Đánh giá rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 64 - 67)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Đánh giá rủi ro hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

Đối với mọi hoạt động của đơn vị đều có phát sinh những rủi ro và khó có thể kiểm soát hết tất cả các rủi ro này. Vì vậy, Ban lãnh đạo ngân hàng luôn chú trọng việc đánh giá và phân tích những nhân tố ảnh hƣởng tạo nên rủi ro và cố gắng kiểm soát để tối thiểu hóa những tổn thất do các rủi ro này gây ra.

Xác định mục tiêu của đơn vị

BIDV đƣợc cộng đồng trong nƣớc và quốc tế biết đến và ghi nhận nhƣ là một trong những thƣơng hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nƣớc, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng. Với triết lý kinh doanh là Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công và mục tiêu kinh doanh là hƣớng tới khách hàng, toàn bộ CBNV trong đơn vị luôn cố gắng hoàn thiện chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm đem lại sự hài lòng và lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

Nhận dạng rủi ro

Sự thay đổi các chính sách, quy định của Chính phủ trong quản lý điều hành nền kinh tế đòi hỏi các CBTD phải cập nhật thƣờng xuyên và kịp thời; sự biến động của tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc; áp lực cạnh tranh khi ngày càng có nhiều NHTM khác mở chi nhánh và cạnh tranh trực tiếp trên địa bàn.... là những yếu tố có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

56

thấy đó là các ngân hàng đóng trên cùng địa bàn nhƣ Vietcombank, Vietinbank, ACB… liên tục đƣa ra các gói sản phẩm mới và hấp dẫn doanh nghiệp. Trong khi CBTD luôn đối mặt với áp lực về chỉ tiêu dƣ nợ. Chính những áp lực này là nguyên nhân dẫn đến việc nhằm lôi kéo, thu hút đƣợc doanh nghiệp vay thì CBTD đôi lúc lƣợt bỏ một số thủ tục kiểm soát trong quy trình, quy định cũng nhƣ chấp nhận cho vay các doanh nghiệp vay không thật sự tốt từ đó gây rủi ro cho ngân hàng.

Phân tích rủi ro

Đây là công việc khá phức tạp vì rủi ro rất khó định lƣợng và có nhiều phƣơng pháp khác nhau. Khi xảy ra một sự việc bất thƣờng, BGĐ cùng với các lãnh đạo phòng và CBTD quản lý trực tiếp sẽ có cuộc họp ngay để tìm ra nguyên nhân, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của nó đến tình hình của đơn vị, đƣa ra các biện pháp xử lý khắc phục, có các biện pháp lâu dài để ngăn chặn sự việc tái tiếp diễn.

Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro

Hằng tháng, chi nhánh phân công cho phòng Quản lý rủi ro thực hiện tính toán trích lập dự phòng cho toàn bộ các khoản nợ tại ngân hàng theo đúng quy định về phân loại nợ của NHNN. Việc trích lập này giúp bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động của ngân hàng, luôn có một khoản dự phòng để ngân hàng xử lý các khoản nợ khi rủi ro không trả đƣợc nợ của doanh nghiệp xảy ra.

Tuân thủ việc phân loại nợ theo đúng tuổi nợ, thực hiện trích lập dự phòng đúng đủ và xử lý rủi ro sớm các khoản nợ khó đòi ngay khi phát sinh cũng là một trong những biện pháp giúp hạn chế tình trạng bong bóng nợ xấu của chi nhánh. Bằng cách sử dụng nguồn xử lý RRTD hằng năm, vô hình trung cũng giúp cho chi nhánh chủ động trong HĐKD, điều tiết đƣợc dƣ nợ xấu, dƣ nợ cần xử lý rủi ro từ đó đảm bảo các chỉ tiêu nợ xấu nằm trong giới hạn cho phép.

57

Một số nguyên nhân gây ra RRTD trong hoạt động cho vay KHDN tại BIDV Quy Nhơn.

Nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp

- Do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do biến động thị trƣờng, do các nguyên nhân bất khả kháng thiên tai, lũ lụt, hạn hán…

- Doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích ban đầu dẫn đến việc cho vay kém hiệu quả, không quản lý đƣợc vốn vay, dù cố ý hoặc không cố ý nhƣng đều ảnh hƣởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn vay, dẫn đến không đủ khả năng trả nợ nhƣ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Doanh nghiệp lập hồ sơ giả, hợp đồng mua bán ảo, lập phƣơng án vay vốn trên cơ sở hợp đồng mua bán ảo, nhằm chiếm đoạt và xử dụng vốn ngân hàng sai mục đích.

Doanh nghiệp không cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản vay nhƣ tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh…

Nguyên nhân xuất phát từ phía BIDV Quy Nhơn

Đội ngũ cán bộ QLKH của ngân hàng phần lớn còn rất trẻ, kinh nghiệm làm việc chƣa nhiều do đó năng lực, trình độ vẫn đang đƣợc nâng cao, có khả năng mắc sai sót trong quá trình thẩm định PAKD, quản lý khoản vay cũng nhƣ quản lý doanh nghiệp.

Chi nhánh tập trung tăng trƣởng tín dụng để nâng cao lợi nhuận nên trong quản lý điều hành đã tối giản các điều kiện cho vay và nới lỏng kiểm soát cho vay cũng là một phần nguyên nhân gây ra RRTD cho ngân hàng.

Cán bộ ngân hàng không nắm vững quy trình quy định dẫn đến khi thực hiện xảy ra sai sót, ví dụ nhƣ thực hiện giải ngân đối với nhóm các doanh nghiệp liên quan CBTD cố tình bỏ qua mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, trình cấp tín dụng giống nhƣ doanh nghiệp vay vốn thông thƣờng, đến khi các

58

đoàn kiểm tra phát hiện ra thì tổng dƣ nợ của nhóm khách hàng doanh nghiệp liên quan đã vƣợt mức thẩm quyền phán quyết của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)