7. Kết cấu của luận văn
1.2.4.3. Phương pháp Dupont
Phương pháp phân tích tài chính Dupont được phát minh bởi F.Donaldson Brown, một kỹ sư điện người Mỹ là nhà quản lý tài chính của công ty hóa học khổng lồ Dupont. Phương pháp Dupont dựa trên cơ sở kiểm soát các chỉ tiêu phân tích tài chính phức tạp. Mỗi chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tài chính dưới dạng các tỷ số, khi tỷ số tài chính tăng hay giảm tùy thuộc vào mẫu số và tử số của tỷ số đó. Mặt khác, mỗi tỷ số tài chính còn ảnh hưởng bởi các quan hệ tài chính của doanh nghiệp với các bên có liên quan và quan hệ nội tại của các hoạt động tài chính mà nó phản ánh. Chính vì vậy, việc thiết lập quan hệ của mỗi tỷ số tài chính với những nhân tố ảnh hưởng đến nó theo một trình tự logic, chặt chẽ và nhìn rõ ràng hơn các hoạt động tài chính của doanh nghiệp để có cách thức tác động vào từng nhân tố một cách hợp lý và hiệu quả nhất
Để có thể phát huy hết hiệu quả của việc sử dụng phương pháp này ta cần thực hiện theo các bước sau:
- Thu nhập số liệu từ các báo cáo tài chính - Tính toán ( sử dụng bảng tính )
- Giải thích sự thay đổi của ROA, ROE....
- Nếu kết luận xem xét không chân thực , kiểm tra số liệu và tính toán lại Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lời của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA),thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đối với tỷ số tổng hợp.
chỉ tiêu kinh tế, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau:
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Hay ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Như vậy, mô hình Dupont được triển khai chi tiết thành Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng x Doanh thu x Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu Doanh thu Tổng tài
sản Vốn chủ sở hữu Hay ROE = Hệ số lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tài sản x Đòn bẩy tài chính
Phương pháp Dupont có ưu điểm lớn là giúp các ngân hàng có thể phát hiện và tập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp. Từ đó, NHTM đánh giá toàn diện tình hình tài chính cũng như đưa ra được các giải pháp tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.2.4.4.Phương pháp Z-Sore
Phương pháp Z-Score là số điểm tổng hợp tóm tắt các kết quả gia quyền của nhiều tỷ lệ kế toán, cho phép dự báo khả năng phá sản của một doanh nghiệp. Các chỉ tiêu sử dụng trong công thức tính toán đều dễ dàng thu thập được trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp và thông tin công bố rộng rãi ra công chúng.
Công thức tính hệ số Z Score cổ điển áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất:
Z-Score = 1,2*X1 + 1,4*X2 + 3,3*X3 + 0,6*X4 + 0,999*X5 Trong đó:
X1 = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Tổng tài sản
X2 = Lợi nhuận chưa phân phối Tổng tài sản
X3 = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tổng tài sản
X4 = Vốn hóa thị trường
Tổng nợ phải trả
X5 = Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Doanh nghiệp có Z<= 1,81 được xem là có vấn đề về tài chính,có khả năng cao sẽ phá sản; trong khi Z>2,99 được xem là có tình hình tài chính an toàn.
Như vậy, tùy vào từng loại hình doanh nghiệp, ngân hàng có thể áp dụng các phương pháp phân tích thích hợp và đúng chỗ cũng như kết hợp chặt chẽ các phương pháp khác nhau để có thể phân tích được tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác và đảm bảo. Ngược lại, nếu không có sự kết hợp đồng bộ giữa các phương pháp phân tích thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.3. Quy trình phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại hàng thương mại
1.3.1. Thẩm định báo cáo tài chính khách hàng
Các báo cáo tài chính được sử dụng: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh báo
cáo tài chính. Để thẩm định mức độ tin cậy và chính xác của báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp, nhân viên thẩm định của ngân hàng cần tiến hành kiểm tra những nội dung sau:
- Kiểm tra sự tuân thủ theo chế độ tài chính, kế toán hiện hành, về phương pháp và thời gian tính khấu hao, phương pháp hạch toán hàng tồn kho, trích lập dự phòng...
- Nghiên cứu kĩ các số liệu của báo cáo tài chính, kiểm tra sự khớp đúng về số liệu trên các biểu trong BCTC hoặc giữa các BCTC niên độ khác nhau, sự khớp đúng của từng khoản mục với nguồn số liệu dùng để lập các khoản mục đó trong BCTC.
- Sử dụng kiến thức tài chính và khả năng phân tích để phát hiện những sai sót hoặc điểm đáng ngờ trong các báo cáo tài chính.
- Xem xét thêm bảng thuyết minh để có thể hiểu rõ hơn những điểm đáng ngờ trên các báo cáo tài chính.
- Mời khách hàng đến để giải trình về những điểm đáng ngờ kết hợp với xem số liệu chi tiết và kiểm tra.
- Kết luận về mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp.
1.3.2. Nội dung phân tích báo cáo tài chính khách hàng
1.3.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
a) Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản
Phần tài sản phản ánh giá trị kế toán toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được các NHTM thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng phần tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp.
Trong phân tích tình hình biến động tài sản, phương pháp phân tích được sử dụng là phương pháp so sánh giữa số cuối kỳ với số đầu năm để thấy được mức độ biến động của từng chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của cơ cấu tài sản được xem xét qua sự so sánh biến động từng loại tài sản giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của tài sản theo thời gian. NHTM dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng loại tài sản trong cơ cấu chung của từng lĩnh vực hoạt động hay cơ cấu chung của toàn ngành.
Các khoản mục về tài sản của doanh nghiệp rất quan trọng đối với quyết định cho vay của ngân hàng. Số liệu phần tài sản thể hiện vốn và kết cấu các loại vốn của doanh nghiệp hiện có ở thời kỳ lập báo cáo, do đó ngân hàng có thể đánh giá tổng quát năng lực sản xuất kinh doanh và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.
b) Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
Số liệu phần nguồn vốn thể hiện các nguồn vốn tự có và vốn vay mà doanh nghiệp đang sử dụng trong kỳ kinh doanh, chi tiết kết cấu của từng nguồn từ đó phản ánh tình hình tài chính , khả năng tự chủ tài chính hay phụ thuộc tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn, ngân hàng sẽ biết được tình hình huy động vốn, nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của nguồn vốn. Bên cạnh việc so sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn của từng loại nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các NHTM phải xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số và xu hướng biến động nguồn vốn theo thời gian để có thể đánh giá được khả năng phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp. Đánh giá chất lượng nguồn vốn được thực hiện thông qua việc phân tích hai bộ phận chính đó là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
1.3.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Phân tích Báo cáo KQHDKD nhằm đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, từ đó xác định được những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả hoạt động. Báo cáo KQHDKD trong doanh nghiệp được chia làm 3 phần:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh chính - Hoạt động tài chính
- Hoạt động khác
Phân tích kết quả kinh doanh trong một kỳ cho thấy hoạt động nào trong doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận doanh nghiệp. Khi phân tích, ta so sánh số liệu với kỳ trước đó, ta có thể thấy biến động tăng hay giảm của từng hoạt động. Kết quả kinh doanh cho chúng ta biết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, khi nhìn vào báo cáo này ngân hàng có thể thấy rõ nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất của doanh nghiệp, cũng như việc cung cấp các thông tin về tình hình kinh doanh của từng hoạt động, sự lãi, lỗ của doanh nghiệp có tác dụng quan trọng trong việc ra các quyết định đầu tư cho vay của ngân hàng.Nếu các chỉ tiêu tăng chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp đang trên đà phát triển, tăng trưởng và ngược lại. Ngoài ra, báo cáo kết quả kinh doanh cũng cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại trong tương lai.
1.3.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCLCTT là báo cáo trình bày tình hình số dư tiền đầu kỳ, tình hình các dòng tiền thu vào, chi ra và tình hình số dư tiền mặt cuối kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo bổ sung tình hình tài chính của doanh nghiệp mà bảng cân đối kế toán
và báo cáo kết quả kinh doanh chưa phản ánh hết được. BCLCTT gồm 3 hoạt động chính:
- Hoạt động kinh doanh - Hoạt động đầu tư - Hoạt động tài chính
Khi phân tích BCLCTT có thể nhìn nhận chi tiết sự biến động của tiền trong từng hoạt động ảnh hưởng như thế nào đến tiền cuối kỳ, tiền được chi vào hoạt động nào,vì sao tiền mặt lại giảm khi thu nhập tăng. Điều đó có ý nghĩa quan trọng giúp cho ngân hàng có thể đi sâu trong việc phân tích triển vọng của doanh nghiệp cũng như định giá được doanh nghiệp để quyết định xét duyệt cho vay.
BCLCTT có liên quan mật thiết với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cần các dữ liệu từ:
- Bảng cân đối kế toán dùng để thu thập dòng tiền từ tất cả các hoạt động. Để quá trình này được dễ dàng nên tính toán thay đổi từ thời điểm đầu kì đến thời điểm cuối kì của mỗi khoản.
- Báo cáo kết quả hoạt động SXKD sử dụng để thu thập các dòng tiền từ hoạt động SXKD.
1.3.3.Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính
1.3.3.1. Phân tích tình hình công nợ
Tình hình công nợ của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phải thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Công nợ là một vấn đề phức tạp và quan trọng vì nó tồn tại trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, một doanh nghiệp mà công nợ ít thì được xem là kinh doanh có hiệu quả và ngược lại.
Có 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp bao gồm:
- Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh “nợ phải thu” và “nợ phải trả” trên bảng cân đối kế toán.
- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu công nợ, và trình độ quản lý công nợ, gồm có:
+ Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả + Hệ số các khoản phải thu
+ Hệ số các khoản phải trả + Hệ số thu hồi nợ
+ Kỳ thu hồi nợ bình quân + Hệ số hoàn trả nợ
+ Kỳ trả nợ bình quân.
Ngân hàng phân tích tình hình công nợ thông qua phân tích chi tiết các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp trong kỳ phân tích và so sánh với kỳ trước để đánh giá sự biến động về số tương đối và số tuyệt đối.
1.3.3.2.Phân tích khả năng sinh lợi
Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận và đó cũng là điều mà các ngân hàng khi tiến hành xét duyệt cho doanh nghiệp vay vốn luôn quan tâm. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp quản lý tại doanh nghiệp. Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận. Điều đó được thể hiện qua những chỉ tiêu tài chính sau:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế TNDN
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cũng có thể tính cho toàn bộ hoạt động tại doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là 2 yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn.
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế TNDN trên tài sản ngắn hạn =
Giá vốn tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn cho biết một đồng tài sản ngắn hạn doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn càng cao thì trình độ sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn được xem là hợp lý khi ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay ngắn hạn trên thị trường trong kỳ.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định.
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế TNDN trên vốn cố định =
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định càng cao thì trình
độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Tỷ suất lợi