Tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy định cho vay khách hàng doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 90)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy định cho vay khách hàng doanh

doanh nghiệp của BIDV ban hành

Hƣớng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ tín dụng cụ thể, rõ ràng

CBTD cần nắm rõ Danh mục Hồ sơ tín dụng để yêu cầu doanh nghiệp nộp. Đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc, cẩn trọng, không dễ dãi, bỏ qua cho doanh nghiệp, không nên có tâm lý ngại gây phiền hà cho doanh nghiệp. Đặc

82

biệt đối với những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lần đầu thì CBTD nên có sự hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết hơn để doanh nghiệp có thể cung cấp đầy đủ những giấy tờ cần thiết trong thời gian quy định. Với những hồ sơ tín dụng chƣa đầy đủ thì CBTD nên yêu cầu doanh nghiệp bổ sung kịp thời để đảm bảo cho việc xét duyệt và thẩm định cho vay sau này.

Hoàn thiện chính sách tín dụng

Hiện nay, việc áp dụng chính sách tín dụng các KHDN tại chi nhánh đang theo xu hƣớng đảm bảo an toàn tín dụng, tức là tỷ lệ TSBĐ đảm bảo cho dƣ nợ tín dụng đạt 100%. Điều đó dẫn đến việc kém cạnh tranh trong HĐKD của chi nhánh với các NHTM khác. Mặt khác, với địa bàn nhỏ và ngày càng có nhiều ngân hàng mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch thì không dễ tìm đƣợc doanh nghiệp mới có tiềm năng, do đó đối với doanh nghiệp có XHTD nội bộ tốt chi nhánh nên nới lỏng chính sách tín dụng nhằm tạo điều kiện thiết lập, lôi kéo các doanh nghiệp mới về quan hệ tín dụng và đảm bảo năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác. Tuy nhiên khi giảm tỷ lệ TSBĐ xuống thấp hơn đồng nghĩa với việc RRTD sẽ tăng lên cho chi nhánh.

Do vậy, chi nhánh cần kiểm soát chặt chẽ khâu chấm điểm các tiêu chí trên hệ thống XHTD nội bộ, lấy kết quả trên XHTD nội bộ làm chuẩn để có đánh giá khách quan về khả năng tài chính và hiệu quả của PAKD của doanh nghiệp. Việc chấm điểm XHTD nội bộ đúng chuẩn làm tiền đề cho việc so sánh các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực đang quan hệ tín dụng với chi nhánh từ đó có chính sách tín dụng phù hợp. XHTD nội bộ đƣợc lập có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế cũng nhƣ thông tin định tính và định lƣợng của doanh nghiệp sẽ cho phép chi nhánh lƣợng hoá các RRTD, đƣa ra các cảnh báo sớm để có ứng xử tín dụng phù hợp.

83

3.2.3. Xây dựng quy chế phân công phân nhiệm phù hợp với đặc trưng chi nhánh

Thành lập các nhóm chuyên trách về hoạt động cho vay theo từng ngành, nhóm ngành. Cần phân công thêm nhân viên phụ trách tiếp nhận hồ sơ, đặc biệt là việc thẩm định nên có bộ phận thẩm định riêng gồm những nhân viên có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực đảm nhận. Với các nhóm chuyên trách về từng lĩnh vực, từng ngành nghề, các CBTD sẽ đƣợc phân công nhiệm vụ để chuyên sâu về một hay một số lĩnh vực nhất định sẽ giúp cho việc thẩm định doanh nghiệp, thẩm định PAKD, dự báo về những rủi ro có thể xảy ra chuẩn xác hơn, từ đó đƣa ra các quyết định, ứng xử tín dụng phù hợp, qua đó cũng giúp giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả, chất lƣợng tín dụng cho chi nhánh.

3.2.4. Hoàn thiện công tác kiểm tra nội bộ

Đảm bảo công tác kiểm soát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với tất cả các khoản vay của doanh nghiệp

Theo tổng kết của toàn hệ thống BIDV, một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho nợ quá hạn gia tăng là do một số khoản vay chƣa đƣợc kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên dẫn đến RRTD không đƣợc phát hiện kịp thời. Ngân hàng cần đảm bảo công tác kiểm soát nội bộ phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục và có chất lƣợng đối với tất cả các khoản vay của doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết để có thể tìm biện pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra, công tác kiểm tra đột xuất cũng cần phải tiến hành để phát hiện các khoản vay có dấu hiệu bất thƣờng để kịp thời đề ra hƣớng giải quyết thích hợp.

Công tác kiểm tra nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm tra có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn

84

chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay KHDN. Hiện nay, bộ phận kiểm tra nội bộ của chi nhánh vẫn theo mô hình chịu sự điều hành của BGĐ chi nhánh do đó tính độc lập của bộ phận này chƣa cao, ngoài ra chƣơng trình và thực hiện kiểm tra nhiều khi do cả nể nên mang tính chất hình thức, đối phó. Do vậy cần chấn chỉnh hoạt động này, yêu cầu các tổ kiểm tra xây dựng chƣơng trình công tác và có biên bản kiểm tra cụ thể, chỉ rõ các lỗi phát sinh của chi nhánh để BGĐ có chỉ đạo điều chỉnh kịp thời.

3.2.5. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các công tác giám sát sau cho vay

Tăng cƣờng giám sát sau khi cho vay

Chi nhánh cần tăng cƣờng hơn nữa việc giám sát sau khi cho vay bởi đây là giai đoạn rủi ro cao nhất do vốn vay đã giải ngân ra và doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng đồng vốn này. Ở giai đoạn này CBTD cần thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, theo dõi tình hình tài chính, HĐKD của doanh nghiệp thông qua phƣơng tiện truyền thông hoặc liên hệ với đối tác, bạn hàng mà doanh nghiệp quan hệ, đề nghị doanh nghiệp phải cung cấp thông tin cho ngân hàng khi cần thiết, khi có dấu hiệu bất thƣờng, doanh nghiệp chậm trả nợ gốc lãi, nhanh chóng liên lạc với doanh nghiệp để phối hợp tìm hƣớng giải quyết. Đặc biệt phải có ứng xử nhanh nhạy khi doanh nghiệp có dấu hiệu xấu nhƣ sắp phá sản, giải thể, thì CBTD phải kiểm soát đƣợc tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay cho ngân hàng.

Tích cực xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi

Hàng tháng, CBTD sẽ theo dõi nợ đến hạn của doanh nghiệp và tiến hành gọi điện, liên lạc với doanh nghiệp để đốc thúc thu hồi nợ. Tuy nhiên, trƣờng hợp mất liên lạc với doanh nghiệp hoặc tài khoản doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán. Khi đó, ngân hàng phải có các biện pháp mạnh trong xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi nhƣ:

85

+ Phong tỏa tài khoản, cài thu nợ tự động đối với doanh nghiệp có nợ quá hạn và nợ khó đòi. Khi tài khoản của doanh nghiệp phát sinh số dƣ có thì ngân hàng sẽ tự động khấu trừ số dƣ đó để thanh toán cho khoản nợ của doanh nghiệp. + Trong trƣờng hợp doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ, ngân hàng nhờ sự can thiệp của luật pháp bằng phƣơng thức khởi kiện. Đây là phƣơng án cuối cùng bất đắc dĩ ngân hàng phải thực hiện khi xử lý nợ doanh nghiệp.

86

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 của luận văn đã đƣa ra quan điểm hoàn thiện KSNB hoạt động cho vay KHDN của chi nhánh BIDV Quy Nhơn, cùng các giải pháp nhằm tăng cƣờng KSNB hoạt động cho vay KHDN. Qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB nói chung và KSNB đối với hoạt động cho vay KHDN của chi nhánh.

Định hƣớng cho các giải pháp đƣợc xây dựng từ quan điểm kế thừa, tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc và đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích và chi phí cũng nhƣ tính khả thi, phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động của chi nhánh BIDV Quy Nhơn.

Những nhận định của tác giả có thể không bao quát hết thực trạng của ngân hàng BIDV chi nhánh Quy Nhơn nhƣng qua đó, tác giả mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện KSNB hoạt động cho vay KHDN của chi nhánh BIDV Quy Nhơn, giúp BIDV Quy Nhơn tiếp tục duy trì đà tăng trƣởng và phát triển bền vững.

87

KẾT LUẬN

Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, nền kinh tế thị trƣờng ngày càng sôi động và biến động không ngừng, kéo theo đó là mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng trong NHTM ngày càng tăng cao. Vì vậy khái niệm hệ thống KSNB ngày càng đƣợc nhắc đến nhiều hơn và rộng rãi hơn, nhƣ một bộ phận không thể thiếu trong mỗi TCTD, cùng với đó KSNB hoạt động tín dụng trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay của các NHTM nói chung và BIDV Quy Nhơn nói riêng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó tôi quyết định chọn đề tài Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quy Nhơn nhằm có cái nhìn chi tiết hơn về các biện pháp kiểm soát hoạt động cho vay KHDN tại chi nhánh. Trên cơ sở đó góp một phần nhỏ trong việc truyền tải lý thuyết về KSNB vào thực tiễn hoạt động của ngân hàng.

Về cơ bản đề tài đã giải quyết đƣợc những vấn đề sau:

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về HTKSNB hoạt động cho vay tại các NHTM.

Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác KSNB quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Quy Nhơn. Từ đó đƣa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện KSNB cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh.

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhƣ khó khăn trong việc tiếp cận số liệu thực tế, điều kiện thời gian và đặc thù công việc nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định, hơn nữa do yếu tố bảo mật thông tin của chi nhánh nên tôi chƣa thể trình bày cũng nhƣ cung cấp đƣợc các hồ sơ tín dụng một cách cụ thể và chi tiết hơn. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của Giảng viên hƣớng dẫn, Hội đồng phản biện để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, (2009), Giáo trình Kiểm soát quản lý, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

[2]. Nguyễn Minh Kiều, (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

[3]. Ngân hàng Nhà nƣớc, chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước, Nghị định số số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017.

[4]. Ngân hàng Nhà nƣớc (2014), Quy định hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,

ban hành kèm theo Thông tƣ 41/2014/TT-NHNN ngày 29/12/2011. [5]. Ngân hàng Nhà nƣớc (2013), Quy định về phân loại tài sản có, mức trích,

phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, ban hành kèm Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, các thông tƣ sửa đổi Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014.

[6]. Ngân hàng Nhà nƣớc (2016), Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành kèm Thông tƣ 41/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016

[7]. Thông tƣ 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của Ngân hàng Nhà nƣớc v/v Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thƣơng mại, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

89

Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng, Thƣ viện pháp luật

[9]. Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2010) Luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Cổng thông tin điện tử Bộ tƣ pháp.

[10].Trƣơng Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên (2009), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Khoa Kế toán-Đại học kinh tế Đà Nẵng.

[11].Nguyễn Thanh Duy (2018) Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài Luận văn thạc sĩ kế toán. Đại học Quy Nhơn, 2018

[12].Nguyễn Kim Quốc Trung (2017) Mô hình mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, Tạp chí công thƣơng, địa chỉ: http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mo-hinh- moi-quan-he-giua-kiem-soat-noi-bo-va-rui-ro-tin-dung-tai-cac-ngan-

hang-thuong-mai-o-viet-nam-48740.htm [ngày truy cập 24/02/2020]

[13].Ngô Thị Thu Mai, Nguyễn Ngọc Bích (2017) Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Tạp chí tài chính, địa chỉ: http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/quan-tri-rui- ro-tin-dung-theo-basel-ii-tai-ngan-hang-tmcp-dau-tu-va-phat-trien-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)