiệu quả để đảm bảo bằng tất cả nhân viên đã hiểu đầy đủ và tuân thủ triệt để

20

các chính sách và các thủ tục có liên quan đến trách nhiệm và nhiệm vụ của họ và đảm bảo rằng những thông tin cần thiết khác cũng đƣợc phổ biến đến các nhân viên khác có liên quan.

Giám sát và sửa chữa những sai sót

Nguyên tắc 10: Hiệu quả toàn diện của HTKSNB là việc theo dõi, kiểm tra phải liên tục. Việc theo dõi những rủi ro trọng yếu phải là công việc hàng ngày của ngân hàng, cũng nhƣ là việc đánh giá định kỳ của bộ phận kinh doanh và kiểm toán nội bộ.

Nguyên tắc 11: Phải có kiểm toán nội bộ toàn diện, hiệu quả và đƣợc thực hiện bởi những ngƣời có năng lực, đào tạo thích hợp để có thể làm việc độc lập. Công việc kiểm toán nội bộ, cũng là việc theo dõi HTKSNB, phải đƣợc báo cáo trực tiếp cho HĐQT hoặc Ban kiểm soát và Ban điều hành.

Nguyên tắc 12: Những sai sót của HTKSNB đƣợc phát hiện bởi bộ phận kinh doanh, kiểm toán nội bộ, hoặc các nhân viên khác thì phải đƣợc báo cáo kịp thời cho cấp quản lý thích hợp và ghi nhận ngay lập tức. Những sai sót trọng yếu của KSNB phải đƣợc báo cáo cho Ban điều hành và HĐQT.

Đánh giá HTKSNB thông qua cơ quan thanh tra ngân hàng

Nguyên tắc 13: Cán bộ thanh tra ngân hàng đòi hỏi tất các các ngân hàng cần có HTKSNB hiệu quả, phù hợp với bản chất, sự phức tạp, rủi ro vốn có hoạt động ngân hàng và thích nghi đƣợc với sự thay đổi môi trƣờng, điều kiện của ngân hàng. Các thanh tra sẽ xác định HTKSNB của ngân hàng có hiệu quả và đầy đủ không, khi đó các thanh tra ngân hàng sẽ đƣa ra cách xử lý thích hợp.

1.3. Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay ở các NHTM

1.3.1. Mục tiêu kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay

KSNB đƣợc thiết lập trong ngân hàng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau: (i) Sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động: Mục tiêu này liên quan

21

đến sự hữu hiệu và hiệu quả của các ngân hàng trong việc sử dụng tài sản, các nguồn lực khác và đảm bảo ngân hàng kinh doanh không bị lỗ. Quá trình KSNB đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên trong tổ chức đang làm việc để đạt đƣợc mục tiêu do là sự hiệu quả, toàn vẹn và không vƣợt quá chi phí cho phép (ii) Sự tin cậy, đầy đủ và kịp thời của thông tin quản lý và tài chính (mục tiêu thông tin): Các dữ liệu cần thiết đƣợc thu thập, chuyển giao và đƣợc xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đáng tin cậy của các báo cáo có liên quan giúp cho việc ra quyết định cấp tín dụng có chất lƣợng cao. Ngoài ra, các báo định kỳ, báo cáo tài chính và các báo cáo cho cổ đông, ngƣời giám sát và các đối tác bên ngoài cũng tăng độ tin cậy.

(iii) Tuân thủ các quy định và luật pháp hiện hành (mục tiêu tuân thủ): Mục tiêu này đảm bảo chắc chắn rằng tất cả các HĐKD của ngân hàng đều phải tuân thủ đúng quy trình, quy định và luật pháp, các yêu cầu của nhà giám sát, chính sách và thủ tục của tổ chức. Mục tiêu này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi và danh tiếng của ngân hàng.

1.3.2. Đánh giá rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM

Rủi ro trong hoạt động cho vay hay còn gọi là RRTD là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi KH không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là KH chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay. Đây là loại rủi ro lớn nhất, thƣờng xuyên xảy ra và gây thiệt hại nhiều nhất cho NHTM. RRTD bắt nguồn từ lỗi của cả hai bên tham gia quan hệ tín dụng từ cả ngân hàng và KH đi vay; bất cứ một rủi ro nào của ngƣời đi vay đều có thể đƣa đến RRTD cho ngân hàng.

1.3.2.1. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay được phân loại

Nhóm nguyên nhân từ môi trƣờng: Cũng nhƣ hoạt động của các chủ thể kinh tế khác, hoạt động tín dụng của NHTM chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân

22

tố khách quan từ môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng chính trị, đặc điểm văn hóa – xã hội, môi trƣờng pháp lý và các tác động chung của khu vực và địa phƣơng…

Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng: Khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng phản ánh thái độ đối với việc chấp nhận rủi ro ở giới hạn/mức độ nhất định. Trong giới hạn đó, ngân hàng có khả năng và sẵn sàng để hứng chịu, khắc phục và vƣợt qua các rủi ro. Đây là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro cho vay. Thêm vào đó, việc mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng. Cùng với sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng là nguy cơ rất cao xảy ra rủi ro cho vay.

Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng: Nhiều khoản vay của KH với mục đích đầu tƣ vào các danh mục đầu tƣ nhạy cảm với những biến động của thị trƣờng; KH cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng.

Một nguyên nhân khác dẫn đến rủi ro cho vay cho NHTM là một số công ty, tổng công ty đứng ra bảo lãnh hoặc uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của NHTM để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng cho vay chính. Khi đơn vị vay vốn mất khả năng thanh toán, bên bảo lãnh và uỷ quyền không chịu thực hiện việc trả nợ thay.

1.3.2.2. Hình thức rủi ro cho vay khi khách hàng không trả nợ đúng hạn

Không thu đƣợc lãi đúng hạn: Lúc này ngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh hay thƣờng gọi là nợ quá hạn lãi. Đây là hình thức rủi ro đƣợc xếp vào mức rủi ro thấp.

Không thu đƣợc nợ gốc đúng hạn: Khi không thu đƣợc nợ gốc đúng hạn chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang có vấn đề. Hình thức

23

này gây rủi ro lớn trong nhiệm vụ đảm bảo thanh khoản và tình hình sinh lời của tài sản.

Không thu đủ lãi: Khi ngân hàng không thu đƣợc đủ lãi thì tình hình đã trở nên nghiêm trọng. Tình hình kinh doanh của KH có thể đã gặp khó khăn việc sử dụng vốn vay không hiệu quả. Lúc này ngân hàng cần có những biện pháp hỗ trợ KH nhƣ giảm lãi, tƣ vấn cho KH hoặc có thể cung cấp thêm những khoản tín dụng cần thiết cho KH nếu dự án đang đầu tƣ là khả thi.

Không thu đủ gốc cho vay: Khi ngân hàng không thu đủ vốn cho vay tại thời điểm này, ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ trên vào mục nợ không có khả năng thu hồi, tiến hành xử lý rủi ro, bán nợ hoặc phải xoá nợ.

1.3.2.3. Tác động khi rủi ro cho vay xảy ra đối với ngân hàng

Rủi ro cho vay làm giảm doanh thu của ngân hàng: Những khoản cho vay gặp rủi ro gây cho ngân hàng những thiệt hại về mặt tài sản khi không thu đƣợc vốn và lãi trực tiếp làm giảm doanh thu của ngân hàng.

Rủi ro cho vay làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Các khoản đầu tƣ, cho vay thu hồi chậm hoặc không thu hồi đƣợc trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả vốn huy động một cách đều đặn cả vốn, lãi đúng kỳ hạn. Chính vì thế đã làm hạn chế khả năng thanh toán, ảnh hƣởng đến tình hình HĐKD của ngân hàng.

Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của ngân hàng và khả năng kinh doanh của ngân hàng: một khi đã bị giảm uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng ảnh hƣởng, ngƣời dân và các tổ chức đang có tiền gửi tại ngân hàng kéo đến ồ ạt đến rút tiền và chấm dứt quan hệ kéo theo đó là những tổn thất về tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)