Đánh giá rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 30 - 34)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Đánh giá rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM

Rủi ro trong hoạt động cho vay hay còn gọi là RRTD là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi KH không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là KH chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay. Đây là loại rủi ro lớn nhất, thƣờng xuyên xảy ra và gây thiệt hại nhiều nhất cho NHTM. RRTD bắt nguồn từ lỗi của cả hai bên tham gia quan hệ tín dụng từ cả ngân hàng và KH đi vay; bất cứ một rủi ro nào của ngƣời đi vay đều có thể đƣa đến RRTD cho ngân hàng.

1.3.2.1. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay được phân loại

Nhóm nguyên nhân từ môi trƣờng: Cũng nhƣ hoạt động của các chủ thể kinh tế khác, hoạt động tín dụng của NHTM chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân

22

tố khách quan từ môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng chính trị, đặc điểm văn hóa – xã hội, môi trƣờng pháp lý và các tác động chung của khu vực và địa phƣơng…

Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng: Khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng phản ánh thái độ đối với việc chấp nhận rủi ro ở giới hạn/mức độ nhất định. Trong giới hạn đó, ngân hàng có khả năng và sẵn sàng để hứng chịu, khắc phục và vƣợt qua các rủi ro. Đây là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro cho vay. Thêm vào đó, việc mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng. Cùng với sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng là nguy cơ rất cao xảy ra rủi ro cho vay.

Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng: Nhiều khoản vay của KH với mục đích đầu tƣ vào các danh mục đầu tƣ nhạy cảm với những biến động của thị trƣờng; KH cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng.

Một nguyên nhân khác dẫn đến rủi ro cho vay cho NHTM là một số công ty, tổng công ty đứng ra bảo lãnh hoặc uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của NHTM để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng cho vay chính. Khi đơn vị vay vốn mất khả năng thanh toán, bên bảo lãnh và uỷ quyền không chịu thực hiện việc trả nợ thay.

1.3.2.2. Hình thức rủi ro cho vay khi khách hàng không trả nợ đúng hạn

Không thu đƣợc lãi đúng hạn: Lúc này ngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh hay thƣờng gọi là nợ quá hạn lãi. Đây là hình thức rủi ro đƣợc xếp vào mức rủi ro thấp.

Không thu đƣợc nợ gốc đúng hạn: Khi không thu đƣợc nợ gốc đúng hạn chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang có vấn đề. Hình thức

23

này gây rủi ro lớn trong nhiệm vụ đảm bảo thanh khoản và tình hình sinh lời của tài sản.

Không thu đủ lãi: Khi ngân hàng không thu đƣợc đủ lãi thì tình hình đã trở nên nghiêm trọng. Tình hình kinh doanh của KH có thể đã gặp khó khăn việc sử dụng vốn vay không hiệu quả. Lúc này ngân hàng cần có những biện pháp hỗ trợ KH nhƣ giảm lãi, tƣ vấn cho KH hoặc có thể cung cấp thêm những khoản tín dụng cần thiết cho KH nếu dự án đang đầu tƣ là khả thi.

Không thu đủ gốc cho vay: Khi ngân hàng không thu đủ vốn cho vay tại thời điểm này, ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ trên vào mục nợ không có khả năng thu hồi, tiến hành xử lý rủi ro, bán nợ hoặc phải xoá nợ.

1.3.2.3. Tác động khi rủi ro cho vay xảy ra đối với ngân hàng

Rủi ro cho vay làm giảm doanh thu của ngân hàng: Những khoản cho vay gặp rủi ro gây cho ngân hàng những thiệt hại về mặt tài sản khi không thu đƣợc vốn và lãi trực tiếp làm giảm doanh thu của ngân hàng.

Rủi ro cho vay làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Các khoản đầu tƣ, cho vay thu hồi chậm hoặc không thu hồi đƣợc trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả vốn huy động một cách đều đặn cả vốn, lãi đúng kỳ hạn. Chính vì thế đã làm hạn chế khả năng thanh toán, ảnh hƣởng đến tình hình HĐKD của ngân hàng.

Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của ngân hàng và khả năng kinh doanh của ngân hàng: một khi đã bị giảm uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng ảnh hƣởng, ngƣời dân và các tổ chức đang có tiền gửi tại ngân hàng kéo đến ồ ạt đến rút tiền và chấm dứt quan hệ kéo theo đó là những tổn thất về tài chính cho chính ngân hàng và rộng hơn là cho cả hệ thống tài chính, tại Việt Nam cũng đã từng xảy ra nhiều trƣờng hợp nhƣ của ngân hàng ACB (2003), Phƣơng Nam (2005) …

24

đó gánh chịu mà còn tác động tới những ngân hàng có quan hệ với ngân hàng này. Điều này gây ra sự phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng ảnh hƣởng tới toàn bộ nền kinh tế. Chính vì những hậu quả khó lƣờng khi mà RRTD gây ra nhƣ các cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Nó đã làm nền kinh tế các nƣớc khu vực châu Á lâm vào khủng hoảng nặng nề. Vì vậy mỗi ngân hàng phải luôn quan tâm tới rủi ro trong cho vay cũng nhƣ RRTD để đảm bảo cho quá trình HĐKD của ngân hàng thực sự là đòn bẩy cho nền kinh tế phát triển.

1.3.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro cho vay

Từ năng lực, đạo đức cán bộ: cán bộ ngân hàng làm sai quy tắc tín dụng do trình độ chuyên môn còn hạn chế, hoặc chƣa bắt kịp với những thay đổi của thị trƣờng, hoặc trình độ yếu kém không đủ khả năng thẩm định những dự án phức tạp… Bên cạnh đó có một số cán bộ tín dụng biến chất lợi dụng chức vụ quyền hạn bằng các thủ thuật nghiệp vụ trong cho vay để trục lợi cho bản thân. Chính những yếu điểm này đã tạo ra khe hở cho KH chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

Xuất phát từ nguyên nhân chủ quan từ phí ngân hàng khi phải cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng. Các ngân hàng đã cố tình quên nhiệm vụ đảm bảo an toàn mà chạy theo chính sách lợi nhuận. Bỏ qua các quy tắc phòng ngừa rủi ro, làm sai lệch các nguyên tắc cho vay. Đây là chính sách mạo hiểm trong kinh doanh và sẽ mang lại tổn thất lớn khi rủi ro xảy ra.

Ngân hàng không thực hiện hoặc thực hiện không tốt các đảm bảo tín dụng, ngƣời vay không đáp ứng đủ các điều kiện về tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh nhƣng NHTM vẫn cho vay. Bên cạnh đó có một số cán bộ tín dụng biến chất đã thông đồng với KH nâng khống giá trị tài sản nhằm mục đích vay đƣợc nhiều tiền. Đến khi rủi ro cho vay xảy ra, KH không hoàn trả đƣợc nợ gốc lãi thì nguồn đảm bảo thu nợ thứ hai của ngân hàng là tài sản thế chấp, cầm cố không còn đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng. Đã có

25

những trƣờng hợp KH giao tài sản cho ngân hàng xử lý nhƣng vẫn không đủ đảm bảo thanh toán đƣợc khoản nợ vay. Chính vì vậy việc định giá TSBĐ cũng là một yếu tố tác động tới rủi ro ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)