Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quy Nhơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 46 - 53)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quy Nhơn

2.1.3.1. Các sản phẩm dịch vụ

Là một ngân hàng phát triển theo hƣớng đa năng hóa, BIDV Quy Nhơn cung cấp đến cho KH rất nhiều sản phẩm dịch vụ nhƣng chủ yếu có những sản phẩm dịch vụ cơ bản sau đây:

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo các PAKD, dự án đầu tƣ của doanh nghiệp.

- Tài trợ xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại quốc tế bao gồm thƣ tín dụng, bảo lãnh quốc tế và chiết khấu bộ chứng từ… phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

- Các loại bảo lãnh nhằm đảm bảo nghĩa vụ của KH trƣớc một bên thứ ba trong các trƣờng hợp nhƣ đấu thầu, thực hiện hợp đồng, tạm ứng trƣớc giá trị hợp đồng, phát hành theo sự uỷ nhiệm của đối tác… Các loại bảo lãnh gồm: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trƣớc, bảo lãnh bảo hành chất lƣợng công trình, bảo hành chất lƣợng sản phẩm; bảo lãnh vay vốn; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh đối ứng và các loại bảo lãnh khác theo quy định của pháp luật.

- Thấu chi: là hình thức cấp tín dụng quay vòng, trong đó BIDV thoả thuận cho KH một hạn mức mà KH có thể chi vƣợt số tiền có trên tài khoản thanh toán của KH.

- Thẻ tín dụng: các loại thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master Card…). KH sử dụng sản phẩm này có thể thanh toán tiền trƣớc và trả nợ sau khi mua hàng

38

hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM) hay điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS).

- Cho vay tiêu dùng: BIDV cho các cá nhân phục vụ cho mục đích tiêu dùng, ngƣời lao động đang làm việc trong các tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp có nguồn thu nhập ổn định.

- Ngày nay, cùng với sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0, BIDV cung cấp các dịch vụ tiện ích trên nền tảng di động và công nghệ số, là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào phục vụ HĐKD.

2.1.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quy Nhơn

Kết quả hoạt động kinh doanh

Giai đoạn 2015 – 2019, lợi nhuận trƣớc thuế của chi nhánh tăng trƣởng ấn tƣợng kể từ khi đi vào hoạt động. Năm 2015 đạt 4,2 tỷ đồng; đến năm 2016 đạt đƣợc 44,9 tỷ đồng, tăng 40,7 tỷ đồng (~ 961%) so với năm 2015; năm 2017 đạt 73,3 tỷ đồng, tăng 28,4 tỷ đồng (~63%) so với năm 2016; năm 2018 đạt 122,6 tỷ đồng, tăng 49,3 tỷ động (~67%) so với năm 2017; năm 2019 đạt 153,3 tỷ động, tăng 30,7 tỷ động (~25%) so với năm 2018.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Quy Nhơn

ĐVT : Tỷ đồng STT Các chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Huy động vốn 913,0 1.345,0 1.637,0 1.732,0 1.939,0 2 Dƣ nợ 1.802,0 3.542,0 4.546,0 5.649,6 6.865,8 3 Lợi nhuận trƣớc thuế 4,2 44,9 73,3 122,6 153,3

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Quy Nhơn qua các năm 2015-2019)

39

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động huy động vốn BIDV Quy Nhơn

(ĐVT: tỷ đồng)

TT Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chênh lệch 2016 so 2015 Chênh lệch 2017 so 2016 Chênh lệch 2018 so 2017 Chênh lệch 2019 so 2018 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % HĐV cuối kỳ 913 1.345 1.637 1.732 1.939 432 47,3 292 21,7 95 5,8 207 12,0 Chi tiết HĐV 1 HĐV CK theo đối tƣợng 913 100 1.345 100 1.637 100 1.732 100 1.939 100 432 47,3 292 21,7 95 5,8 207 12,0 1.1 Định chế tài chính 204 22 330 25 406 25 196 11 297 15 126 61,8 76 23,0 -210 -51,7 101 51,5 1.2 Khách hàng DN 208 23 292 22 257 16 407 23 419 22 84 40,4 -35 -12,0 150 58,4 12 2,9 1.3 Khách hàng bán lẻ 501 55 723 54 974 59 1129 65 1.223 63 222 44,3 251 34,7 155 15,9 94 8,3 2 HĐV theo kỳ hạn 913 100 1.345 100 1.637 100 1.732 100 1.939 100 2.1 Không kỳ hạn 43 5 161 12 177 11 236 14 241 12 118 274,4 16 9,9 59 33,3 5 2,1 2.2 HĐV ngắn hạn 636 70 915 68 1093 67 978 56 1.158 60 279 43,9 178 19,5 -115 -10,5 180 18,4 2.3 HĐV TDH 234 26 269 20 367 22 518 30 540 28 35 15,0 98 36,4 151 41,1 22 4,2

40

Hoạt động HĐV của chi nhánh giai đoạn năm 2015-2019 tăng trƣởng đều và ổn định qua các năm, năm 2015 HĐV đạt 913 tỷ đồng; đến năm 2018, đạt 1.732 tăng 95 tỷ đồng (~5,8%) so với năm 2017; đến năm 2019, đạt 1.939 tỷ đồng tăng 207 tỷ đồng (~12%) so với năm 2018.

Cơ cấu nguồn vốn có vai trò quan trọng quyết định tính chủ động trong kinh doanh của một ngân hàng thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu dƣới đây:

(ĐVT: tỷ đồng)

Biểu đồ 2.1: Kết quả HĐV của BIDV Quy Nhơn

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐV của BIDV Quy Nhơn qua các năm 2015-2019)

Về đối tƣợng KH HĐV của chi nhánh trong giai đoạn 2015-2019: thực hiện theo định hƣớng chung của BIDV theo đó chi nhánh tập trung HĐV đối với nhóm KH bán lẻ vì xác định đây là nền KH ổn định so với các đối tƣợng khác. Cuối năm 2015, HĐV bán lẻ đạt 501 tỷ đồng; đến năm 2018 chỉ tiêu này là 1.129 tỷ đồng, tăng 155 tỷ đồng (~16%) so với năm 2017; và đến năm 2019 đạt 1.223 tăng 94 tỷ đồng (~8,3%) so với năm 2018. HĐV KH bán lẻ

41

luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng HĐV của chi nhánh với tỷ trọng bình quân trên 55%, riêng năm 2018 đạt tỷ trọng cao nhất 65%.

Bên cạnh đó việc huy động đối với nhóm đối tƣợng KH là định chế tài chính và tổ chức kinh tế rất không ổn định và có tính phụ thuộc rất cao, dễ biến động và tác động mạnh đến chỉ tiêu HĐV cũng nhƣ khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. HĐV của nhóm KH định chế tài chính năm 2015 đạt 204 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 22%/Tổng HĐV); đến năm 2017 đạt 604 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 25%/Tổng HĐV) tăng 76 tỷ đồng (~23%) so với năm 2016, tuy nhiên đến năm 2018 chỉ đạt 196 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 11%/Tổng HĐV), giảm 210 tỷ đồng (~ giảm 51,7%) so với năm 2017. Số lƣợng KH thuộc nhóm này tập trung vào các KH nhƣ Ngân hàng Phát triển Việt Nam – CN Bình Định, Quỹ Đầu tƣ Phát triển Bình Định, Kho bạc nhà nƣớc Bình Định.

HĐV của nhóm KH là tổ chức kinh tế tăng trƣởng đều qua các năm tuy nhiên có sự sụt giảm vào năm 2017. Năm 2016 đạt 292 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 22%/Tổng HĐV); đến năm 2017 đạt 257 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 16%/Tổng HĐV), giảm 35 tỷ đồng (~ giảm 12%) so với năm 2016. Số lƣợng KH thuộc nhóm này tập trung vào các KH nhƣ Công ty CP Năng lƣợng Sinh học Phú Tài, công ty CP Tập đoàn FLC, công ty CP Nguyệt Anh,... Nhƣ vậy có thể thấy với tỷ trọng nguồn HĐV dân cƣ bình quân ở mức 60% nhƣ hiện nay thì nền vốn của chi nhánh sẽ chịu tác động lớn khi thị trƣờng có biến động.

Hoạt động tín dụng

Giai đoạn 2015 – 2019, có sự tăng trƣởng đột phá và duy trì ổn định qua các năm bình quân tăng trƣởng tín dụng giai đoạn này trên 1.100 tỷ đồng/năm.

42

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động tín dụng BIDV Quy Nhơn

TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2015 so 2016 Chênh lệch 2016 so 2017 Chênh lệch 2017 so 2018 Chênh lệch 2018 so 2019 TĐ % TĐ % TĐ % TĐ % Dƣ nợ tín dụng 1.802 3.542 4.546 5.650 6.866 1.740 96,6 1.004 28,3 1.104 24,3 1.216 21,5 Chi tiết dƣ nợ

1 Phân theo đối tƣợng 1.802 3.542 4.546 5.649 6.866 1.740 96,6 1.004 28,3 1.103 24,3 1.217 21,5

1.1 Khách hàng DN 1641 3297 4009 4623 5431 1.656 100,9 712 21,6 614 15,3 808 17,5 1.2 Khách hàng bán lẻ 161 245 537 1026 1435 84 52,2 292 119,2 489 91,1 409 39,9

2 Phân theo thời hạn 1.802 3.542 4.546 5.649 6.866 1.740 96,6 1.004 28,3 1.103 24,3 1.217 21,5

2.1 Ngắn hạn 427 1204 2294 3534 4857 777 182,0 1.090 90,5 1.240 54,1 1.323 37,4 2.2 Trung dài hạn 1375 2338 2252 2115 2009 963 70,0 -86 -3,7 -137 -6,1 -106 -5,0 3 Phân theo chất lƣợng 1.802 3.542 4.546 5.649 6.866 1.740 96,6 1.004 28,4 1.103 24,3 1.217 21,5 3.1 Nợ nhóm I 1750 3535 4543 5.646 6495 1.785 102,0 1.008 28,5 1.103 24,3 849 15,0 3.2 Nợ nhóm II 43 3,9 2,7 0,6 294,7 -39 -90,9 -1 -30,8 -2 -77,8 294 49016,7 3.3 Nợ nhóm Xấu 9 3,1 0,5 2,8 76,3 -6 -65,6 -3 -83,9 2 460,0 74 2625,0 3.4 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ 0,50% 0,09% 0,01% 0,05% 1,1%

43

Theo đó, tổng dƣ nợ tín dụng toàn chi nhánh năm 2015 đạt 1.802 tỷ đồng; năm 2016 đạt 3.542 tỷ đồng, tăng 1.740 tỷ đồng (~ 96,6%) so với năm 2015; năm 2017 đạt 4.546 tỷ đồng, tăng 1.004 tỷ đồng (~28,3%) so với năm 2016; năm 2018 đạt 5.649 tỷ đồng, tăng 1.104 tỷ đồng (~24,3%) so với năm 2017; và đến năm 2019 dƣ nợ tín dụng đạt 6.866 tỷ đồng, tăng 1.216 tỷ đồng (~21,5%) so với năm 2018. So với tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng của NHNN và BIDV trong giai đoạn 2015-2019 ở mức 12%-17%/năm thì mức tăng trƣởng của chi nhánh là ở mức cao, tuy nhiên điều đó là cần thiết đối với chi nhánh mới thành lập nhƣ BIDV Quy Nhơn. So với các NHTM trên địa bàn tỉnh , quy mô dƣ nợ tín dụng của chi nhánh năm 2019 chiếm 8,79% thị phần trên địa bàn tỉnh (6.866/78.109 tỷ đồng), tăng 0,42 điểm phần trăm so năm 2018 (8,37%). Trong đó tập trung vào các lĩnh vực nhƣ vận chuyển hàng không, du lịch nghỉ dƣỡng (Bamboo Airway và FLC Nhơn Lý), thƣơng mại xăng dầu, các mặt hàng nông sản, phân bón…

Về cơ cấu tín dụng

Xét về kỳ hạn: Do đặc thù tăng trƣởng của chi nhánh, trong 2 năm 2015 và 2016 đƣợc sự thống nhất từ BIDV, chi nhánh đã tài trợ cho các dự án lớn trong và ngoài địa bàn nhằm, đặt nền móng cho sự bền vững ổn định trong cơ cấu dƣ nợ tín dụng, tiêu biểu trong số đó phải kể đến dự án FLC Nhơn Lý với mức tài trợ vốn lên đến 1.800 tỷ đồng. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến cơ cấu vốn của chi nhánh, cuối năm 2016 tỷ trọng cơ cấu tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn của chi nhánh tƣơng ứng là 34%-66% (1.204-2.338 tỷ đồng). Trong các năm tiếp theo, dƣ nợ tín dụng trung dài hạn giảm dần, chi nhánh đã đẩy mạnh tín dụng ngắn hạn. Năm 2019, tỷ trọng cơ cấu tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn của chi nhánh tƣơng ứng là 71%-29% (4.857-2.009 tỷ đồng). Đây là bƣớc chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ và phù hợp với định hƣớng quản trị điều hành của BIDV.

44

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn – Giai đoạn 2015-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quy nhơn (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)