Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xây dựng 47 (Trang 27 - 32)

7. Kết cấu của đề tài

1.4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc dựa trên những dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tính toán và xác định các chỉ tiêu phản ánh thực trạng và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn về vị trí hiện tại và an ninh tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu phù hợp với tình trạng hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai cũng như đề ra các quyết sách phù hợp để nâng cao năng lực tài chính, năng lực kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Công, 2010).

Để giúp các nhà quản lý nắm được mức độ độc lập về mặt tài chính; về an ninh tài chính cũng những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt thì mục đích đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp là đưa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp.

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp được chính xác, cần quán triệt các yêu cầu chủ yếu: chính xác và toàn diện. Do đánh giá khái quát tình hình tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng là cơ sở ban đầu để các nhà quản lý đề ra các quyết định tài chính hữu hiệu nên yêu cầu đặt ra khi đánh giá khái quát tình hình tài chính là phải hết sức chính xác. Toàn diện là yêu cầu bổ sung khi đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, bảo đảm đảm cho việc nhìn nhận tình hình tài chính của doanh nghiệp được chính xác. Nếu việc đánh giá phiến diện, chỉ đánh giá trên một hay một vài mặt phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp mà đã vội đưa ra kết luận thì kết luận đưa ra sẽ khó mà chính xác.

Với mục đích và yêu cầu trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính, các nhà phân tích chỉ dừng lại ở một số nội dung mang tính khái quát, tổng hợp, phản ánh những nét chung nhất phản ánh thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp như: đánh giá tình hình huy động vốn, đánh giá mức độ độc lập tài chính, đánh giá khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp là phương pháp so sánh.

Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn:

Số vốn mà doanh nghiệp huy động trong kỳ vừa phản ánh kết quả hoạt động trực tiếp của hoạt động tài chính vừa phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Công, 2010).

Khi phân tích, đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, bên cạnh việc xem xét tình hình biến động của tổng nguồn vốn, cần xem xét tình hình biến động của từng bộ phận nguồn vốn trong tổng nguồn vốn và xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn. Sự tăng trưởng hay giảm sút của từng bộ phận nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng nguồn vốn và xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn cho biết nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn và chính sách huy động vốn của doanh nghiệp.

Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính:

Mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua mức độ tự chủ tài chính và mức độ bảo đảm an ninh tài chính. Vì thế, khi đánh giá mức độ độc lập tài chính, phải xem xét mức độ tự chủ tài chính và mức độ đảm bảo an ninh tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Công, 2013).

Để đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính, các nhà phân tích thường dùng chỉ tiêu:

- “Hệ số tài trợ” là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản được tài trợ bằng mấy đồng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu càng lớn thì mức độ tự tài trợ bằng vốn chủ sở hữu càng cao, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Hệ số tài trợ được xác định theo công thức:

Hệ số tài trợ =

VCSH

(1.2) Tổng số tài sản

- “Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn” là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng nguồn tài trợ thường xuyên. Khi trị số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 (≥ 1), nguồn tài trợ thường xuyên đủ và thừa để trang trải tài sản dài hạn. Trong trường hợp này nguồn tài trợ thường xuyên đủ bù đắp, rủi ro tài chính có thể cao nhưng an ninh tài chính vẫn đảm bảo, doanh nghiệp hoạt động bình thường. Khi trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, nguồn tài trợ thường xuyên không đủ tài tài trợ tài sản dài hạn, doanh nghiệp trong tình trạng mất khả năng thanh toán trầm trọng, nguy cơ phá sản cao, khi đó phải xem xét chỉ tiêu thứ 3. Chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn”được xác định như sau:

- “Hệ số tự tài trợ tài sản cố định” là chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng bộ phận tài sản cố định (đã và đang đầu tư) bằng nguồn tài trợ thường xuyên. Khi trị số của chỉ tiêu này ≥1 thì nguồn tài trợ thường xuyên đủ và thừa trang trải tài sản cố

Hệ số tự tài trợ TSDH =

Nguồn tài trợ thường xuyên

(1.3) Tài sản dài hạn

định. Khi trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng cả nguồn tài trợ tạm thời để đầu tư vào một bộ phận tài sản cố định và tài sản dài hạn khác, khi đó doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đáo hạn.

Hệ số tự tài trợ TSCĐ =

Nguồn tài trợ thường xuyên

(1.4) TSCĐ đã và đang đầu tư

Đánh giá khái quát khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán phản ánh năng lực đáp ứng các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Khả năng đo lường bằng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp so với tổng số nợ mà doanh nghiệp đang gánh chịu (Nguyễn Văn Công, 2013).

Để đánh giá khái quát khả năng thanh toán, các nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu:

- “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” cho biết với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ hay không. Về mặt lý thuyết,

nếu trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” của doanh nghiệp ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; khi trị số của chỉ tiêu này < 1, doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số của “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Tổng số tài sản

(1.5) Tổng số nợ phải trả

- “Hệ số khả năng thanh khoản của dòng tiền” cho biết một đồng nợ ngắn hạn bình quân được bảo đảm bằng mấy đồng dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh.

Hệ số khả năng thanh khoản của

dòng tiền

=

Dòng tiền thuần lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh

(1.6) Tổng số nợ ngắn hạn bình

quân

Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất.

- “Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” là chỉ tiêu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại trị số chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng thấp, hiệu quả kinh doanh càng thấp.

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế

(1.7) VCSH bình quân

Trong đó:

VCSH bình quân =

VCSH đầu năm + VCSH cuối năm

(1.8) 2

- “Sức sinh lợi của vốn dài hạn (ROCE)” là chỉ tiêu cho biết một đồng vốn dài hạn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lợi của vốn dài hạn càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.

Sức sinh lợi của vốn dài hạn

(ROCE)

=

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

(1.9) Vốn dài hạn bình quân

Vốn dài hạn bao gồm 2 bộ phận: vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn

- “Sức sinh lợi cơ bản của tài sản” (BEPR) cho biết: một đồng tài sản đưa vào kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lợi kinh tế của tài sản càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại; trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng sinh lợi cơ bản của tài sản càng thấp, hiệu quả kinh doanh càng thấp.

Sức sinh lợi cơ bản của tài sản

(BEPR)

=

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

(1.10) Tổng tài sản bình quân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xây dựng 47 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)