7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Những mặt đạt được
- Thông qua việc phân tích tài chính của doanh nghiệp mà ngân hàng đã lựa chọn những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng trả nợ đảm bảo, giảm thiểu được rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, nhờ vậy dư nợ quá hạn trong thời gian qua giảm đáng kể.
- VietinBank Phú Tài có đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chính quy, bài bản,có đạo đức nghề nghiệp và nhiệt tình trong công việc.
- Nội dung phân tích tài chính của khách hàng không chỉ phân tích các yếu tố định lượng mà còn chú ý đến các yếu tố định tính, ngoài việc đưa ra các chỉ tiêu đánh giá thì đã đi sâu xem xét nguyên nhân, giải thích kết quả của các chỉ tiêu.
- Trong quá trình phân tích ,ngân hàng đã áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số trong phân tích BCTC doanh nghiệp . Hai phương pháp này dễ tính toán và áp dụng để phân tích các chỉ tiêu trên BCTC, điều này góp phần quan trọng trong việc đánh giá khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng khi đến hạn.
- Việc phân tích tài chính đã được tiến hành theo một quy trình cụ thể, rõ ràng, logic,góp phần làm quá trình cấp tín dụng cho khoản vay của khách hàng
được thực hiện nhanh chóng.
2.3.2. Khó khăn và hạn chế
- Trong quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp,VietinBank Phú Tài đã sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số để phân tích các chỉ tiêu kinh tế nhưng để đánh giá tình hình tài chínhđạt hiệu quả cao thì các chỉ tiêu phân tích là chưa đủ.Việc so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành hầu như chưa thực hiện.
- Hiện nay cùng với sự phát triển đi lên của KCN Phú Tài, các ngân hàng đang có xu hướng tập trung đẩy mạnh phát triển ở khu vực này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau cũng là một khó khăn trong việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa các ngân hàng.
- Khi phân tích báo cáo tài chính cán bộ tín dụng chỉ phân tích một vài chỉ tiêu cần thiết như cácchỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo KQKD nhưng các chỉ tiêu dòng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì chưa được phân tíchdẫn đến việc không phản ánh hết tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Việc phân tích các chỉ số thanh toán trong ngắn hạn, dài hạn không phản ánh được những khó khăn trong vấn đề thanh toán của doanh nghiệp trong 3 hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do đó cán bộ tín dụng nên phân tích thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ để có cái nhìn đầy đủ hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua sự vận động của dòng tiền.
- Các thông tin mà CBTD thu thập để tiến hành phân tích thường xảy ra tình trạng thiếu thông tin, thông tin chưa chính xác, kịp thời,phần nhiều mang tính sổ sách nên chưa thể hoàn toàn tin cậy. Khi có ít thông tin thì cán bộ tín dụng khó có thể kiểm chứng (đối chiếu chéo) để xác minh tính chính xác của từng nguồn thông tin.
- Hạn chế lớn nhất của công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp vay vốn là số liệu đầu vào chưa phản ánh hết tình hình kinh doanh thực tế của doanh
nghiệp, dẫn đến công tác phân tích BCTC của doanh nghiệp chưa phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ. Do vậy, chất lượng của công tác phân tích BCTC chưa cao.
- Cán bộ làm công tác tín dụng đều công tác đúng chuyên môn đào tạo và thường xuyên được bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ nhưng do thiếu kinh nghiệm, trình độ thực tế còn hạn chế nên có thể dẫn đến nhiều thiếu sót trong quá trình tiến hành phân tích.
- Công tác giám sát và quản lý sau cho vay còn sơ sài,đại khái,do vậy rủi ro phát sinh nợ quá hạn là rất cao. CBTD chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay nhằm đánh giá xem khách hàng vay có sử dụng tiền vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng vay hay không.Về nguyên tắc, CBTD không thể đặt hết niềm tin vào sự ngay tình của khách hàng hay những thông tin mà bên này cung cấp cho mình liên quan đến việc sử dụng vốn vay. Do đó, CBTD sẽ chủ động kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay như tiến hành kiểm tra định kỳ và yêu cầu khách hàng vay cung cấp một số tài liệu, chứng từ như hóa đơn, biên bản giao hàng, bảng kê hàng hóa/tài sản, phiếu nhập kho, bảng lương có ký nhận...
Tất cả những hạn chế nêu trên ảnh hưởng khá lớn đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp của chi nhánh, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động cho vay.Vì vậy đòi hỏi ngân hàng cần có chính sách cũng như biện pháp nhằm hạn chế những rủi ro,nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
2.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn,hạn chế
- Hệ thống xếp hạng tín dụng đã được VietinBank Phú Tài sử dụng từ lâu nhưng chỉ mang tính chất đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, không hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại khách hàng nhằm đưa ra các chính sách phù hợp về phí, lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể.
bài bản, chưa được đầu tư thỏa đáng. Để phục vụ công tác tín dụng đòi hỏi cán bộ làm công tác này phải tự rèn luyện, học hỏi cộng với việc thiếu kinh nghiệm trong công tác thẩm định sẽ dễ dẫn đến nhiều rủi ro hơn.
- Mặc dù, VietinBank Phú tài phân tích nhiều chỉ tiêu trên BCTC, nhưng thật sự chưa phân tích hết các chỉ tiêu trong BCTC của doanh nghiệp cụ thể là chưa phân tích các chỉ tiêu trong BCLCTT để xem xét dòng tiền của doanh nghiệp để đánh giá toàn diện về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- CBTD chưa có phương pháp khai thác thông tin hiệu quả từ khách hàng, đôi khi làm khách hàng cảm thấy việc thẩm định hồ sơ vay vốn quá phức tạp và mất nhiều thời gian.
- Cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế thì số lượng doanh nghiệp cũng tăng lên kéo theo số lượng khách hàng xin vay vốn ngày càng nhiều trong khi đó cán bộ tín dụng không tăng lên tương ứng. Vì vậy, mỗi CBTD phải quản lý, theo dõi nhiều doanh nghiệp hơn, cán bộ tín dụng phải phân tích tài chính doanh nghiệp nhiều hơn trước khi đề xuất cho vay. Điều này đã dẫn đến việc phân tích sẽ có nhiều hạn chế, việc phân tích sẽ ít chuyên sâu, khó đảm bảo chất lượng.
- Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, ngoài số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì dữ liệu trung bình ngành chưa có để cán bộ tín dụng khai thác, sử dụng khi phân tích tài chính. Việc so sánh, phân tích số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Theo quy định của Bộ tài chính thì chưa có sự thống nhất trong việc lập BCTC. Các doanh nghiệp áp dụng TT200/2014/TT-BTC ngày 20/12/2014 thì hệ thống báo cáo tài chính gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng theo TT133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 ngoài các báo cáo tài chính trên thì Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ
khuyến khích doanh nghiệp lập, trong khi đó tại tỉnh Bình Định số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh chiếm 98%. Nội dung quan trọng trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là sự luân chuyển dòng tiền thuần từ 3 hoạt động của doanh nghiệp đã không được đề cập đến khi phân tích tài chính doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này ,luận văn đã trình bày quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng, chức năng, nhiệm vụ, tình hình sản xuất kinh doanh của VietinBank Phú Tài.Thông qua thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp đã rút ra được những mặt đã làm được cũng như những hạn chế, thiếu sót trong công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.Đó cũng là cơ sở để đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính
doanh nghiệp tại ngân hàng VietinBank.
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CHI
NHÁNH PHÚ TÀI
tín dụng năm 2019
Với sứ mệnh “Là ngân hàng số 1 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam,cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại,tiện ích,tiêu chuẩn quốc tế” VietinBank đang ngày càng khẳng định vị thế,thương hiệu và hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng dẫn đầu Việt Nam,ngang tầm khu vực.
Trong quá trình thực hiện mục tiêu cũng như tái cơ cấu ngành ngân hàng thì VietinBank luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam bằng cách sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chương trình tín dụng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, định hướng điều hành chính sách tín dụng của VietinBank trong thời gian tới là:
- VietinBank đã nỗ lực thực hiện toàn diện các biện pháp để tăng trưởng tín dụng, để bảo đảm đáp ứng tối đa nhu cầu vốn thiết yếu của doanh nghiệp và người dân. Năm 2018, VietinBank đã phát hành hơn 4.000 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp để tăng vốn cấp 2, tái cấu trúc vốn tự có cấp 1 và cấp 2, cơ cấu lại danh mục tài sản có rủi ro theo hướng tích cực và trong các năm tiếp theo thì VietinBank sẽ tiếp tục mục tiêu phát triển tín dụng bền vững bằng cách điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, chủ động nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Với mục tiêu hướng đến là cơ cấu lại gắn liền với việc xử lý nợ xấu,nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng tài sản, khắc phục triệt để các vấn đề còn hạn chế, phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn, bền vững, nâng cao tính minh bạch trong quản trị điều hành, quản trị rủi ro, tuân thủ các chuẩn mực hiện đại, tiên tiến trên thế giới.VietinBank đang khẩn trương áp
dụng các chuẩn mực Basel 2, các tiêu chuẩn về chất lượng tín dụng được nâng cao hơn, làm cho một bộ phận nợ chuyển nhóm cao hơn, tác động tăng nợ xấu, tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro, giảm lãi dự thu.
- Tiếp tục hướng dòng vốn tín dụng vào sản xuất, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, triển khai các chương trình cho vay liên kết nhằm tạo sự đột phá trong đầu tư tín dụng. Đồng thời, đẩy mạnh các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Để có thể đạt được những mục tiêu đề ra,VietinBank cần:
+ Nhận thức đúng vai trò, vị trí của việc phân tích BCTC trong hoạt động cho vay.
+ Phát triển công tác đào tạo, trao đổi nghiệp vụ, tạo điều kiện giao lưu học hỏi nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thẩm định,khả năng phân tích tài chính khách hàng.
+ Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin của khách hàng. + Chú trọng công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng. + Nâng cao khả năng thẩm định bảo đảm tiền vay.
+ Tăng cường chính sách khách hàng
+ Củng cố quy trình phân tích BCTC doanh nghiệp
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – vay vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài
3.2.1. Hoàn thiện quy trình tổ chức phân tích báo cáo tài chính
- Tăng cường việc tìm hiểu khách hàng ban đầu, tăng cường tiếp xúc với khách hàng để có thể nắm được thông tin về nguồn lực của khách hàng một cách chính xác nhất.
- Tất cả các thông tin thu thập được cần phải được xem xét, đánh giá bằng các phương pháp toán học hoặc thống kê, phân tích, so sánh một cách cụ thể.
- Rút ngắn thời gian phân tích sẽ có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí cho ngân hàng và cả doanh nghiệp, hơn thế nữa doanh nghiệp được cấp vốn đúng hạn, không làm chậm chễ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tăng uy tín của ngân hàng đối với doanh nghiệp.Đều này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ,kinh nghiệm của cán bộ tín dụng.
- Để đánh giá khách hàng vay vốn ngoài việc phân tích các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp thì việc dựa trên các thông tin truyền thông đại chúng như báo đài, internet… để tìm hiểu khách hàng là một kênh thông tin quan trọng.Vì vậy cần thống nhất đến tất cả cán bộ của chi nhánh nhận biết vai trò, tác dụng của những thông tin trên các phương tiện truyền thông có liên quan đến hoạt động của chi nhánh, khách hàng.
- Nâng cao hệ thống cơ sở trang thiết bị công nghệ thông tin:công nghệ thông tin là yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh của ngân hàng ,công nghệ thông tin hiện đại có thể rút ngắn thời gian phân tích, giảm chi phí mà độ chính xác lại cao.
- Đề xuất với phòng tín dụng cung cấp thường xuyên đầy đủ và định kì (hàng quý hoặc 6 tháng) những thông tin về xu hướng phát triển ngành nghề, các đối thủ cạnh tranh, thị trường tiêu thụ, đặc tính sản phẩm...để chi nhánh có căn cứ, cơ sở trong quá trình tiếp cận và xử lý thông tin.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng: Con người trong bất cứ quá trình nào cũng giữ vai trò trung tâm và có vị trí quan trọng bậc nhất trong quá trình đó.Các ngân hàng khi tuyển dụng và đào tạo cán bộ tín dụng thì phải hướng đến mục tiêu là cán bộ tín dụng phảicó trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững quy trình cấp tín dụng, đánh giá, phân tích tài chính khách hàng một
cách chính xác,thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay đúng quy trình chế độ, xử lý tốt các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay, quản lý các khoản vay trong và sau khi cho vayphong cách làm việc khoa học, phải hiểu biết từng biện pháp kỹ thuật, biết thu thập, xử lý, phân tích các thông tin tài chính cần thiết cho mục tiêu phân tích của ngân hàng, phải nắm rõ về đường lối chủ trương phát triển chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, có sự hiểu biết về pháp luật, nắm bắt được tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước.Ngoài ra ngân hàng có thể phát triển thêm mạng lưới cộng tác viên tín dụng để hỗ trợ cho chi nhánh trong việc thu thập và kiểm chứng thông tin.
3.2.2. Tính toán lại các chỉ tiêu tài chính phù hợp
Hiện nay để đánh giá số liệu tài chính các năm trước thì cán bộ tín dụng vẫn sử dụng số liệu từ các báo cáo nhanh tài chínhnhư Bảng cân đối kế toán,BCKQKD,BCLCTT dẫn đến việc có sự khập khiễng giữa các chỉ tiêu tài chính của báo cáo tài chính năm và báo cáo nhanh. Vì vậy để có thể tránh được những sai sót này thì khi phân tích số liệu tài chính của doanh nghiệp,các số liệu từ báo cáo nhanh tình hình tài chính chỉ nên sử dụng để so sánh với số liệu cùng kỳ các năm trước hoặc so sánh mức độ hoàn thành so với kế hoạch tài