Hoàn thiện phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xây dựng 47 (Trang 74 - 78)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích

Có rất nhiều phương pháp phân tích báo cáo tài chính khác nhau, mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm, nội dung và điều kiện áp dụng khác nhau. Việc vận dụng các phương pháp phân tích khác nhau sẽ giúp các nhà phân tích làm rõ mức độ ảnh hưởng, nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính. Từ đó có căn cứ tin cậy đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực tài chính cho Công ty. Việc sử dụng kết hợp các phương pháp mang lại hiệu quả như vậy, tuy nhiên Công ty mới chỉ áp dụng phương pháp so sánh ở mức đơn giản, do đó tác giả đề xuất hoàn thiện phương pháp phân tích, ngoài việc vận dụng phương pháp đang

dùng là phương pháp so sánh, cần phải bổ sung các phương pháp khác như phương pháp phân tích Dupont, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp đồ thị...

- Hoàn thiện việc vận dụng phương pháp so sánh

Hiện nay Công ty Cổ phần Xây dựng 47 đang sử dụng phương pháp so sánh để phân tích báo cáo tài chính. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp so sánh của Công ty rất đơn giản, Công ty chỉ tính tỷ lệ tăng/giảm. Điều này không cung cấp cho người sử dụng thông tin thấy được sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu về số tuyệt đối và số tương đối. Vì vậy cần thiết phải hoàn thiện cách thức vận dụng phương pháp so sánh để phân tích báo cáo tài chính của Công ty. Trước hết khi so sánh phải chỉ ra mức độ biến động về số tuyệt đối cũng như tốc độ tăng trưởng bằng số tương đối của chỉ tiêu nghiên cứu. Ví dụ như khi phân tích tình hình huy động vốn Công ty có thể lập bảng như sau:

Bảng 3.1: Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn

Chỉ tiêu

Cuối năm 2015 Cuối năm 2016 Chênh lệch cuối năm 2016 so với cuối năm 2015 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) 1. Vốn chủ sở hữu 261.247 11,43 293.609 13,00 +32.362 +1,6 +12,4 2. Nợ phải trả 2.024.451 88,57 1.964.998 87,00 -59.453 -1,6 -2,9 Tổng nguồn vốn 2.285.697 100 2.258.607 100 -27.089 0 -1,2

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở số liệu BCTC của Công ty Cổ phần Xây dựng 47, năm 2015, năm 2016)

Qua bảng 3.1 trên cho thấy cuối năm 2015 tổng nguồn vốn đạt 2.285.697 triệu đồng, cuối năm 2016 tổng nguồn vốn đạt 2.258.607 triệu đồng, như vậy cuối năm 2016 nguồn vốn đã giảm 27.089 triệu đồng so với cuối năm 2015 tương ứng tỷ lệ giảm 1,2%. Trong đó vốn chủ sở hữu biến động tăng cụ thể: cuối năm 2015 vốn chủ sở hữu là 261.247 triệu đồng, đến cuối năm 2016 là 293.609 triệu đồng, mức tăng là 32.362 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 12,4%; còn nợ phải trả biến động giảm cụ thể: cuối năm 2016 giảm so với cuối năm 2015 là 59.353 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 2,9%.

Đi sâu vào cơ cấu nguồn vốn ta thấy vốn chủ sở hữu tăng thêm 1,6% trong tổng nguồn vốn (cuối năm 2015 chiếm 11,43% đến cuối năm 2016 chiếm 13%). Ngược lại, nợ phải trả giảm 1,6% trong tổng nguồn vốn (cuối năm 2015 chiếm 88,57% đến cuối năm 2016 chiếm 87%). Điều đó cho thấy chính sách huy động vốn của công ty đã có sự thay đổi đó là công ty tăng cường huy động nguồn vốn từ bên trong.

Như vậy, với việc dùng so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối sẽ cung cấp thông tin của các chỉ tiêu phân tích được rõ ràng hơn.

- Bổ sung phương pháp phân tích Dupont

Thông qua phương pháp phân tích Dupont các nhà quản lý có thể biết được kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty mình chịu phụ thuộc ảnh hưởng từ những chỉ tiêu chính trên báo cáo tài chính để từ đó xác định nguyên nhân và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, hiện tại Công ty vẫn chưa sử dụng phương pháp Dupont. Do đó tác giả đề xuất bổ sung phương pháp Dupont trong phân tích báo cáo tài chính của Công ty. Dưới đây tác giả sẽ sử dụng mô hình Dupont kết hợp để phân tích khả năng sinh lợi của VCSH.

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu được xác định theo công thức (1.7). Để sử dụng mô hình Dupont, tiến hành nhân cả tử số và mẫu số vào vế phải của công thức (1.7) với doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân, sau đó sắp xếp lại ta được:

Sức sinh lợi của VCSH =

Tổng tài sản bình quân

x

Doanh thu thuần x

Lợi nhuận sau thuế

VCSH bình quân Tổng tài sản bình

quân Doanh thu thuần Vì “Tổng tài sản bình quân” = “Tổng nguồn vốn bình quân” nên công thức trở thành:

Sức sinh lợi của VCSH =

Tổng nguồn vốn bình quân

x

Doanh thu thuần

x

Lợi nhuận sau thuế VCSH bình quân (1) Tổng tài sản bình quân (2)

Doanh thu thuần

Trong đó:

- (1) Đòn bẩy tài chính bình quân - (2) Số vòng quay của tài sản

- (3) Sức sinh lợi của doanh thu thuần Vì thế công thức trên được viết lại là: Sức sinh lợi của

VCSH =

Đòn bẩy tài chính bình quân x

Số vòng quay của tài sản x

Sức sinh lợi của doanh thu thuần Qua mô hình Dupont có thể thấy được sức sinh lợi của VCSH chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: đòn bẩy tài chính bình quân, số vòng quay của tài sản và sức sinh lợi của doanh thu thuần. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng VCSH cần có một cấu trúc tài chính phù hợp, số vòng quay tài sản lớn và lợi nhuận sau thuế trên một đơn vị doanh thu thuần lớn.

Sử dụng kết hợp với phương pháp số chênh lệch hay thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu:

Mức ảnh hưởng của đòn bẩy tài

chính

=

Mức chênh lệch giữa kỳ gốc với kỳ

phân tích của chỉ tiêu “Đòn bẩy tài chính bình quân”

x Số vòng quay của tài sản kỳ gốc x

Sức sinh lợi của doanh thu

thuần kỳ gốc Mức ảnh hưởng của số vòng quay tài sản = Đòn bẩy tài chính bình quân kỳ phân tích x Mức chênh lệch giữa kỳ gốc với kỳ phân tích của chỉ tiêu “Số vòng quay của tài sản” x Sức sinh lợi của doanh thu thuần ở kỳ gốc

Mức ảnh hưởng của sức sinh lợi của doanh thu

thuần = Đòn bẩy tài chính bình quân kỳ phân tích x Số vòng quay của tài sản kỳ phân tích x Mức chênh lệch giữa kỳ gốc với kỳ phân tích của chỉ tiêu “Sức sinh lợi của doanh thu

Trên cơ sở kết quả tính toán, tiến hành tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến sự biến động của sức sinh lợi VCSH. Từ đó, rút ra những nhận xét, những đề xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, nhà quản trị doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án tăng sức sinh lợi của VCSH tối ưu nhất, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc sử dụng mô hình Dupont kết hợp tác giả sẽ minh họa cụ thể ở nội dung hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh dưới đây.

Ngoài ra, Công ty có thể sử dụng phương pháp biểu đồ trong phân tích báo cáo tài chính để người sử dụng thông tin để hình dung đối với xu hướng vận động, liên hệ giữa các chỉ tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xây dựng 47 (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)