7. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh
Phân tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả kinh doanh có tầm quan trọng rất lớn, tuy nhiên Công ty Cổ phần Xây dựng 47 chưa quan tâm đúng mức, thực hiện phân tích như một thủ tục. Điều đó thể hiện qua nội dung phân tích và hệ thống chỉ tiêu phân tích chưa đầy đủ, còn nhiều chỗ chưa chính xác. Phân tích hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp là phải phân tích hiệu quả tổng thể, toàn diện trên tất cả các mặt sử dụng tài sản, sử dụng nguồn vốn, sử dụng chi phí,... Tuy nhiên quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty chủ yếu là phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, nhưng số lượng chỉ tiêu lại không đầy đủ, chỉ phản ánh hiệu năng sử dụng tổng tài sản và hiệu năng sử dụng hàng tồn kho mà chưa phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả các bộ phận khác trong tổng tài sản. Do đó tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh.
Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh được xác định lại bao gồm: phân tích hiệu suất sử dụng chi phí và các yếu tố đầu vào; phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào; phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu theo mô hình Dupont.
Phân tích hiệu suất sử dụng chi phí và các yếu tố đầu vào:
Để giúp nhà quản trị biết được tương quan giữa kết quả sản xuất đầu ra hay yếu tố đầu vào để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh mà một đơn vị chi phí đầu
vào mang lại thì cần bổ sung nội dung phân tích hiệu suất sử dụng chi phí và các yếu tố đầu vào của Công ty.
Từ bảng 3.2 cho thấy mức hao phí của tổng tài sản theo doanh thu thuần kinh doanh của Công ty năm 2016 tăng so với năm 2015. Năm 2016 mức hao phí của tổng tài sản theo doanh thu thuần là 1,524 tăng so với năm 2015 là 0,062 tương ứng 4,24%, mức tăng này không đáng kể. Như vậy, Công ty vẫn duy trì mức hao phí của tổng tài sản so với doanh thu thuần.
Mức hao phí của tài sản dài hạn, tài sản cố định so với doanh thu thuần trong năm 2016 tăng so với năm 2015 là 0,101 tương ứng 20,79% và 0,142 tương ứng 36,97%. Với mức hao phí này chứng tỏ khi Công ty muốn mức doanh thu thuần năm nay bằng với năm trước thì cần đầu tư nhiều tài sản hơn hay nói cách khác Công ty sử dụng chưa có hiệu quả tài sản dài hạn, tài sản cố định kéo theo hiệu quả kinh doanh giảm.
Mức hao phí của tài sản ngắn hạn so với doanh thu thuần năm 2016 so với năm 2015 giảm 0,039 tương ứng 3,97%, mức giảm này không đáng kể. Do đó, Công ty vẫn duy trì mức hao phí của tài sản ngắn hạn so với doanh thu thuần.
Bảng 3.2: Phân tích hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào
STT Chỉ tiêu Năm 2015 (lần) Năm 2016 (lần) Chênh lệch 2016 so với 2015 Mức (lần) Tỷ lệ (%)
1 Mức hao phí của tổng tài sản theo
doanh thu thuần kinh doanh 1,462 1,524 +0,062 +4,24 2 Mức hao phí của tài sản dài hạn
theo doanh thu thuần kinh doanh 0,485 0,586 +0,101 +20,79 3 Mức hao phí của tài sản cố định
theo doanh thu thuần kinh doanh 0,384 0,526 +0,142 +36,97 4 Mức hao phí của TSNH theo
doanh thu thuần kinh doanh 0,978 0,939 -0,039 -3,97 (Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở số liệu BCTC của Công ty Cổ phần Xây
Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào:
Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào giúp nhà quản trị biết được tương quan sử dụng các yếu tố đầu vào phản ánh khả năng sinh lợi của Công ty. Do đó nội dung phân tích này không thể bỏ qua mà nhóm phân tích cần tập trung hoàn thiện.
Bảng 3.3 cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của Công ty đang giảm mạnh trong hai năm 2015 – 2016. Cụ thể:
Đối với hiệu quả sử dụng tổng tài sản, sức sinh lợi của tài sản năm 2016 là 0,001 giảm so với năm 2015 là 0,011 tương ứng 88,55%; mức hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 724,447 tăng 641,477 so với năm 2015 tương ứng 773,15%.
Đối với hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, sức sinh lợi của tài sản dài hạn năm 2016 là 0,004 giảm so với năm 2015 là 0,033 tương ứng 90,12%; mức hao phí tài sản dài hạn so với lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 278,342 tăng 250,833 so với năm 2015 tương ứng 911,81%.
Đối với hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn năm 2016 là 0,002 giảm so với năm 2015 là 0,016 tương ứng 87,57%; mức hao phí tài sản ngắn hạn so với lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 446,104 tăng 390,644 so với năm 2015 tương ứng 704,37%.
Đối với hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2016 là 0,011 giảm so với năm 2015 là 0,1 tương ứng 89,8%; mức hao phí của vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 88,454 tăng 79,430 so với năm 2015 tương ứng 880,22%.
Đối với hiệu quả sử dụng giá vốn hàng bán, sức sinh lợi của giá vốn hàng bán năm 2016 là 0,002 giảm so với năm 2015 là 0,018 tương ứng 88,26%; mức hao phí giá vốn hàng bán so với lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 425,575 tăng 375,609 so với năm 2015 tương ứng 751,72%.
Trong năm 2016 hiệu quả sử dụng chi phí, các yếu tố đầu vào so với năm 2015 đều giảm mạnh, điều này cho thấy Công ty đang sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân dẫn tới việc giảm này là do trong năm 2016, Công ty khởi công 2 công trình thủy điện thượng Kon
Tum và công trình thủy điện Đa Nhim mà cả hai công trình này đều sử dụng công nghệ khoan hầm tiên tiến nhất dẫn đến chi phí đầu tư của Công ty rất lớn, chi phí lãi vay tăng theo do vốn đầu tư của Công ty chủ yếu là vay từ ngân hàng. Ngoài ra, năm 2016 Công ty con của Công ty Cổ phần Xây dựng 47 là Công ty Cổ phần Thủy điện Văn Phong kinh doanh lỗ hơn 13 tỷ mà là do hiện tượng EI Nino kéo dài, tình hình thủy văn khu vực miền Trung và Tây Nguyên không thuận lợi. Những điều này cũng cho thấy trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng đã bộc lộ những điểm yếu trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao tạo ra những rủi ro chi phí lãi vay, làm suy giảm đáng kể kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Vì vậy, trong những năm tiếp theo, Công ty nên chú trọng hơn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, chi phí, có các biện pháp để tăng lợi nhuận sau thuế tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các đối tác, ngân hàng… nâng cao vị thế của Công ty trên thương trường.
Bảng 3.3: Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào
STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2016 so với năm 2015 Mức (lần) Tỷ lệ (%)
1 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Sức sinh lợi của tài sản (lần) 0,012 0,001 -0,011 -88,55 Mức hao phí của tài sản so với lợi
nhuận sau thuế (lần) 82,969 724,447 +641,477 +773,15 2 Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Sức sinh lợi của tài sản dài hạn(lần) 0,036 0,004 -0,033 -90,12 Mức hao phí của tài sản dài hạn so
với lợi nhuận sau thuế (lần) 27,509 278,342 +250,833 +911,81 3 Hiệu quả sử dụng TSNH Sức sinh lợi của TSNH(lần) 0,018 0,002 -0,016 -87,57 Mức hao phí của TSNH so với lợi
4 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Sức sinh lợi của VCSH (lần) 0,111 0,011 -0,100 -89,80 Mức hao phí của VCSH so với lợi
nhuận sau thuế (lần) 9,024 88,454 +79,430 +880,22 5 Hiệu quả sử dụng giá vốn hàng bán
Sức sinh lợi của giá vốn hàng bán
(lần) 0,020 0,002 -0,018 -88,26 Mức hao phí của giá vốn hàng bán so
với lợi nhuận sau thuế (lần) 49,966 425,575 +375,609 +751,72 (Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở số liệu BCTC của Công ty Cổ phần Xây
dựng 47, năm 2015, năm 2016)
Phân tích ROE theo mô hình Dupont:
Phân tích ROE theo mô hình Dupont sẽ giúp nhà quản trị đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sức sinh lợi của VCSH. Ngoài ra, để các nhà đầu tư có quyết định đầu tư vào Công ty phụ thuộc rất nhiều vào việc Công ty có sử dụng hiệu quả vốn cổ đông hay không hay nói cách khác họ quan tâm đến sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE).
Do đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích Dupont trong đề tài nghiên cứu này để đưa ra được các đề xuất nhằm nâng cao ROE đối với Công ty như sau:
Qua bảng 3.2 cho thấy sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu không ổn định, năm 2015 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được 0,111 đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng đến năm 2016 thì chỉ tạo được 0,011 đồng.
Thông qua mô hình Dupont, ta xem xét từng chỉ tiêu tác động đến ROE như sau:
ROE2015 = 9,914 x 0,684 x 0,018 = 0,111 ROE2016 = 8,190 x 0,656 x 0,002 = 0,011
+ Đòn bẩy tài chính giảm, năm 2016 so với năm 2015 1,004 lần, tương ứng với tỷ lệ giảm 10,92% cho thấy chính sách sử dụng nợ phải trả của Công ty thay đổi, Công ty giảm sử dụng nợ.
+ Vòng quay tổng tài sản giảm từ 0,684 vòng năm 2015 xuống 0,656 vòng năm 2016, với tỷ lệ giảm 4,07%, chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản đã giảm, góp phần giảm ROE.
+ Sức sinh lợi của doanh thu (ROS) giảm từ 0,018 năm 2015 xuống 0,002 năm 2016. Với cùng một đồng doanh thu thuần thu được thì năm 2016 đạt được lợi nhuận sau thuế thấp hơn năm 2015 là 0,016 đồng lợi nhuận sau thuế tương ứng với tỷ lệ giảm 88,06%, góp phần giảm ROE. Sức sinh lợi của doanh thu thuần giảm chứng tỏ Công ty đã kiểm soát chi phí chưa tốt. Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng VCSH Công ty nên chú trọng vào việc cắt giảm các chi phí không cần thiết.
Vận dụng mô hình Dupont kết hợp để xác định nhân tố ảnh hưởng đến sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2016 so với năm 2015 giảm 0,1 lần là do ảnh hưởng của ba nhân tố sau: đòn bẩy tài chính bình quân, vòng quay tài sản, sức sinh lợi của doanh thu thuần.
+ Mức ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính: (8,190 – 9,194) x 0,684 x 0,018 = -0,012 + Mức ảnh hưởng của vòng quay tổng tài sản: 8,190 x (0,656 – 0,684) x 0,018 = - 0,004
+ Mức ảnh hưởng của sức sinh lợi của doanh thu thuần: 8,190 x 0,656 x (0,002 – 0,018) = -0,083
Qua phân tích ở trên, ROE giảm chủ yếu là do sức sinh lợi của doanh thu, chỉ tiêu sức sinh lợi của doanh thu giảm 0,083 lần cho thấy trong năm Công ty kiểm soát chi phí chưa tốt, sau đó là đòn bẩy tài chính giảm 0,012 làm cho ROE giảm 0,012 cho thấy chính sách sử dụng nợ phải trả của Công ty thay đổi, Công ty giảm sử dụng nợ phải trả điều này là hoàn toàn phù hợp vì trong năm tình hình kinh doanh của Công ty không thuận lợi do đó Công ty quyết định giảm sử dụng nợ là hoàn toàn hợp lý vì nếu tiếp tục sử dụng nợ trong khi tình hình kinh doanh của Công ty không thuận lợi sẽ gia tăng áp lực trả nợ, tồn đọng nợ nần và cuối cùng là vòng quay tổng tài sản giảm 0,004 làm cho ROE giảm. Từ kết quả này có thể thấy Công ty đã có những dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang đi xuống. Qua kết quả phân tích trên cho thấy để nâng cao hiệu quả sử dụng VCSH thì Công ty nên chú trọng vào việc cắt giảm các chi phí không cần thiết, đầu tư, ứng
dụng các công nghệ mới trong thi công công trình nhằm cắt giảm chi phí tối đa nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thi công các công trình.
Dưới đây tác giả khái quát việc đánh giá việc biến động ROE theo hình 3.1 nhằm làm rõ hơn sự ảnh hưởng nhân tố tài sản, chi phí và vốn chủ sở hữu đến sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2016 theo mô hình Dupont.
Trong công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng 47, một vấn đề khá quan trọng là so sánh tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty với trung bình ngành đã không được chú trọng. Việc so sánh với trung bình ngành sẽ giúp Công ty thấy được vị thế của Công ty trong ngành.
Tác giả đã lấy số liệu trung bình ngành của 3 chỉ tiêu: Sức sinh lợi của doanh thu (ROS), sức sinh lợi của tài sản (ROA), sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) từ website: www.cophieu68.com.
Để tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh với trung bình ngành tác giả sử dụng bảng sau:
Bảng 3.4: So sánh hiệu quả kinh doanh năm 2016
STT Chỉ tiêu Năm 2016 C47 so với TB ngành
C47 TB ngành Mức (lần) Tỷ lệ (%)
1 ROS 0,002 0,07 -0,068 -96,99 2 ROA 0,001 0,05 -0,049 -97,24 3 ROE 0,011 0,14 -0,129 -91,92 (Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở số liệu báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng 47 năm 2016, số liệu trung bình ngành lấy từ www.cophieu68.com)
Từ Bảng 3.4, các chỉ tiêu về ROS, ROA, ROE của Công ty Cổ phần Xây dựng 47 năm 2016 đều thấp hơn so với trung bình ngành. Cụ thể: ROS của Công ty thấp hơn trung bình ngành 0,068 tương ứng 96,99%, ROA thấp hơn trung bình ngành là 0,049 tương ứng 97,24%, ROE thấp hơn trung bình ngành là 0,129 tương ứng 91,92%. Như vậy, Công ty quản lý hiệu quả tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản còn thấp so với các công ty cùng ngành nghề kinh doanh. Do đó, Công ty nên chú trọng vào việc cắt giảm các chi phí không cần thiết, đầu tư, ứng dụng các công nghệ mới trong thi công công trình nhằm cắt giảm chi phí tối đa nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thi công các công trình.
Hình 3.1: Mô hình Dupont phân tích ROE năm 2016
(Nguồn: Tác giả tính toán, tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng 47, 2015, 2016)
ROE 0,011 ROS 0,011 Số vòng quay tài sản 0,656 Đòn bẩy tài chính 8,19
Lợi nhuận sau thuế 3.136.397.295
Doanh thu thuần 1.490.531.249.489
Tổng TS bình quân 2.272.152.410.953 Doanh thu thuần
1.490.531.249.489 Lợi nhuận gộp 155.758.954.325 Chi phí QLDN 39.821.200.449 TSDH bình quân 872.992.207.835 TSNH bình quân 1.399.160.353.118
Tiền và tương đương tiền 22.441.102.950 Phải thu ngắn hạn 486.751.116.308 Hàng tồn kho 885.151.582.685 TSNH khác 4.816.551.175 Doanh thu thuần
1.490.531.249.489 Giá vốn hàng bán 1.334.772.295.164 + - : : X X + + + -