Hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 34)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.3. Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là những chính sách kiểm soát và thủ tục kiểm soát để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý đƣợc thực hiện, trên cơ sở đó, giúp kiểm soát các rủi ro mà các NHTM có thể gặp phải.

Chính sách kiểm soát là những nguyên tắc cơ bản, là cơ sở cho việc đƣa ra các thủ tục kiểm soát, bao gồm:

(i) Nguyên tắc phân công phân nhiệm: trách nhiệm và công việc đƣợc phân chia cụ thể cho nhiều bộ phận và cho nhiều ngƣời trong bộ phận nhằm tạo sự chuyên môn hóa trong công việc giúp hạn chế sai sót và nếu xảy ra sai sót thì thƣờng dễ phát hiện.

(ii) Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: quy định sự phân tách thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hạn.

(iii) Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Theo sự ủy quyền của các nhà quản lý, các cấp dƣới đƣợc giao cho quyết định và giải quyết một số công việc trong một phạm vi nhất định. Để tuân thủ tốt quá trình kiểm soát, mọi nghiệp vụ kinh tế phải đƣợc phê chuẩn đúng đắn. Sự phê chuẩn đƣợc thực hiện qua hai loại: (i) Sự phê chuẩn chung đƣợc thực hiện thông qua việc xây dựng các chính sách chung về những mặt hoạt động cụ thể cho các cán bộ cấp dƣới tuân thủ; (ii) Sự phê chuẩn cụ thể đƣợc thực hiện theo từng nghiệp vụ kinh tế riêng

Thủ tục kiểm soát là những quy định cụ thể để thực thi các chính sách kiểm soát. Các thủ tục kiểm soát quan trọng nhƣ:

26

toán và tài sản hiện có trên thực tế bắt buộc phải đƣợc thực hiện định kỳ. Điều tra nguyên nhân, qua đó phát hiện những yếu kém tồn tại trong ngân hàng. Hoạt động này thực hiện cho các loại sổ sách và tài sản, kể cả những ấn chỉ đã đƣợc đánh số thứ tự trƣớc nhƣng chƣa sử dụng; hạn chế các nhân viên không phận sự tiếp cận phần mềm, tài sản của ngân hàng

(ii) Kiểm soát quá trình xử lý thông tin: Để thông tin đáng tin cậy thì cần thực hiện nhiều bộ phận kiểm soát chéo lẫn nhau nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ của thông tin làm cơ sở cho việc phê chuẩn các nghiệp vụ.

(iii) Phân tích rà soát: xem xét lại những việc đã đƣợc thực hiện bằng cách so sánh số thực tế với số kế hoạch, dự toán, thực hiện kỳ trƣớc. Đơn vị thƣờng xuyên rà soát thì có thể phát hiện những vấn đề bất thƣờng, từ đó có thể thay đổi kịp thời chiến lƣợc hoặc kế hoạch kinh doanh.

Tại Việt Nam, hoạt động kiểm soát đối với hoạt động cho vay đƣợc quy định cụ thể tại Điều 15. Hoạt động kiểm soát và Điều 16. Hoạt động kiểm soát đối với hoạt động cấp tín dụng của Thông tƣ 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của Ngân hàng Nhà nƣớc v/v Quy định về HTKSNB của NHTM, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Ngoài ra, còn nhấn mạnh thêm nguyên tắc kiểm soát xung đột lợi ích, cụ thể:

Cá nhân, bộ phận có chức năng thẩm định tín dụng độc lập với cá nhân, bộ phận có chức năng:

(i) Quan hệ khách hàng; (ii) Thẩm định lại (nếu có);

(iii) Phê duyệt quyết định cấp tín dụng;

(iv) Kiểm soát hạn mức RRTD; quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề; trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD.

1.3.4. Thông tin được sử dụng để kiểm soát hoạt động cho vay

27

trƣờng luôn biến động và cạnh tranh gay gắt nhƣ ngày nay mà không cần đến thông tin. Thông tin trở thành vấn đề thiết yếu, không thể thiếu đƣợc với mọi doanh nghiệp nói chung, NHTM nói riêng. Trong hoạt động cho vay, ngân hàng cho vay chủ yếu dựa trên sự tin tƣởng đối với KH. Mức độ chính xác của sự tin tƣởng này lại phụ thuộc vào chất lƣợng thông tin mà ngân hàng có đƣợc.

1.3.4.1. Trung tâm Thông Tin Tín Dụng

CIC (Credit Information Center) hay còn gọi là Trung tâm Thông Tin Tín Dụng, là tổ chức của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đƣợc thành lập từ 27/2/1999 cho đến nay đã đi vào hoạt động đƣợc hơn 20 năm. Tổ chức này có chức năng thu nhận, lƣu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, TCTD. Đến thời điểm hiện tại, nguồn thông tin từ CIC là nguồn thông tin có tính thống nhất, đầy đủ, có chất lƣợng cao, đáng tin cậy và đƣợc xây dựng trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại với các nguồn tin phong phú, đa dạng, tốc độ xử lý cao, đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của các NHTM.

Ra đời tại thời điểm nhận thức của các tổ chức trong Ngành và toàn xã hội đối với hoạt động TTTD chƣa cao, nguồn nhân lực thiếu và yếu, trang thiết bị công nghệ tin học lạc hậu, kinh nghiệm hầu nhƣ chƣa có, thiếu cả về thực tiễn xây dựng mô hình tổ chức, phƣơng thức hoạt động, hành lang pháp lý cho việc phát triển nghiệp vụ. Nhƣng bắt đầu từ năm 2009 đã có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ, CIC đã khẳng định vai trò, vị thế là một trụ cột không thể thiếu của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia, CIC luôn phản ánh khách quan, trung thực, chính xác về ngƣời vay, là địa chỉ tin cậy hƣớng tới hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả, mang lại quyền bình đẳng và ý thức trong tiếp cận tín dụng của ngƣời vay; vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các NHTM, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các KH vay.

28

Thực tế ở Việt Nam, tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ là khó khăn cũng tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay của NHTM.

1.3.4.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Để hệ thống các thông tin đã thu thập, ngày nay hầu nhƣ tất cả các NHTM đều có hệ thống XHTD nội bộ để tổng hợp thông tin nhằm kiểm soát RRTD nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay, đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng và giảm thiểu tối đa rủi ro. Đòi hỏi các NHTM phải nắm bắt những thông tin cả bên trong và bên ngoài của ngân hàng (những thông tin bên ngoài gồm có: khách hàng, những biến đổi của môi trƣờng kinh tế, dân số, văn hoá, xã hội, chính trị, luật pháp, tự nhiên, công nghệ, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu khách hàng,... ). Luồng thông tin bên trong cung cấp cho biết rõ những điểm mạnh, yếu của các nguồn lực khác nhau trong ngân hàng mình.

Nếu một ngân hàng nắm bắt kip thời những thông tin về kinh tế, xã hội, thị trƣờng thì ngân hàng đó sẽ đƣa ra những phƣơng hƣớng HĐKD nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phù hợp. Những thông tin về KH chính xác thì chính sách cấp tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng đối với từng KH sẽ hợp lí hơn và chủ động hơn. Điều đó sẽ giúp cho ngân hàng không bỏ lỡ nhiều cơ hội cho vay tốt, đồng thời hạn chế đƣợc những rủi ro cho những khoản cho vay của mình.

Ngƣợc lại nếu thông không kịp thời, chính xác, nguồn tin không đáng tin cậy hoặc bị sai lệch thì ngân hàng sẽ cho vay không hợp lí. Cho vay quá thấp sẽ hạn chế khả năng sản xuất của doanh nghiệp do lƣợng vốn đi vay chƣa đủ để doanh nghiệp đầu tƣ toàn diện, hoạt động đúng công suất để tối đa hóa lợi nhuận. Nhƣng nếu cho vay quá cao so với nhu cầu và khả năng thanh toán của KH dễ dẫn đến tình trạng mất thanh khoản, doanh nghiệp luôn đối diện với áp lực trả nợ, ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh, chƣa kể đến việc mất khả năng thanh toán.

29

Tại nƣớc ta, nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống XHTD nội bộ, ngƣời quản lý của một số TCTD đã xác định tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro đã xây dựng chƣơng trình XHTD nội bộ có định hƣớng lƣợng hóa các yếu tố rủi ro, đáp ứng các yêu cầu của Basel II.

1.3.4.3. Basel II và hệ thống thông tin kiểm soát hoạt động cho vay

Basel II quy định, XHTD nội bộ và các kết quả ƣớc lƣợng xác suất vỡ nợ, mức độ tổn thất là những yếu tố quan trọng trong quá trình phê duyệt tín dụng, quản lý RRTD, phân bổ nguồn vốn cho vay và quản trị ngân hàng. Cụ thể hơn, kết quả XHTD và các ƣớc lƣợng về xác suất vỡ nợ và mức độ tổn thất đƣợc ứng dụng vào:

(i) Hỗ trợ phê duyệt tín dụng: cải thiện tính chính xác và hiệu lực của việc ra quyết định cấp tín dụng, cung cấp phƣơng tiện hỗ trợ để quá trình này trở nên hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm bớt sự can thiệp từ con ngƣời.

(ii) Thực hiện quản trị RRTD: XHTD nội bộ là một công cụ để đánh giá mức rủi ro của KH. Nhờ tích hợp các nguyên tắc, khung chính sách và tiêu chuẩn tín dụng căn bản của ngân hàng, hệ thống XHTD là căn cứ độc lập để TCTD đánh giá hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận liên quan, bảo đảm việc cấp tín dụng đƣợc quản lý phù hợp, các tài sản có RRTD nằm trong các giới hạn, thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và khả năng phát hiện rủi ro sớm.

(iii) Hỗ trợ xác định giá khoản tín dụng: mức giá chào cho khoản tín dụng phải phù hợp và đủ để bồi hoàn tổn thất tín dụng. XHTD phân loại các mức độ rủi ro và là một trong những căn cứ tin cậy để xác định giá cho các khoản tín dụng, theo nguyên tắc mức XHTD thấp (rủi ro cao) có mức giá cao và ngƣợc lại.

30

phụ thuộc vào mức độ XHTD của KH đó. Những khoản vay có mức rủi ro cao cần phải kiểm soát, đánh giá thƣờng xuyên, những KH vay có mức XHTD thấp cũng cần phải đƣợc chú trọng theo dõi. Ngƣợc lại, những KH tốt với mức XHTD cao sẽ đƣợc ƣu ái hơn trong các quan hệ giao dịch.

(v) Làm căn cứ để lập dự phòng tín dụng: mức dự phòng các khoản cấp tín dụng phụ thuộc vào mức độ rủi ro của khoản tín dụng đó.

(vi) Hỗ trợ công tác quản lý thông tin (MIS) theo danh mục và tạo lập báo cáo: dữ liệu đƣa vào hệ thống XHTD là rất phong phú liên quan đến khoản vay và HĐKD của KH. Hệ thống XHTD thƣờng đƣợc các TCTD thiết lập trên nền tảng công nghệ tin học cao, cho phép chiết xuất, quản lý các trƣờng thông tin theo từng danh mục yêu cầu và đƣa ra hệ thống báo cáo hiệu quả.

Trƣớc đây, Hệ thống XHTD của các TCTD và của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) hầu hết đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp chấm điểm các tiêu chí theo ý kiến chuyên gia. Phƣơng pháp này chỉ dừng ở cho điểm định tính và chƣa lƣợng hóa đƣợc các yếu tố rủi ro. Đến nay các ngân hàng trong nhóm 10 ngân hàng tham gia thí điểm chuẩn Basel II đã có Hệ thống XHTD nội bộ cơ bản đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn định lƣợng rủi ro theo Basel II.

1.3.5. Công tác giám sát

Hoạt động giám sát là quá trình đánh giá chất lƣợng của hệ thống KSNB theo thời gian với mục tiêu chính là nhằm đảm bảo cho hệ thống KSNB trong các NHTM luôn hoạt động hữu hiệu và hiệu quả. Thực hiện hoạt động giám sát bao gồm giám sát thƣờng xuyên và giám sát định kỳ.

Giám sát thƣờng xuyên hoạt động cho vay đƣợc thực hiện đồng thời trong các hoạt động hằng ngày của ngân hàng. Giao bộ phân chuyên trách kiểm soát các quy trình, quy định bảo đảm các cấp quản lý điều hành tuân thủ các nguyên tắc về phân công, phân nhiệm khi thực hiện quyết định cấp tín

31

dụng, bảo đảm các nguyên tắc ngƣời thẩm định tín dụng độc lập với quản lý khách hàng và ngƣời phê duyệt phê duyệt cấp tín dụng, đảm bảo thực hiện đúng phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng theo quy định… Đối với số liệu cập nhật hệ thống cũng sẽ có bộ phận hậu kiểm tài chính kế toán thực hiện đối chiếu thông tin, số liệu dựa trên các báo cáo dữ liệu gốc, báo cáo dữ liệu hằng ngày của các khoản vay đã nhập trên hệ thống với hồ sơ thực tế, đối chiếu tài sản thực tế nhập kho với tài sản nhập trên hệ thống tín dụng, các khoản lệch cân đối do thu nợ gốc lãi không đúng đủ,…

Giám sát định kỳ thƣờng thực hiện dƣới hình thức thành lập các đoàn kiểm tra giám sát tín dụng, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, các chƣơng trình đánh giá định kỳ… trong đó hình thức các đoàn kiểm tra giám sát và kiểm toán nội bộ là 2 hình thức phổ biến trong kiểm soát định kỳ hoạt động cho vay trong các NHTM, đây là các hoạt động giám sát một cách độc lập hệ thống KSNB trong một tổ chức, đƣợc thiết kế ngoài quy trình hoạt động hàng ngày.

32

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Ở Chƣơng 1, tác giả trình bày khái quát về HTKSNB trong hoạt động cho vay tại các NHTM. Đồng thời tác giả trình bày sơ lƣợc các hoạt động, các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và đi sâu phân tích các nội dung của KSNB trong hoạt động cho vay tại các NHTM. Theo đó, nội dung ở chƣơng này là cơ sở lý thuyết quan trọng để qua đó căn cứ vào việc phân tích thực trạng ở chƣơng tiếp theo, tác giả sẽ đánh giá xem KSNB hoạt động cho vay KHDN tại chi nhánh BIDV Quy Nhơn đang hoạt động có hiệu quả hay không?

33

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM – CHI NHÁNH QUY NHƠN

2.1. Giới thiệu khái quát về BIDV Quy Nhơn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Quy Nhơn

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn (BIDV Quy Nhơn) đƣợc đổi tên từ Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Sơn vào ngày 01/12/2017 theo Quyết định số 1795/QĐ-BIDV 31/10/2017 của HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Trƣớc đó, vào ngày 23/05/2015, BIDV Chi nhánh Tây Sơn đƣợc chính thức thành lập mới và đi vào hoạt động theo đề án sáp nhập hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) vào Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn là đơn vị phụ thuộc và là đại diện pháp nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, có con dấu riêng và hạch toán phụ thuộc vào BIDV.

Tên Tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn.

Tên Tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Viet Nam - Quy Nhon Branch.

Tên viết tắt: BIDV Quy Nhon Branch.

Tên gọi khác: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Quy Nhơn

34 Tên viết tắt: BIDV Quy Nhơn

Địa chỉ: 155-157 Lê Hồng Phong, phƣờng Trần Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tình hình lao động tại BIDV Quy Nhơn

Bảng 2.1: Tình hình lao động của BIDV Quy Nhơn

Năm Tổng cộng

Giới tính Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị

Nam Nữ Cao học Đại học Cao đẳng và Trung cấp Cao cấp Trung cấp cấp Sơ 2015 49 27 22 10 36 3 2 0 0 2016 58 32 26 11 44 3 2 0 0 2017 60 33 27 16 41 3 2 0 0 2018 66 37 29 17 46 3 2 0 0 2019 72 41 31 18 51 3 2 0 0

(Nguồn: Báo cáo tình hình nhân sự của BIDV Quy Nhơn qua các năm 2015-2019)

Năm 2015 ngƣời số lƣợng CBNV tại chi nhánh là 49 ngƣời; năm 2016 là 58 ngƣời; năm 2017 là 60 ngƣời, năm 2018 là 66 ngƣời và năm 2019 là 72 ngƣời hoạt động ở tất cả các phòng ban của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)