7. Kết cấu của đề tài
3.2.6. Bổ sung nội dung phân tích đòn bẩy tài chính
Phân tích đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp biết được mức độ độc lập tài chính, chính sách huy động vốn cũng như an ninh tài chính của doanh nghiệp, đánh giá được việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp có phù hợp và hiệu quả hay không. Phân tích đòn bẩy tài chính rất cần thiết đối với doanh nghiệp, do đó tác giả đề xuất bổ sung nội dung phân tích đòn bẩy tài chính vào nội dung phân tích báo cáo tài chính của Công ty.
Tác giả sử dụng công thức (1.33) để tính chỉ tiêu đòn bẩy tài chính của Công ty cuối năm 2015, cuối năm 2016. Sau khi tính toán ra trị số của chỉ tiêu đòn bẩy tài chính, tác giả lập bảng dưới đây:
Bảng 3.9: Phân tích tình hình biến động đòn bẩy tài chính
Chỉ tiêu Cuối năm 2015
Cuối năm 2016
Chênh lệch cuối năm 2016 so với cuối năm 2015 Mức (lần) Tỷ lệ (%)
Đòn bẩy tài chính (lần) 8,749 7,693 -1,057 -12,08 (Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở số liệu BCTC của Công ty Cổ phần Xây
dựng 47, năm 2015, năm 2016)
Qua bảng trên cho thấy cuối năm 2016 đòn bẩy tài chính giảm 1,057 lần so với cuối năm 2015, tương ứng tỷ lệ giảm là 12,08%. Đòn bẩy tài chính giảm cho thấy trong năm 2016 Công ty đã thay đổi chính sách sử dụng nợ phải trả, Công ty đã giảm sử dụng nợ. Đây là sự điều chỉnh kịp thời của Công ty vì trong năm 2016 tình hình kinh doanh không thuận lợi. Năm 2016 công ty con của Công ty Cổ phần Xây dựng 47 là Công ty Cổ phần thủy điện Văn Phong kinh doanh lỗ hơn 13 tỷ đồng. Nguyên nhân do hiện tượng El Nino kéo dài, tình hình thủy văn khu vực miền Trung và Tây Nguyên không thuận lợi mùa khô thì khô hạn, mùa mưa thì lũ lụt phải xã lũ nên mực nước không đạt cao để trình phát điện. Ngoài ra, trong năm 2016 Công ty khởi công xây dựng 2 công trình thủy điện mà cả 2 công trình này thi công đều dùng công nghệ khoan hầm TBM tiên tiến nhất thế giới hiện nay, chi phí đầu tư rất lớn làm ảnh hưởng đến chi phí lãi vay. Hơn nữa, việc Công ty duy trì một tỷ lệ đòn bẩy tài chính ở mức khá cao trong một giai đoạn dài đã gia tăng áp lực trả nợ của Công ty, đặc biệt là trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi. Việc phát hành cổ phiếu trong năm 2016 để thu hút vốn đầu tư, giảm dần việc sử dụng nợ hay giảm dần việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong giai đoạn Công ty đang gặp khó khăn là quyết định hoàn toàn hợp lý của Công ty. Do đó trong thời gian tới Công ty cần cân nhắc tỷ lệ giữa việc sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu để vừa đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính, vừa tạo ra đòn bẩy tài chính và cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ, từ đó tối đa lợi ích cho Công ty.