Phân tích rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 45 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3.6. Phân tích rủi ro tài chính

Khi doanh nghiệp tiến hành bất kì một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì ngoài mục tiêu lợi nhuận cần đạt được,doanh nghiệp cần tính toán sao cho có thể hạn chế được càng nhiều rủi ro tài chính càng tốt. Rủi ro tài chính là những rủi ro có liên quan đến sự giảm giá tài chính và rủi ro từ việc thực hiện các quyết định tài chính làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Rủi ro tài chính là phần rủi ro mà các chủ sở hữu phải gánh chịu thêm do doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ. Việc phân tích rủi ro tài chính sẽ giúp cho ngân hàng chủ động trong việc đưa ra các quyết định cho vay và quản lý các khoản nợ vay của doanh nghiệp.

Ngân hàng sử dụng chỉ tiêu độ lớn đòn bẫy tài chính để lượng hóa những rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẫy tài chính ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế và lãi vay, hay lợi nhuận ròng để chia cho các chủ sở hữu.

DFL = %∆ EAT

= %∆ EPS

= EBIT

Qua công thức trên ta thấy,

+ DFL = 1 khi doanh nghiệp không sử dụng các khoản vay nợ. Lúc này, EBIT tăng 100%, EPS cũng tăng 100%.

+ Như vậy, 1 là giá trị tối thiểu của độ lớn đòn bẫy tài chính và khi đó không có rủi ro tài chính.

Khi xem xét cho vay, ngân hàng sẽ cẩn trọng hơn khi đưa ra các quyết định cho vay đối với doanh nghiệp có độ lớn đòn bẫy tài chính cao có nghĩa là mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp lớn.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích BCTC khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)