7. Kết cấu của đề tài
2.2.3. Nội dung phân tích
2.2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Nhóm phân tích tiến hành đánh giá khái quát tình hình tài chính để giúp Ban tổng giám đốc đưa ra nhận định về bức tranh tài chính của doanh nghiệp, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi, mức độ độc lập tài chính và những khó khăn tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối đầu, từ đó Ban tổng giám đốc sẽ đưa ra những quyết định hợp lý.
Nội dung đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty bao gồm: đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính, đánh giá khái quát khả năng thanh toán và đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của Công ty.
Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn:
Để đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, nhóm phân tích sử dụng các chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu”, “Nợ phải trả”, “Tổng nguồn vốn”. Các chỉ tiêu này được lấy từ Bảng cân đối kế toán. Cụ thể:
- Vốn chủ sở hữu: căn cứ vào số liệu của chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu” (mã số 400);
- Nợ phải trả: căn cứ vào số liệu của chỉ tiêu “Nợ phải trả” (mã số 300); - Tổng nguồn vốn: căn cứ vào số liệu của chỉ tiêu “Tổng cộng nguồn vốn” (mã số 440);
Nhóm phân tích tính ra % tăng giảm của các khoản mục Nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, tổng nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán và đưa ra nhận xét, đánh giá chung.
Bảng 2.2: Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 % tăng giảm
1. Vốn chủ sở hữu 261.246.747.888 293.609.409.148 12,4% 2. Nợ phải trả 2.024.450.588.370 1.964.998.076.499 -2,9% Tổng nguồn vốn 2.285.697.336.258 2.258.607.485.647 -1,2%
( Nguồn: Phòng Tài vụ Công ty Cổ phần Xây dựng 47)
Căn cứ vào bảng 2.2 nhóm phân tích đã đưa ra những phân tích về tình hình huy động vốn như sau:
Trong năm 2015 tổng nguồn vốn đạt 2.285.697.336.258 đồng, năm 2016 tổng nguồn vốn đạt 2.258.607.485.647 đồng, như vậy năm 2016 nguồn vốn đã giảm 1,2%.
Năm 2016 vốn chủ sở hữu tăng 12,4% so với năm 2015, còn nợ phải trả giảm 2,9% so với năm 2015. Điều này chứng tỏ chính sách huy động vốn trong năm của Công ty đã chú trọng huy động vốn chủ sở hữu. Mặc dù có sự sụt giảm về tổng nguồn vốn nhưng vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên, đây là dấu hiệu khả quan cho thấy tình hình huy động vốn, mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty ngày càng tăng dần.
Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính:
Nhóm phân tích sử dụng hệ số tài trợ và hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn để đánh giá mức độ độc lập tài chính của Công ty.
Để tính ra hệ số tài trợ, nhóm phân tích lấy trị số của chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu” (mã số 400) và chỉ tiêu “Tổng cộng nguồn vốn” (mã số 440) trên Bảng cân đối kế toán.
Để tính ra hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn, nhóm phân tích lấy trị số của chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu” (mã số 400) và chỉ tiêu “Tài sản dài hạn” (mã số 200) trên Bảng cân đối kế toán.
Nhóm phân tích tính ra các chỉ tiêu này, sau đó so sánh và nhận xét.
Bảng 2.3: Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính
Chỉ tiêu Năm 2015 (lần) Năm 2016 (lần) % tăng giảm 1. Hệ số tài trợ 0,114 0,130 +13,8% 2. Hệ số tự tài trợ TSDH 1,142 1,010 -11,6%
(Nguồn: Phòng Tài vụ Công ty Cổ phần Xây dựng 47)
Từ bảng số liệu trên, nhóm phân tích đã chỉ ra rằng mức độ độc lập tài chính của Công ty tuy có tăng nhưng chưa cao, Công ty phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài chính bên ngoài.
Hệ số tài trợ năm 2016 là 0,13 có nghĩa là trong một đồng nguồn vốn tài trợ tài sản của Công ty thì VCSH chiếm 0,13 đồng, hệ số này đã tăng 13,8% so với năm 2015. Điều này chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của Công ty có xu hướng tăng lên, tuy nhiên hệ số tài trợ còn chưa cao.
Để xem xét an ninh tài chính của Công ty nhóm phân tích đã căn cứ vào hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn năm 2015 là 1,142 đến năm 2016 là 1,010. Hệ số tài trợ tài sản dài hạn năm 2016 giảm 11,6% so với năm 2015. Hệ số tài trợ tài sản dài hạn lớn hơn 1, điều này cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên của Công ty đủ bù đắp tài sản dài hạn.
Đánh giá khái quát khả năng thanh toán:
Để giúp Ban tổng giám đốc thấy được khả năng trang trải các khoản nợ nói chung của Công ty, nhóm phân tích tiến hành đánh giá khái quát khả năng thanh toán. Nhóm phân tích sử dụng chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” để đánh giá khái quát khả năng thanh toán.
Để tính ra hệ số khả năng thanh toán tổng quát, nhóm phân tích lấy trị số của chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” (mã số 270) và chỉ tiêu “Nợ phải trả” (mã số 300) trên Bảng cân đối kế toán.
Nhóm phân tích đã tiến hành tính ra trị số hệ số khả năng thanh toán tổng quát, sau đó lập bảng so sánh và nhận xét.
Bảng 2.4: Đánh giá khái quát khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 % Tăng giảm
1. Hệ số khả năng thanh toán
tổng quát (lần) 1,129 1,149 1,80% (Nguồn: Phòng Tài vụ Công ty Cổ phần Xây dựng 47)
Căn cứ trên bảng tính toán trên nhóm phân tích đã có đánh giá như sau: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát tại Công ty năm 2015 là 1,129 lần, đến năm 2016 là 1,149 lần tăng 1,8%. Nhóm phân tích chỉ ra về mặt lý thuyết, hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho thấy Công ty có thừa khả năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ nói chung bằng tài sản của mình. Tuy nhiên, nhóm phân tích đã cảnh báo với ban lãnh đạo Công ty trên thực tế mặc dù lượng tài sản có thể đủ hay thừa để trang trải nợ nhưng khi nợ đến hạn trả nếu không đủ lượng tiền và tương đương tiền, Công ty không thể đem bán tài sản để trả nợ. Do đó, về mặt lý thuyết hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty chỉ bảo đảm trong trường hợp xấu nhất (doanh nghiệp phá sản hay giải thể) còn trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động liên tục thì không bảo đảm. Thông thường thì trị số của chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tổng quát phải lớn hơn hoặc bằng 2 các chủ nợ mới có khả năng thu hồi được nợ khi đáo hạn.
Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi:
Để đánh giá khái quát khả năng sinh lợi, nhóm phân tích sử dụng các chỉ tiêu: sức sinh lợi của VCSH, sức sinh lợi của tài sản, sức sinh lợi của doanh thu thuần.
Để tính ra chỉ tiêu “Sức sinh lợi của VCSH”, nhóm phân tích lấy trị số của chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” (mã số 60) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 được tính bằng cách lấy trung bình cộng chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu” (mã số 400) của cuối năm 2014 và cuối năm 2015 trên Bảng cân đối kế toán năm 2015; Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2016 được tính ra bằng cách lấy trung bình cộng chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu”
(mã số 400) của cuối năm 2015 và cuối năm 2016 trên Bảng cân đối kế toán năm 2016.
Để tính chỉ tiêu “Sức sinh lợi của tài sản”, nhóm phân tích lấy trị số của chỉ tiêu “Lợi nhuận kế toán trước thuế” (mã số 50); Tổng tài sản bình quân năm 2015 được tính bằng cách lấy trung bình cộng chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” (mã số 270) số cuối năm và số đầu năm trên Bảng cân đối kế toán năm 2015; Tổng tài sản bình quân năm 2016 được tính bằng cách lấy trung bình cộng chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” (mã số 270) số cuối năm và số đầu năm trên Bảng cân đối kế toán năm 2016.
Để tính chỉ tiêu “Sức sinh lợi của doanh thu thuần”, nhóm phân tích lấy trị số của chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” (mã số 60), chỉ tiêu “Doanh thu thuần” (mã số 10) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Nhóm phân tích đã tiến hành tính ra trị số của các chỉ tiêu sức sinh lợi của VCSH, sức sinh lợi của tài sản, sức sinh lợi của doanh thu thuần sau đó lập bảng so sánh và nhận xét.
Bảng 2.5: Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 % tăng giảm
1. Sức sinh lợi của VCSH (lần) 0,111 0,011 -89,80% 3. Sức sinh lợi của tài sản (lần) 0,012 0,001 -88,55% 3. Sức sinh lợi cơ bản của doanh thu
thuần (lần) 0,018 0,002 -88,06% (Nguồn: Phòng Tài vụ Công ty Cổ phần Xây dựng 47)
Căn cứ trên bảng tính toán trên, nhóm phân tích đã có đánh giá như sau: Sức sinh lợi của VCSH năm 2016 giảm 89,8% so với năm 2015; Sức sinh lợi của tài sản năm 2016 so với năm 2015 giảm 88,55%; Sức sinh lợi của doanh thu thuần năm 2016 so với năm 2015 giảm 88,06%.
Điều này cho thấy khả năng sinh lợi của Công ty năm 2016 thấp hơn năm 2015. Như vậy, hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty ở mức thấp. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu thấp sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư.
2.2.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính
Nhóm phân tích tiến hành phân tích cấu trúc tài chính của Công ty nhằm giúp Ban tổng giám đốc xem xét tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp có cơ cấu hợp lý để đáp ứng được nhu cầu đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hay không.
Phân tích cơ cấu tài sản:
Để phân tích cơ cấu tài sản năm 2016 nhóm phân tích sử dụng dữ liệu ở bảng cân đối kế toán phần tài sản. Nhóm phân tích tiến hành tính toán tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản và lập bảng 2.6 dưới đây.
Đối với phân tích cơ cấu tài sản, nhóm phân tích tập trung vào phân tích tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn bằng cách sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn và dài hạn chiếm trong tổng tài sản.
Căn cứ vào kết quả của bảng 2.6 nhóm phân tích nhận xét như sau:
Cơ cấu tài sản: Năm 2015 tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 65,05% còn tài sản dài hạn chiếm 34,95%. Năm 2016, tỷ trọng tài sản đã có sự dịch chuyển so với năm 2015, tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm đi 6,99%. Do đặc thù của lĩnh vực thi công, xây lắp, quy mô công nợ phải thu, hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nên cơ cấu tài sản của Công ty nghiêng về tài sản ngắn hạn là hoàn toàn hợp lý. Điều này cho thấy tài sản của Công ty chủ yếu phục vụ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Để xem xét sự sụt giảm của tài sản nhóm phân tích đã tiến hành phân tích sự biến động của từng khoản mục tài sản.
- Về tài sản ngắn hạn: tỷ trọng TSNH năm 2016 giảm 6,99%. Tỷ trọng TSNH giảm đi do sự giảm sút tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Đối với hàng tồn kho có xu hướng giảm về cả số tương đối và số tuyệt đối. Cụ thể năm 2015 là 924.931.672.141 đồng, chiếm 40,47%, năm 2016 là 845.371.493.229 đồng, chiếm 37,43% giảm 79.560.178.912 đồng tương ứng giảm 3,04% so với cuối năm 2015. Năm 2016, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn giảm 3,85% so với năm 2015. Do trong năm 2016 công trình Đồng Nai 4 hoàn tất nghiệm thu nên khoản phải thu từ công trình này giảm 40.179.414.080 đồng, khoản phải thu giảm chứng tỏ nỗ lực của Công ty trong việc thu hồi các khoản nợ phải thu ngắn hạn.
Bảng 2.6: Phân tích cơ cấu tài sản
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch năm 2016 so với năm 2015 Số tiền (đồng) TT (%) Số tiền (đồng) TT (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) A. Tài sản ngắn hạn 1.486.867.761.481 65,05 1.311.452.944.755 58,06 -175.414.816.726 -11,80 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 28.399.058.563 1,24 16.483.147.337 0,73 -11.915.911.226 -41,96 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 533.359.350.555 23,33 440.142.882.061 19,49 -93.216.468.494 -17,48 3. Hàng tồn kho 924.931.672.141 40,47 845.371.493.229 37,43 -79.560.178.912 -8,60 4. Tài sản ngắn hạn khác 177.680.222 0,01 9.455.422.128 0,42 +9.277.741.906 +5221,6 B. Tài sản dài hạn 798.829.574.777 34,95 947.154.840.892 41,94 +148.325.266.115 +18,57 1. Các khoản phải thu dài hạn 232.001.040 0,01 1.963.998.007 0,09 +1.731.996.967 +746,55 2. Tài sản cố định 700.848.278.165 30,66 868.363.397.498 38,45 +167.515.119.333 +23,90 3. Tài sản dở dang dài hạn 50.920.421.048 2,23 23.163.787.843 1,03 -27.756.633.205 -54,51 4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 40.000.000.000 1,75 40.000.000.000 1,77 0 0 5. Tài sản dài hạn khác 6.828.874.524 0,30 13.663.657.544 0,60 +6.834.783.020 +100,09 Tổng tài sản 2.285.697.336.258 100 2.258.607.785.647 100 -27.089.550.611 -1,19
- Về tài sản dài hạn: tài sản dài hạn có xu hướng tăng cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Cụ thể năm 2015 tài sản dài hạn là 798.829.574.777 đồng chiếm 34,95% tổng tài sản; năm 2016, tài sản dài hạn là 947.154.840.892 đồng chiếm 41,94% tổng tài sản tăng 148.325.266.115 đồng, tương ứng giảm 18,57%, tỷ trọng tài sản dài hạn giảm 6,99%. Tài sản dài hạn tăng chủ yếu do sự gia tăng của tài sản cố định. Cụ thể năm 2016 tài sản cố định là 868.363.397.498 đồng chiếm 38,45% tổng tài sản, tăng so với 167.515.119.333 đồng tương ứng 23,90%. Do hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp nên tài sản cố định chủ yếu là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, sau đó là nhà cửa, vật kiến trúc. Tài sản cố định năm 2016 tăng lên cho thấy quy mô kinh doanh của Công ty đang mở rộng. Các tài sản dài hạn khác cũng có biến động nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nên ảnh hưởng không đáng kể.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp các nhà quản lý nắm được cơ cấu vốn huy động, cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động.
Để phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2016 nhóm phân tích sử dụng dữ liệu ở bảng cân đối kế toán phần nguồn vốn. Nhóm phân tích tiến hành tính toán tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn và lập bảng phân tích dưới đây (bảng 2.7).
- Phân tích tình hình cơ cấu nợ phải trả:
Từ bảng 2.7, nhóm phân tích chỉ ra trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn so với vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ phải trả năm 2016 có xu hướng giảm so với năm 2015. Cụ thể: năm 2015 là 2.024.450.588.370 đồng chiếm 88,57%, năm 2016 nợ phải trả là 1.964.998.076.499 đồng chiếm 87% giảm 59.452.511.871 đồng tương ứng tỷ lệ 2,94% so với năm 2015. Nợ phải trả giảm cho thấy nỗ lực của Công ty trong việc thanh toán các khoản nợ đáo hạn, góp phần giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, đảm bảo an ninh tài chính của Công ty. Nguyên nhân dẫn đến giảm tỷ trọng các khoản nợ phải trả là do giảm tỷ trọng khoản mục nợ phải trả ngắn hạn.
Bảng 2.7: Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch năm 2016 so với năm
2015 Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) A. Nợ phải trả 2.024.450.588.370 88,57 1.964.998.076.499 87,00 -59.452.511.871 -2,94 1. Nợ ngắn hạn 1.373.114.914.951 60,07 1.301.649.940.336 57,63 -71.464.974.615 -5,20 2. Nợ dài hạn 651.335.673.419 28,50 663.348.136.163 29,37 +12.012.462.744 +1,84 B. Vốn chủ sở hữu 261.246.747.888 11,43 293.609.409.148 13,00 +32.362.661.260 +12,39 1. Vốn chủ sở hữu 261.246.747.888 11,43 293.609.409.148 13,00 +32.362.661.260 +12,39 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 Tổng nguồn vốn 2.285.697.336.258 100 2.258.607.485.647 100 -27.089.850.611 -1,19
Nợ phải trả ngắn hạn năm 2015 là 1.373.114.914.951 đồng chiếm 60,07% đến năm 2016 là 1.301.649.940.336 đồng chiếm 57,63% giảm 71.464.974.615 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 5,20%. Nợ phải trả dài hạn năm 2016 tăng so với năm 2015 là 12.012.462.744 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 1,84%.
Nợ phải trả của Công ty giảm, điều này cho thấy nỗ lực của Công ty trong năm 2016 trong việc thanh toán các khoản nợ, tuy nhiên nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn cho thấy nguồn vốn của Công ty chủ yếu được hình