Phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xây dựng 47 (Trang 42 - 46)

7. Kết cấu của đề tài

1.4.7. Phân tích hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ảnh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh doanh còn thể hiện sự vận dụng khéo léo của các nhà quản trị doanh nghiệp giữa lý luận và thực tế nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công để nâng cao lợi nhuận. Vậy hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất (Nguyễn Ngọc Quang, 2013).

Phân tích hiệu quả kinh doanh cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu hiệu quả ở các bộ phận, các mặt của quá trình kinh doanh như hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn, nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay, chi phí,... Ta cũng có thể đi phân tích từ chỉ tiêu tổng hợp đến chỉ tiêu chi tiết, từ đó khái quát hóa để đưa ra các thông tin hữu ích là cơ sở đưa ra các quyết định phục vụ quá trình kinh doanh.

Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh:

Để có những nhận định, đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh:

- “Sức sinh lợi của vốn đầu tư” là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị vốn đầu tư của chủ sở hữu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, càng hấp dẫn các nhà đầu tư và ngược lại.

Sức sinh lợi của vốn đầu tư =

Lợi nhuận sau thuế

(1.36) Vốn đầu tư bình quân

Trong đó:

- “ Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu” phản ánh khá rõ nét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, vì mục đích của hoạt động kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận, mục đích cuối cùng của các nhà đầu tư là đem lại lợi nhuận lớn nhất trên đồng vốn mình bỏ ra. Chỉ tiêu này đã được đề cập ở phần trước.

- “Sức sinh lợi của doanh thu (ROS): chỉ tiêu này cho biết một đơn vị doanh thu thuần đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Sức sinh lợi của doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế

(1.38) Doanh thu thuần

Phân tích hiệu suất sử dụng chi phí và hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào:

Để phân tích hiệu suất (hay năng suất) sử dụng chi phí, sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh, các nhà phân tích phải dựa vào các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động như: Sức sản xuất của yếu tố đầu vào (hay hiệu suất sử dụng yếu tố đầu vào), sức sản xuất của chi phí đầu vào (hay hiệu suất sử dụng chi phí đầu vào). Hiệu suất sử dụng chi phí hay hiệu suất sử dụng yếu tố đầu vào càng

Vốn đầu tư bình quân =

Số vốn đầu tư hiện có đầu kỳ và cuối kỳ

(1.37) 2

lớn, doanh nghiệp càng có điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh và ngược lại (Nguyễn Văn Công, 2010).

Hiệu suất sử dụng chi phí và hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào được xác định qua công thức:

Hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào thông qua sức

sản xuất

=

Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất

(1.39) Yếu tố đầu vào hay chi phí đầu vào

Các chỉ tiêu đầu ra phản ánh kết quả sản xuất thường được sử dụng như: tổng giá trị sản xuất, doanh thu thuần bán hàng, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh...

Các chỉ tiêu phản ánh yếu tố đầu vào thường được sử dụng để xác định hiệu suất hoạt động như: vốn chủ sở hữu bình quân, vốn vay bình quân, số lượng lao động bình quân...

Do các yếu tố đầu vào trong kỳ thường xuyên biến động, thay đổi, không thể đại diện tại bất kỳ một thời điểm nào nên ta sử dụng giá trị bình quân của từng yếu tố đầu vào được xác định như sau:

Giá trị bình quân của từng

bộ phận =

Giá trị từng bộ phận hiện có đầu kỳ và cuối kỳ

(1.40) Yếu tố đầu vào hay chi phí đầu vào

Phân tích hiệu năng hoạt động, hiệu năng sử dụng chi phí và hiệu năng sử dụng các yếu tố đầu vào:

Hiệu năng hoạt động hay hiệu năng sử dụng chi phí, sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh tốc độ quay vòng (số vòng quay) của các yếu tố, các chi phí đầu vào hay của từng hoạt động và thời gian một vòng quay theo từng đối tượng. Do vậy, để phân tích hiệu năng hoạt động hay phân tích hiệu năng sử dụng, các nhà phân tích cần tính ra các chỉ tiêu phản ánh hiệu năng sử dụng theo từng yếu tố hay chi phí đầu vào và hiệu năng của từng hoạt động thông qua số vòng quay và thời gian một vòng quay của một đối tượng. Từ đó, sử dụng phương pháp so sánh và căn cứ vào ý nghĩa của từng chỉ tiêu để đánh giá hiệu năng hoạt động hay hiệu năng sử dụng chi phí, sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Công, 2010).

Công thức chung để xác định tốc độ vòng quay được tính như sau: Số vòng quay của

từng đối tượng =

Doanh thu thuần trong kỳ

(1.41) Giá trị từng đối tượng bình quân trong kỳ

Ngoài ra, hiệu năng hoạt động hay hiệu năng sử dụng chi phí, sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh còn được thể hiện qua thời gian 1 vòng quay của từng đối tượng. Thời gian 1 vòng quay càng ngắn, hiệu năng sử dụng càng cao và ngược lại. Thời gian 1 vòng quay của từng đối tượng được xác định theo công thức:

Thời gian 1 vòng quay của từng đối tượng =

Thời gian của kỳ nghiên cứu

(1.42) Số vòng quay của từng đối tượng

Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào:

Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, các nhà phân tích sử dụng các chỉ tiêu phản ánh sức sinh lợi theo từng loại chi phí, từng yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Sức sinh lợi càng lớn, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào càng cao thì hiệu quả kinh doanh và ngược lại. Các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lợi được xác định theo công thức (Nguyễn Văn Công, 2010):

Sức sinh lợi của chi phí đầu vào, của các yếu tố đầu vào hay sức sinh lợi của đầu ra

phản ánh kết quả sản xuất =

Đầu ra phản ánh lợi nhuận

(1.43) Yếu tố đầu vào, chi phí đầu vào hay

đầu ra phản ánh kết quả sản xuất Các bộ phận của công thức được xác định như sau:

- Yếu tố đầu vào: khi xác định hiệu quả sử dụng thì chỉ những yếu tố có quan hệ trực tiếp mang tính quyết định đến kết quả kinh doanh mới được sử dụng. Vì thế, các yếu tố đầu vào thường được sử dụng khi phân tích hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào như: tổng tài sản, tài sản dài hạn, tài sản cố định đã và đang đầu tư, tài sản ngắn hạn, vốn chủ sở hữu, vốn vay...

- Chi phí đầu vào: các khoản chi phí có liên quan chủ yếu đến kết quả kinh doanh mới được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu phản ánh sức sinh lợi. Những

khoản chi phí này thường bao gồm: tổng chi phí sản xuất kinh doanh, tổng chi phí hoạt động, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp...

- Đầu ra phản ánh lợi nhuận: khi sử dụng để xác định sức sinh lợi của các yếu tố, các nhà phân tích thường chỉ sử dụng một số chỉ tiêu đặc trưng như: lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lợi nhuận sau thuế và cổ tức ưu đãi, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ...

- Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất: khi xác định sinh lợi, các nhà phân tích chỉ chọn một vài chỉ tiêu biểu như: doanh thu thuần kinh doanh, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ...

Ngoài cách xác định trên, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào còn được xác định bằng lượng chi phí hao phí hay lượng yếu tố đầu vào còn được xác định bằng lượng chi phí hao phí hay lượng yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp bỏ ra để có 1 đơn vị lợi nhuận. Mức hao phí tính trên lợi nhuận càng lớn, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào càng thấp dẫn tới hiệu quả kinh doanh càng thấp và ngược lại. Mức hao phí được xác định theo công thức sau (Nguyễn Văn Công, 2010):

Mức hao phí của chi phí đầu vào hay của yếu tố đầu

vào so với lợi nhuận

=

Yếu tố đầu vào hay chi phí đầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xây dựng 47 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)