Bổ sung phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 83 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Bổ sung phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc giải ngân và thu hồi vốn vay đều được thực hiện thông qua hình thái vật chất bằng tiền. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép người phân tích đánh giá được khả năng tài chính và khả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp.Phân tích BCLCTT để biết doanh nghiệp đang ở thời kỳ nào của chu trình kinh doanh. Phân tích khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu:

Việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp ngân hàng đánh giá đầy đủ khả năng thanh toán của khách hàng, kiểm tra tính trung thực của tất cả các thông tin rút ra từ việc đánh giá các tỷ số và vốn lưu động, về tình trạng tiền mặt của doanh nghiệp.

Bảng 3.3: Phân tích xu hướng trong phân tích BCLCTT tại Công ty Cổ Phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung trong 3 năm 2016 –

2018

Luồng tiền Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng cộng

1. Lưu chuyển tiền thuần từ

-17.213.418.377 43.644.177.512 -47.077.903.919 -20.647.144.784

Tỷ trọng dòng tiền thu vào = Tổng tiền thu vào của từng loại hoạt động của từng loại hoạt động Tổng dòng tiền vào

hoạt động kinh doanh 2. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -6.698.495.461 -16.996.485.510 -35.376.289.224 -59.071.270.195 3. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính -20.009.820.000 -20.001.880.000 21.000.180.000 -19.011.520.000 Trong đó

Thu từ đi vay 0 26.000.000.000 63.370.000.000 89.370.000.000

Trả nợ gốc vay 0 -26.000.000.000 -33.370.000.000 -59.370.000.000 4. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ -43.921.733.838 6.645.812.002 -61.454.013.143 -98.729.934.979

Bảng 3.3 cho thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ có năm 2017 là dương còn lại 2 năm 2016 và 2018 là âm, dòng tiền từ hoạt động đầu tư từ năm 2016 – 2018 đều âm,dòng tiền từ hoạt động tài chính chỉ dương vào năm 2018 cho thấy khả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp không được đảm bảo.Vì vậy ngân hàng cần xem xét lại doanh nghiệp vay vốn để làm gì, và mục đích sử dụng vốn vay có đúng không?

3.2.4.Tăng cường biện pháp nhằm kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính

Khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính của bất kì một doanh nghiệp nào vay vốn thì việc phân tích nguồn thông tin tài chính và phi tài chính là hết sức quan trọng,ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay của ngân hàng. Nguồn thông tin tốt, chính xác, trung thực sẽ là một đảm bảo lớn cho chất lượng của kết quả phân tích.Vì vậy mà các doanh nghiệp để có thể dễ dàng vay vốn của ngân hàng thì thường cung cấp nhiều thông tin không chính xác.Do đó, ngân hàng cần kiểm tra độ chính xác của thông tin nhận được. Ngoài BCTC do

doanh nghiệp cung cấp, ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thêm các chứng từ như bảng liệt kê giao dịch tài khoản ngân hàng, bảng lương chi tiết hàng tháng, danh mục chi tiết tài sản cố định, báo cáo chi tiết khoản phải thu, phải trả, danh mục nhà cung cấp, khách hàng có doanh số tiêu thụ lớn….để hoàn thiện quá trình phân tích. Một số gian lận trong BCTC doanh nghiệp mà ngân hàng phải chú ý khi kiểm tra hồ sơ thường là:

- Che dấu công nợ và chi phí: Nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận,nâng cao khả năng thanh toán đối với ngân hàng mà các doanh nghiệp thường hay che dấu công nợ và chi phí. Khi đó, lợi nhuận trước thuế tăng, chi phí tăng, công nợ đầu vào giảm.

- Tăng doanh thu thực tế: Để có thể ghi tăng doanh thu trên báo cáo so với thực tế phát sinh doanh nghiệp sẽ ghi nhận nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ không có thật. Doanh nghiệp sẽ tiến hành lập bảng kê hàng hóa xuất bán trong kỳ, sang kỳ sau kế toán sẽ xử lý bút toán này bằng nghiệp vụ trả lại hàng.

- Nâng cao giá trị tài sản sẽ định giá: Khách hàng có thể làm giả một số giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hoặc thực hiện các giao dịch mua bán tài sản giữa các công ty liên quan để nhằm nâng giá trị tài sản đảm bảo hoặc có thể thực hiện một loạt các giao dịch mua bán tài sản không có mục đích rõ ràng với các bên liên quan, mà giá trị giao dịch tăng lên sau mỗi lần mua bán; hoặc các giấy tờ liên quan có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xóa ,...

Như vậy có thể thấy giai đoạn đầu tiên trong chu trình tín dụng là một trong những giai đoạn có nhiều rủi ro nhất. Những gian lận phát sinh trong giai đoạn này thường dẫn đến những khoản thiệt hại rất lớn cho ngân hàng

3.2.5.Bổ sung phương pháp phân tích

Các phương pháp kỹ thuật, chỉ tiêu, chỉ số, định mức của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp thường xuyên thay đổi theo xu hướng phát triển sản

xuất kinh doanh, sự thay đổi của hệ thống quản lý tài chính. Do đó, trong quá trình hoạt động VietinBank Phú Tài nên thường xuyên hoàn thiện hệ thống, phương pháp và nội dung phân tích cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Ngân hàng cũng có thể xem xét áp dụng phương pháp đồ thị để cán bộ tín dụng có thể nhìn thấy trực quan về sự biến động của các chỉ tiêu. Sự khác biệt, không theo xu hướng sẽ thể hiện rõ trong đồ thị khi cán bộ tín dụng thực hiện phương pháp này.

Phương pháp Z – score là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến tuy nhiên ở Việt Nam thì vẫn chưa đưa vào ứng dụng nhiều trong việc phát hiện và cảnh báo sớm các doanh nghiệp có khả năng phá sản.Khi doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính(financial distress) thì sẽ là mối nguy đối với các ngân hàng cho vay cũng như các nhà đầu tư.Việc phát hiện doanh nghiệp bị căng thẳng tài chính và có thể mất khả năng hoạt động liên tục trong tương lai là vấn đề mà bất kì một ngân hàng nào khi quyết định cho vay cũng rất quan tâm.Và phương pháp Z-Score ra đời có thể cảnh báo sớm các doanh nghiệp có khả năng phá sản.

Z-Score được tính toán dựa trên 5 chỉ số tài chính kết hợp với trọng số và được sử dụng để đánh giá rủi ro doan nghiệp.Các chỉ tiêu sử dụng trong công thức tính toán đều dễ dàng thu thập được trên báo cáo tài chính

Công thức Z – score ban đầu như sau:

Z = 0.012 X1 + 0.014 X2 + 0.033 X3 + 0.006 X4 + 0.999 X5

Sau nhiều năm phát triển, mô hình được thay đổi một số đặc điểm kỹ thuật để việc vận dụng được thuận tiện hơn và có thể được sử dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.64 X4 + 0.999 X5

Bảng 3.4: Bảng ký hiệu công thức Z-Score

X1 Vốn lưu động (Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/

Tổng tài sản 1,2

X2 Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản 1,4 X3 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản 3,3 X4 Vốn hóa thị trường/Tổng nợ phải trả 0,64

X5 Doanh thu thuần/Tổng tài sản 0,999

Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn,có tài chính lành mạnh và chưa có nguy cơ phá sản.

Nếu 1,8 < Z < 2,99: Doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn nhưng nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z < 1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao

Theo bảng trên, phân tích số liệu tại Công ty Cổ Phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung có kết quả như sau:

Bảng 3.5: Bảng tính số liệu theo công thức Z-Score

Hệ số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

X1 0,55 0,59 0,29 X2 0,18 0,19 0,09 X3 0,04 0,11 0,07 X4 0,4 0,42 0,04 X5 10,18 10,38 5,58 Năm 2016:Z = 1,2*0,55 + 1,4*0,18 + 3,3*0,04 + 0,64*0,4 + 0,999*10,18

Z > 6,305: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

Năm 2017:Z=1,2*0,59+1,4*0,19+3,3*0,11+0,64*0,42+0,999*10,38 Z > 11,97: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

Z > 11,46: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)