Đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả về hoạt động kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 73 - 79)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.1. Đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả về hoạt động kiểm soát nội bộ

bộ hoạt động cho vay KHDN

Tính hữu hiệu và hiệu quả về kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Quy Nhơn thể hiện qua việc hoạt động này đã đạt đƣợc mục tiêu đề ra và góp phần hoàn thành tốt kết quả HĐKD của BIDV Quy Nhơn trong giai đoạn 2015-2019.

Tính hữu hiệu hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đƣợc thể hiện ở hoạt động đã đạt đƣợc mục tiêu đề ra, đảm bảo đƣợc chất lƣợng tín dụng trong chi nhánh, CBTD tuân thủ quy trình, việc thực hiện phân loại nợ

65

và trích lập dự phòng đƣợc tuân thủ, kiểm soát chéo trong quản trị điều hành đƣợc tuân thủ, tỷ lệ nợ xấu đƣợc duy trì trong mức cho phép theo quy định của NHNN.

Tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đã góp phần vào tăng trƣởng và phát triển tín dụng KHDN đóng góp không nhỏ vào kết quả HĐKD của chi nhánh

Tính hiệu quả thể hiện ở tốc độ tăng trƣởng tín dụng KHDN

KHDN có sự tăng trƣởng đều và ổn định qua các năm và vẫn đang là chỉ tiêu có tầm ảnh hƣởng quan trọng cho sự tăng trƣởng và phát triển của chi nhánh trong giai đoạn 2015-2019. Cụ thể: Năm 2015 đạt 1.641 tỷ đồng; năm 2016 đạt 3.297 tỷ đồng, tăng 1.656 tỷ đồng (~100,9%) so với năm 2015; năm 2017 đạt 4.009 tỷ đồng, tăng 712 tỷ đồng (~21,6%) so với năm 2016, năm 2018 đạt 4.623 tỷ đồng, tăng 614 tỷ đồng (~15,3%) so với năm 2017 và năm 2019 đạt 5.431 tỷ đồng, tăng 808 tỷ đồng (~17,5%) so với năm 2018.

66

KH bán lẻ có sự chuyển dịch mạnh theo định hƣớng phát triển và chỉ đạo, điều hành của BIDV TW với tỷ trọng dƣ nợ tín dụng bán buôn-bán lẻ năm 2015 là 91%-9% (1.641-161 tỷ đồng) đến năm 2019 tỷ trọng này là 79%- 21% (5.431-1.435 tỷ đồng). Cùng với sự bổ sung nhân lực cho mảng tín dụng bán lẻ thì dƣ nợ tăng ròng từ năm 2018 có sự tăng trƣởng đột phá đạt 1.026 tỷ đồng, tăng 489 tỷ đồng (~91,1%) so với năm 2017, năm 2019 đạt 1.435 tỷ đồng, tăng 409 tỷ đồng (~39,9%) so với năm 2018. Có sự tăng trƣởng mạnh mẽ trên là nhờ chính sách phát triển kinh tế trên địa bàn, việc thành phố Quy Nhơn phát triển du lịch đã làm cho nhu cầu vốn đầu tƣ cho các nhà hàng, khách sạn cũng nhƣ nhu cầu sử dụng các dịch vụ chất lƣợng cao tăng theo tạo tiền đề và động lực cho tăng trƣởng tín dụng bán lẻ nói riêng và tín dụng đầu tƣ trên địa bàn nói chung.

67

Bảng 2.6: Bảng kết quả hoạt động cho vay tại BIDV Quy Nhơn

1.802 3.542 4.546 5.650 6.866 1.740 96,6 1.004 28,3 1.104 24,3 1.216 21,5

1 Phân theo đối tƣợng 1.802 100 3.542 100 4.546 100 5.649 100 6.866 100 1.740 96,6 1.004 28,3 1.103 24,3 1.217 21,5

1.1 Khách hàng DN 1641 91 3297 93 4009 88 4623 82 5431 79 1.656 100,9 712 21,6 614 15,3 808 17,5 1.2 Khách hàng bán lẻ 161 9 245 7 537 12 1026 18 1435 21 84 52,2 292 119,2 489 91,1 409 39,9

2 Phân theo thời hạn 1.802 100 3.542 100 4.546 100,0 5.649 100 6.866 100 1.740 96,6 1.004 28,3 1.103 24,3 1.217 21,5

2.1 Ngắn hạn 427 24 1204 34 2294 50,5 3534 63 4857 71 777 182,0 1.090 90,5 1.240 54,1 1.323 37,4 2.2 Trung dài hạn 1375 76 2338 66 2252 49,5 2115 37 2009 29 963 70,0 -86 -3,7 -137 -6,1 -106 -5,0 3 Phân theo chất lƣợng 1.802 100,0 3.542 100,0 4.546 100,0 5.649 100 6.866 100 1.740 96,6 1.004 28,4 1.103 24,3 1.217 21,5 3.1 Nợ nhóm I 1750 97,1 3535 99,8 4543 99,9 5.646 100 6495 94,6 1.785 102,0 1.008 28,5 1.103 24,3 849 15,0 3.2 Nợ nhóm II 43 2,4 3,9 0,1 2,7 0,1 0,6 0,01 294,7 4,3 -39 -90,9 -1 -30,8 -2 -77,8 294 49016,7 3.3 Nợ nhóm Xấu 9 0,5 3,1 0,1 0,5 0,01 2,8 0,05 76,3 1,1 -6 -65,6 -3 -83,9 2 460,0 74 2625,0 3.4 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ 0,50% 0,09% 0,01% 0,05% 1,1% Dƣ nợ tín dụng Số tiền % Số tiền Tỷ trọng Chi tiết dƣ nợ Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tỷ trọng TT Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch

2016 so 2015 Chênh lệch 2017 so 2016 Chênh lệch 2018 so 2017 Chênh lệch 2019 so 2018 Số

tiền Số tiền % Số tiền %

68

Tính hữu hiệu thể hiện trong quản lý chất lƣợng tín dụng

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu tại BIDV Quy Nhơn

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của BIDV Quy Nhơn qua các năm 2015-2019)

Theo quy định chung của ngành cũng nhƣ của BIDV đối với chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu đƣợc duy trì ở mức < 3%, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong giai đoạn 2015-2019 có những biến động nhƣ biểu đồ minh họa, sau khi sáp nhập MHB Bình Định mức nợ xấu cuối năm 2015 là 9 tỷ đồng (~0,5%) chi nhánh đã xử lý nợ và ổn định tỷ lệ này ở mức dƣới 0,1% (dƣới 2 tỷ đồng) trong các năm 2016,2017 và 2018. Tuy nhiên, đến năm 2019 cùng với việc một số các KHDN lớn có dấu hiệu gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh tỷ lệ nợ xấu đã tăng đến mức 76,3 tỷ đồng (~1,11%), và nợ nhóm 2 là 294,7 tỷ đồng (~4,3%) đây là dấu hiệu cảnh báo chi nhánh cần có những điều chỉnh trong công tác quản lý điều hành hoạt động cho vay.

Xét về số tƣơng đối tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh năm 2019 đã tăng gấp 22 lần so với năm 2018 (từ 0.05% tăng lên 1.11%) và nợ nhóm 2 cũng có dấu hiệu tăng

69

mạnh. Tuy nhiên, xét về tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB hoạt động cho vay của chi nhánh thì đó là điểm cộng khi các phòng có liên quan đến công tác tính dụng thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của các khoản vay quá hạn và phân đúng vào nhóm nợ theo quy định của Thông tƣ 02/2014/NHNN. Trƣớc khi Thông tƣ 02 có hiệu lực thì việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN, đây cũng là Quyết định đƣợc sử dụng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2010 mà hệ lụy ở Việt Nam thì vẫn kéo dài đến ngày nay, bởi Quyết định này cho phép các TCTD phân loại nợ dựa theo đánh giá định tính khả năng thu hồi nợ của KHDN, từ đó phát sinh nhiều bất cập trong phân loại nợ. Các TCTD muốn che đậy các khoản nợ xấu, nợ tiềm tàng để giữ một bảng BCTC sạch. Tuy nhiên khi khủng hoảng trở nên trầm trọng các NHTM đã không thể cứu vãng đƣợc tình hình thì hàng loạt các chi nhánh của các NHTM bị rơi vào tình trạng tái cơ cấu, NHNN phải đƣa ra Công ty Quản lý tài sản (VAMC) để thực hiện nghiệp vụ mua lại các khoản nợ này nhằm giải cứu các NHTM.

Từ bài học xƣơng máu trên, việc BIDV Quy Nhơn đã thực hiện phân loại nợ đúng và trích lập dự phòng đủ ngay từ đầu, dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý ngay từ đầu để phân tán bớt rủi ro và chủ động trong điều hành HĐKD là một hƣớng đi đúng đắn của BGĐ BIDV Quy Nhơn cho thấy sự điều hành sáng suốt trên cơ sở tuân thủ chỉ đạo trong quản trị điều hành của BIDV TW.

Từ những phân tích trên cho thấy bằng việc tuân thủ quy trình, vận dụng linh hoạt quy định cấp tín dụng, BIDV Quy Nhơn đã phát huy tính hữu hiệu và hiệu quả công tác KSNB trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh.

70

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 73 - 79)