7. Kết cấu của luận văn
3.2.7. Xây dựng cácchỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính
Trong điều kiện kinh tế thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp luôn đối mặt với các nguy cơ dẫn đến phá sản, giải thể, hay sáp nhập, mà rủi ro của doanh nghiệp vay vốn chính là rủi ro của ngân hàng.Trong tất cả các rủi ro thì rủi ro tài chính được xem là trọng yếu,nếu không quản trị tốt thì thiệt hại của rủi ro tài chính gây ra sẽ trở thành gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.Nếu rủi ro quá lớn,không khắc phục được doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng suy thoái,mất khả năng thanh toán và có thể dẫn đến phá sản.
Để phân tích rủi ro tài chính ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu đòn bẩy tài chính.Chỉ tiêu đòn bẫy tài chính ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế và lãi
vay, hay lợi nhuận ròng sẵn có để chia cho các chủ sở hữu và đòn bẫy tài chính được tính theo công thức sau:
Độ lớn đòn bẩy tài chính = EBIT EBIT – Lãi vay
Từ công thức trên, phân tích rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí Miền Trung ta có độ lớn đòn bẫy tài chính qua 3 năm 2016, 2017, 2018 như sau:
Bảng 3.7: Bảng độ lớn đòn bẩy qua các năm 2016-2018
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
EBIT 7.619.838.723 21.696.399.357 31.288.898.907
Lãi vay 0 79.260.274 121.429.178
Độ lớn đòn bẩy tài chính
1 1,003 1,004
Độ lớn đòn bẫy tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm đều lớn hơn 1, năm 2018 độ lớn đòn bẫy tài chính cao nhất trong 3 năm. Năm 2016 độ lớn đòn bẩy bằng 1 bởi vì doanh nghiệp không phát sinh chi phí lãi vay nhưng đến năm 2017,2018 độ lớn đòn bẫy tài chính đạt 1,003 và 1,004. Như vậy, đòn bẫy tài chính của doanh nghiệp an toàn, ngân hàng có thể tiếp tục rót vốn cho doanh nghiệp để doanh ngiệp tiến hành sản xuất kinh doanh.