Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 83 - 87)

7. Kết cấu của đề tài

2.4.2. Những hạn chế

Về hồ sơ, hồ sơ tín dụng của KHDN yêu cầu đầy đủ, chặt chẽ và rõ ràng, quá trình quan sát cho thấy một số hồ sơ tín dụng không đủ các hồ sơ tài liệu theo yêu cầu của quy định, quy trình cấp tín dụng. Ví dụ hồ sơ chứng minh tƣ cách pháp lý của doanh nghiệp, năng lực tài chính, nguồn trả nợ, hồ sơ dự án vay vốn chƣa đủ các đầu mục hồ sơ nhƣ thiếu biên bản họp bổ nhiệm giám đốc, kế toán trƣởng, PAKD thiếu chữ ký của giám đốc doanh nghiệp… có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc thiếu sót hồ sơ, trong đó có nguyên nhân phổ biến là CBTD chƣa nắm vững nghiệp vụ nên không yêu cầu KH làm hồ sơ đó hoặc có yêu cầu nhƣng KH cam kết bổ sung nhƣng rồi quên không bổ sung.

Về khối lượng công việc, tuy đã có sự phân công trách nhiệm trong công tác kiểm soát hoạt động cho vay nhƣng sự phân công đó chƣa hợp lý. Với quy mô công việc nhiều và đa dạng, CBTD phải làm nhiều nhiệm vụ, chƣa có bộ phận thẩm định hoạt động tách bạch với bộ phận đề xuất, CBTD là ngƣời tiếp nhận và tƣ vấn cho doanh nghiệp từ đầu đến cuối, một số trƣờng hợp rơi vào số cán bộ mới chƣa nắm vững quy trình quy định dƣới áp lực phải xử lý nhanh hồ sơ cho KH sẽ khó tránh khỏi dẫn đến sai sót trong hồ sơ tín dụng cũng nhƣ yêu cầu KH bổ sung hồ sơ nhiều lần. Tại BIDV Quy Nhơn, việc doanh nghiệp phản ảnh tình trạng trên với BGĐ không phải là hiếm. Mặt khác về phía phần ngân hàng cũng sẽ chịu rủi ro tín dụng do cán bộ chƣa có kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực mà mình đang quản lý.

75

Về nhân sự, BIDV Quy Nhơn có đội ngũ nhân viên rất trẻ, tuy nhạy bén, năng động nhƣng vẫn chƣa có nhiều kinh nghiệm trong công tác cũng nhƣ chƣa có điều kiện tiếp cận nhiều với các doanh nghiệp thuộc mảng tín dụng do mình quản lý. CBTD chƣa chủ động tìm kiếm khách hàng mà thụ động chờ khách hàng tìm đến mình, khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan thƣờng phải chạy theo doanh nghiệp, chƣa chủ động, kịp thời nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp.

Về chuyên ngành CBTD, ngân hàng tiếp nhận rất nhiều dự án với nhiều mục đích kinh doanh khác nhau nhƣ các dự án liên quan đến việc xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị... trong khi đó đa số CBTD đƣợc đào tạo từ các chuyên ngành kinh tế nên việc đánh giá các dự án thuộc nhiều lĩnh vực là rất khó khăn. Để có đƣợc kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý tín dụng về một lĩnh vực đòi hỏi nhiều thời gian công sức để đào tạo và tự đào tạo, điều đó đòi hỏi CBTD luôn phải nổ lực học hỏi tìm tòi nhằm nâng cao năng lực quản lý khách hàng doanh nghiệp và trình độ chuyên môn.

Về cơ chế định giá, hiện BIDV Quy Nhơn không có một cơ chế định giá độc lập, CBTD quản lý doanh nghiệp là ngƣời trực tiếp thẩm định giá trị tài sản đề xuất trình tổ định giá điều này cũng dễ gây nên rủi ro khi CBTD có quyền hạn lớn trong việc đề xuất tín dụng và giá trị tài sản. Trong một số trƣờng hợp, BIDV Quy Nhơn mời các tổ chức chuyên môn tái thẩm định để xác định tính chính xác của những tài liệu, tài sản do doanh nghiệp cung cấp nhƣng chỉ dành cho các tài sản có giá trị lớn.

Về xử lý nợ xấu, một số khoản nợ đến hạn nhƣng doanh nghiệp lại không chịu trả nợ, chây ỳ nhƣng CBTD vẫn còn dừng lại ở mức độ nhắc nhở, chƣa có biện pháp xử lý mạnh với những trƣờng hợp nhƣ vậy. Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay có lúc chƣa kịp thời hoặc gặp khó khăn trong việc liên hệ

76

với doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích nhƣng cố gắng tìm cách che giấu CBTD, đôi khi còn thực hiện hành vi hối lộ làm ảnh hƣởng đến công tác tín dụng của ngân hàng. Đồng thời, có những doanh nghiệp chây ỳ, cố ý không thực hiện việc trả nợ vay cho ngân hàng. Khi CBTD thông báo thì cố tình lảng tránh dẫn đến tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tăng lên.

Về kiểm tra giám sát, công tác kiểm tra, giám sát của các đoàn kiểm tra trong nội bộ chi nhánh thực hiện định kỳ nhƣng đôi khi mang tính chiếu lệ hình thức để bổ sung hồ sơ tự kiểm tra nhằm mục đích đối phó với quy định tự kiểm soát của BIDV. Đối với các đoàn kiểm tra, giám sát của BIDV TW, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập cũng chỉ tập trung kiểm tra trên bề mặt hồ sơ, chứng từ vay vốn, hồ sơ tín dụng, ít khi kiểm tra thực tế tài sản gốc lƣu kho cũng nhƣ tài sản thực địa.

77

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong Chƣơng 2, sau khi khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Quy Nhơn, tác giả tập trung phân tích thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay KHDN của BIDV Quy Nhơn. Sau khi tìm hiểu môi trƣờng kiểm soát, nhận dạng rủi ro, các bƣớc trong hoạt động kiểm soát và giám sát, tác giả chỉ ra những mặt đã đạt đƣợc và những hạn chế của HTKSNB với hoạt động cho vay KHDN tại BIDV Quy Nhơn.

Qua những mặt đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc trên, nhận thức đƣợc vai trò của HTKSNB, BIDV Quy Nhơn đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện HTKSNB của chi nhánh. Trong quá trình HĐKD, BIDV Quy Nhơn luôn chú trọng cải tiến bộ máy, xây dựng chính sách nhân sự và các chính sách khác nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới của thị trƣờng. Với tốc độ phát triển và sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế hiện nay, đã phát sinh nhiều vấn đề mà HTKSNB trong các NHTM nói chung và KSNB hoạt động cho vay KHDN nói riêng chƣa đáp ứng kịp thời, do đó để nâng cao chất lƣợng hoạt động của KSNB trong hoạt động cho vay KHDN cần có những giải pháp cụ thể tăng cƣờng hiệu quả hoạt động, hiệu năng quản lý.

78

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỀM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUY NHƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 83 - 87)