Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 53)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Đặc điểm hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

Đối tƣợng áp dụng

Khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại BIDV Quy Nhơn là các khách hàng tổ chức trong nƣớc có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để bổ sung vốn lƣu động thực hiện phƣơng án SXKD và thực hiện các dự án đầu tƣ, bao gồm:

- Doanh nghiệp nhà nƣớc

- Công ty TNHH một thành viên, hai thành viên trở lên - Công ty cổ phần

- Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài - Doanh nghiệp tƣ nhân

45

- Công ty hợp danh

- Các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Luật dân sự.

Phân loại nhóm nợ và lập dự phòng

Hiện nay, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng thực hiện theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và đƣợc sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014, theo đó:

Nhóm

nợ Tên nhóm Tình trạng quá hạn/gia hạn/tuổi nợ

Tỷ lệ dự phòng

Nhóm

1 Nợ đủ tiêu chuẩn

- Nợ trong hạn hoặc quá hạn dƣới 10 ngày và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn

0%

Nhóm

2 Nợ cần chú ý - Quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, 5% - Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu

Nhóm

3 Nợ dƣới tiêu chuẩn

- Quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

20% - Nợ gia hạn nợ lần đầu

- Nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng Nhóm 4 Nợ nghi ngờ - Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. 50% - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần

đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

Nhóm 5

Nợ có khả năng mất vốn

- Nợ quá hạn trên 360 ngày;

100% - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần

đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần

46

đầu;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

Quy định về kiểm tra sau khi cho vay:

Các trƣờng hợp bắt buộc phải thực hiện kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên (tối thiểu 1 tháng/lần):

- Khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ

- Khoản nợ quá hạn hoặc khả năng trả nợ không bảo đảm

- Các khoản nợ đã phân loại và nhóm nợ có rủi ro cao (nhóm 3, 4, 5). Căn cứ vào quy định hiện hành, sau khi cho vay cán bộ tín dụng (CBTD) phải định kỳ kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và TSBĐ tiền vay của doanh nghiệp:

-Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày giải ngân, CBTD phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay theo mục đích vay vốn đã ghi trong hợp đồng tín dụng đối với phƣơng thức giải ngân tiền mặt.

-Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày giải ngân, CBTD phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay đối với phƣơng thức giải ngân chuyển khoản

-Định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần tiến hành kiểm tra việc thực hiện phƣơng án, hợp đồng SXKD của doanh nghiệp và kiểm tra TSĐB tiền vay.

47

Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Quy Nhơn

Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn

(1) Tiếp cận, hƣớng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn (2) Thẩm định và đề xuất cho vay (thẩm định KH và TSĐB)

Khoản vay 10 tỷ đồng Khoản vay > 10 tỷ đồng

CBTD thực hiện Bộ phận thẩm định độc lập thực hiện

Kết thúc Từ chối (3) Phê duyệt Yêu cầu tái thẩm định

cho vay (nếu cần)

Chấp thuận

(4) Ký kết hợp đồng

Thế chấp và nhập kho TSĐB Quản lý TSĐB

(5)Giải ngân

(6)Kiểm tra và giám sát vốn vay

Nợ quá hạn

Không đạt Thu nợ gốc, lãi vay, phí

Không đồng ý Giám đốc Đạt Đồng ý (7) Thanh lý hợp đồng

Gia hạn nợ Giải chấp TSĐB

Kết thúc

48

Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp đƣợc BIDV Quy Nhơn áp dụng theo Văn bản Quy định nghiệp vụ cho vay cho khách hàng là tổ chức kinh tế. Quy trình áp dụng từ sau khi chuyển đổi mô hình cấp tín dụng theo mô hình TA2 áp dụng năm 2006 đến nay và thay đổi theo quy định của NHNN theo từng thời kỳ. Điểm cơ bản của quy trình này là các bộ phận tham gia vào quy trình cấp tín dụng là độc lập nhau ở các khâu đề xuất tín dụng, phê duyệt tín dụng và giải ngân.

Sơ đồ trên đƣợc diễn giải nhƣ sau:

Bƣớc 1: Tiếp cận, hƣớng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn

CBTD BIDV Quy Nhơn sẽ trực tiếp gặp gỡ doanh nghiệp để trao đổi, giới thiệu cho doanh nghiệp biết về quy trình vay vốn, thế mạnh của BIDV Quy Nhơn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, tìm hiểu sơ bộ về nhu cầu vay vốn, PAKD, khả năng trả nợ của doanh nghiệp từ đó có những tƣ vấn phù hợp. Ví dụ: CBTD sẽ giới thiệu sơ bộ về khung lãi suất cho vay mà ngân hàng đang áp dụng, mức cho vay tài trợ tối đa cho phƣơng án là bao nhiêu % phƣơng án, dƣ nợ tối đa tƣơng ứng với mức TSBĐ là bao nhiêu; phƣơng thức vay vốn là vay từng lần, vay theo hạn mức hay trung dài hạn, các gói tín dụng ƣu đãi (nếu có)… để doanh nghiệp cân nhắc. Sau đó sẽ tiếp nhận nhu cầu vay vốn và thu thập những thông tin cơ bản về doanh nghiệp.

Sau khi gặp gỡ doanh nghiệp CBTD đánh giá về nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và báo cáo lên trƣởng phòng tín dụng về kết quả của buổi phỏng vấn, tiếp xúc và đề xuất những bƣớc tiếp theo. Đƣợc sự đồng ý của trƣởng phòng tín dụng, CBTD sẽ hƣớng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ tín dụng bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ TSBĐ, hồ sơ PAKD.

Bƣớc 2. Thẩm định và đề xuất cho vay

CBTD sẽ tiến hành thẩm định tƣ cách pháp nhân của doanh nghiệp, thẩm định tình hình tài chính qua phân tích các BCTC của công ty, thẩm định

49

phƣơng án SXKD, và đi thực tế để xem xét, đánh giá trực quan công ty. Việc thẩm định này rất quan trọng, để đánh giá doanh nghiệp có đủ các điều kiện để cho vay theo quy định của BIDV, cũng nhƣ đánh giá khả năng trả nợ, năng lực tài chính, giá trị TSBĐ.

Thẩm định pháp lý doanh nghiệp

Thẩm định tƣ cách pháp nhân, các giấy tờ chứng minh tƣ cách pháp nhân của doanh nghiệp, các chức danh quan trọng đƣợc bổ nhiệm tại doanh nghiệp nhƣ Giám đốc, kế toán trƣởng

Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp và kế toán trƣởng thông qua quá trình trao đổi, gặp gỡ trực tiếp. Thẩm định năng lực điều hành của Ban lãnh đạo doanh nghiệp, năng lực tài chính, năng lực kinh doanh để đánh giá khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.

Thẩm định năng lực tài chính

CBTD đánh giá tình hình HĐKD của công ty thông qua các báo cáo tài chính, đánh giá quy mô hoạt động, tỷ suất sinh lời, công nợ phải thu, phải trả …

CBTD tra cứu thông tin từ CIC, từ hồ sơ khoản vay do doanh nghiệp cung cấp, từ internet, báo đài, nguồn khác… để xem doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tại các TCTD khác có tốt không? doanh nghiệp đã từng phát sinh nợ xấu hay chƣa?

Tra cứu tình hình nộp thuế và thực hiện trách nhiệm với ngƣời lao động thông qua kiểm tra các loại thuế, phí, bảo hiểm còn phải nộp cho nhà nƣớc

Thẩm định phƣơng án SXKD

Thẩm định mặt hàng kinh doanh có phù hợp với quy định của pháp luật hay không, phƣơng án SXKD của doanh nghiệp khả thi, mang lại hiệu quả đảm bảo trả nợ vay cho ngân hàng hay không? 

50

Thẩm định tài sản đảm bảo

Việc thẩm định giá trị TSBĐ đƣợc lập theo tổ định giá từ 2 đến 5 thành viên, tùy vào giá trị của TSBĐ. Tổ định giá (bao gồm CBTD) trực tiếp xuống tận nơi kiểm tra, xem xét thực trạng TSBĐ. Nếu tài sản đủ điều kiện CBTD sẽ lập Báo cáo thẩm định giá trị TSBĐ để các thành viên cùng ký, sau đó soạn thảo Hợp đồng bảo đảm tiền vay, chuyển cho doanh nghiệp ký, rồi trình trƣởng phòng tín dụng, BGĐ đƣợc phân công ký hồ sơ.

Theo quy định của BIDV thời gian thẩm định đƣợc BIDV Quy Nhơn áp dụng theo tiêu chuẩn đối với cho vay ngắn hạn thời gian thẩm định tối đa không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp

Đề xuất cấp tín dụng

Sau khi thẩm định, CBTD xác đinh mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, tỷ lệ % đƣợc vay so với giá trị TSBĐ tiền vay và XHTD của doanh nghiệp. Thực tế mức lãi suất đƣợc áp dụng tại BIDV Quy Nhơn một mặt phụ thuộc vào lãi suất cho vay do BIDV Việt Nam quy định, mặt khác tùy thuộc từng doanh nghiệp cụ thể, với những doanh nghiệp đã có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ thì sẽ đƣợc áp dụng mức lãi suất ƣu đãi.

Bƣớc 3: Phê duyệt cho vay

CBTD trình Báo cáo thẩm định kèm hồ sơ khoản vay cho trƣởng phòng tín dụng BIDV Quy Nhơn. Trƣởng phòng tín dụng thực hiện kiểm tra lại Báo cáo thẩm định, kiểm tra hồ sơ đề xuất khoản vay nếu trong thẩm quyền sẽ thực hiện phê duyệt chấp thuận hoặc từ chối cho vay

Đối với khoản vay vƣợt thẩm quyền hoặc khoản vay giám đốc nhận thấy cần phải thẩm định lại, thì sẽ yêu cầu tiến hành tái thẩm định và có báo cáo thẩm định riêng.

51

tiếp theo trong quy trình cho vay. Trƣờng hợp từ chối phải nêu rõ lý do và gửi Thông báo từ chối cho vay đến cho doanh nghiệp.

Bƣớc 4: Ký kết hợp đồng

Lúc này, căn cứ quyết định phê duyệt cho vay và thỏa thuận với doanh nghiệp, CBTD soạn thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay (trong trƣờng hợp cho vay có TSBĐ). Hợp đồng đƣợc lập thành nhiều bản, một bản do doanh nghiệp giữ, các bản còn lại do BIDV Quy Nhơn giữ.

Bƣớc 5: Giải ngân

Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ chứng từ liên quan CBTD chuyển hồ sơ cho bộ phận phê duyệt giải ngân kiểm tra tính đúng đủ của các hồ sơ, chứng từ do doanh nghiệp cung cấp, điều kiện cấp tín dụng đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt lên phòng Quản trị tín dụng để kiểm soát toàn bộ hồ sơ và điều kiện giải ngân, nếu đúng đủ bộ phận phê duyệt giải ngân tạo khoản vay trình lãnh đạo phụ trách phê duyệt tín dụng ký duyệt và chuyển hồ sơ xuống bộ phận giao dịch doanh nghiệp để thực hiện hạch toán giải ngân, nếu chƣa, thì chuyển hồ sơ cho CBTD tiếp tục bổ sung các hồ sơ điều kiện còn thiếu trƣớc khi thực hiện giải ngân.

Bƣớc 6: Kiểm tra, giám sát sau giải ngân

Sau 10 ngày đối với giải ngân tiền mặt và 30 ngày đối với giải ngân chuyển khoản thì CBTD BIDV Quy Nhơn tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay xem doanh nghiệp có sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng nhƣ các cam kết trong HĐTD hay không. Định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần CBTD thực hiện kiểm tra hiện trạng TSBĐ và thực hiện đánh giá lại TSBĐ. CBTD phải đánh giá lại giá trị của TSĐB theo thực trạng và giá thực tế trên thị trƣờng, đánh giá xu hƣớng tăng giảm giá trị TSĐB trong thời gian tiếp theo, kiểm tra tính thanh khoản của tài sản. Kết thúc mỗi lần kiểm tra, CBTD tiến hành lập biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay.

52

Sau khi cho vay thì CBTD định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện PAKD đƣợc nêu trong hồ sơ, kiểm tra việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng và đôn đốc việc trả gốc, lãi. Trong quá trình kiểm tra định kỳ hay đột xuất khi CBTD hoặc trƣởng phòng tín dụng phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro nhƣ: chậm trả lãi đến hạn định kỳ hằng tháng, không trả đƣợc nợ gốc, dòng tiền về không tƣơng ứng với doanh số cho vay … thì CBTD báo cáo lãnh đạo phòng và BGĐ để có các biện pháp ứng xử kịp thời.

Khi đến hạn trả nợ nếu bên vay không trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan, nếu có văn bản giải trình để xin gia hạn nợ thì căn cứ vào tình hình, giám đốc chi nhánh sẽ xem xét cho gia hạn. Nếu bên vay không đƣợc cho gia hạn thì chuyển sang nợ quá hạn và phải chịu lãi suất nợ quá hạn theo quy định. Sau một thời gian mà vẫn không thanh toán đƣợc thì nợ quá hạn chuyển thành nợ có vấn đề.

Trong trƣờng hợp doanh nghiệp có dấu hiệu không trả nợ đƣợc hoặc không trả nợ đúng hạn thì thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, kiểm tra định giá lại TSBĐ để đánh giá mức độ đảm bảo của tài sản cho số dƣ nợ còn lại và có biện pháp kịp thời.

Bƣớc 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Đây là khâu kết thúc của quy trình cho vay, gồm có các việc quan trọng cần xử lý:

-Thu nợ: ngân hàng tiến hành thu nợ doanh nghiệp theo đúng những điều khoản đã cam kết. Hai bên có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong những hình thức thu nợ gốc và lãi sau: Doanh nghiệp trả nợ trực tiếp tại nơi giao dịch, thu trực tiếp/tự động trên tài khoản của doanh nghiệp

- Thanh lý hợp đồng: nếu hết thời hạn hợp đồng và doanh nghiệp đã hoàn tất các nghĩa vụ thì NH và KH làm thủ tục thanh lý hợp đồng, giải chấp tài sản nếu có và lƣu hồ sơ vay vốn vào kho lƣu trữ.

53

2.2.2. Môi trường kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

Môi trƣờng kiểm soát tại các TCTD, đặc biệt là các NHTM luôn đƣợc đánh giá là rất nghiêm ngặt, giúp hạn chế tối đa mọi rủi ro có thể xảy ra, có khả năng ảnh hƣởng đến tài chính và uy tín của ngân hàng. Môi trƣờng kiểm soát tại BIDV Quy Nhơn đƣợc thể hiện qua một số yếu tố sau:

Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý

Ban lãnh đạo BIDV Quy Nhơn và các cấp quản lý là đội ngũ có nhiều kinh nghiệp trong nghiệp vụ ngân hàng và tín dụng, luôn tuân thủ các quy định, chính sách, kịp thời triển khai các văn bản mới của NHNN và BIDV, bảo đảm vận hành hiệu quả các quy trình, quy định liên quan đến hoạt động cho vay. Không những thế chất lƣợng hoạt động tín dụng và uy tín của ngân hàng đối với doanh nghiệp cũng đƣợc BGĐ BIDV Quy Nhơn đặt lên hàng đầu.

Tính chính trực và giá trị đạo đức

Với tôn chỉ coi con ngƣời là nhân tố quan trọng quyết định thành bại trong mọi hoạt động. Việc tuyển dụng nhân lực là công tác luôn đƣợc BGĐ hết sức chú trọng. Một trong những tiêu chí hàng đầu đƣợc xem xét đó là tính chính trực, trung thực và các giá trị đạo đức của các nhân viên. Hoạt động ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng chứa đựng tiềm ẩn nhiều rủi rỏ về đạo đức nghề nghiệp do vậy CBNV công tác tại chi nhánh Quy Nhơn luôn ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)