Quy trình phân tích BCTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 56 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.1. Quy trình phân tích BCTC

Quy trình phân tích BCTC của doanh nghiệp đề nghị cấp tín dụng gồm các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ tài chính của doanh nghiệp Bước 2: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Bước 3: Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

a) Kiểm tra hồ sơ tài chính của doanh nghiệp

- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ về tình hình tài chính của doanh nghiệp gửi đến vay vốn có đúng, đủ theo quy định để phục vụ công tác thẩm định

- Kiểm tra tính đầy đủ, tính pháp lý của BCTC xem có đủ số lượng báo cáo, có đủ chữ ký của người có thẩm quyền, báo cáo có được kiểm toán hay chưa.

b) Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

- Phân tích về cơ cấu và sự biến động tài sản:

Tiến hành xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh số cuối kỳ và đầu năm về số tuyệt đối cũng như số tương đối.

- Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn:

So sánh từng loại nguồn vốn giữa số cuối kỳ với số đầu năm về số tương đối và số tuyệt đối, so sánh tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số để

xác định các khoản mục nào chiếm tỷ trọng cao hơn. Doanh nghiệp tài trợ cho cho hoạt động kinh doanh bằng vốn vay, vốn chủ sở hữu hay vốn chiếm dụng?

- Phân tích các chỉ tiêu tài chính:

+ Nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn, tính ổn định và khả năng tự tài trợ: Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu, hệ số nợ so với tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ vay, hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định, hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu.

+ Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán: khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán dài hạn, khả năng thanh toán nhanh.

+ Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời: Hiệu quả sử dụng tài sản, vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên nguồn vốn.

+ Nhóm chỉ tiêu về sức tăng trưởng: sức tăng trưởng doanh thu, sức tăng trưởng lợi nhuận.

+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng tự tài trợ

c) Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

Dựa vào việc tính toán các nhóm chỉ tiêu ta có thể đánh giá cũng như rút ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn.

2.2.2.2. Nguồn thông tin sử dụng,phương pháp phân tích,tổ chức phân tích trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại VietinBank Phú Tài

a) Nguồn thông tin:

- Các báo cáo tài chính

Cán bộ tín dụng sử dụng thông tin từ các báo cáo của khách hàng và xem xét các khoản mục quan trọng trong các báo cáo đó. Đây là nguồn thông tin chủ yếu mà VietinBank Phú Tài sử dụng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, các doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đến ngân hàng để xin vay vốn. Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Bản sao công chứng + Bản điều lệ của Công ty: Bản sao

+ Chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật: Bản sao công chứng

+ Hồ sơ tài chính: Bản sao gồm Báo cáo tài chính 2 hoặc 3 năm gần nhất, Bản báo cáo nhanh tình hình tài chính (thường là Quý, 6 tháng, 9 tháng) tính đến thời điểm vay; Bản tổng hợp công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán, Tổng hợp tài sản cố định, Bản tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn vật tư, hàng hóa, …

+ Hồ sơ thuế: Các tờ khai thuế giá trị gia tăng trong vòng 12 tháng gần nhất.

+ Phương án vay vốn kinh doanh cũng như kế hoạch trả nợ - Nguồn thông tin khác

Để đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách toàn diện, phục vụ cho việc ra các quyết định cho vay được chính xác, hiệu quả hạn chế những rủi ro thì cán bộ tín dụng có thể tham khảo thêm các thông tin phi tài chính khác.Việc tiếp cận sâu sát, nắm bắt kỹ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho CBTD nắm bắt chính xác về các hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai gần và có nhiều thuận lợi hơn khi ra quyết định cho vay. Khi đó CBTD sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về năng lực, triển vọng và khả năng phát triển, khả năng trả nợ của doanh nghiệp đi vay (đôi khi tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp đang yếu kém nhưng có thể chỉ vì lý do khách quan như mới thành lập, những khó khăn trong toàn ngành, trong nền kinh tế,...)

b) Phương pháp phân tích

- Phương pháp tỷ số:

Tùy theo mục đích nghiên cứu, khả năng thu thập thông tin và năng lực phân tích mà cán bộ tín dụng ngân hàng sẽ lựa chọn một vài tỷ số nhất định để

phân tích tài chính. Phương pháp tỷ số giúp ngân hàng khai thác hiệu quả những báo cáo tài chính thu thập được nhưng đồng thời đây cũng chỉ là những con số thời điểm tại doanh nghiệp, không phản ánh sự biến động của các tỷ số tài chính trong thời gian dài nên đó cũng là điểm hạn chế của phương pháp này.

- Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh là việc các ngân hàng so sánh các chỉ tiêu tương đối hoặc tuyệt đối với nhau theo một nguyên tắc nhất định nhằm mục đích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, VietinBank cũng dùng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp vay vốn với các doanh nghiệp khác cùng ngành để có cơ sở đánh giá được thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp so với toàn ngành và nền kinh tế. Đồng thời phương pháp này cũng giúp ngân hàng thấy rõ sự biến đổi về tài chính, sự suy giảm hay phát triển của doanh nghiệp.

Phương pháp so sánh nhìn chung tốt hơn phương pháp tỷ số vì đã xem xét các tỷ số trong không gian và thời gian nhưng có nhược điểm là chưa thấy hết được cac yếu tố tác động đến tỷ số đó nhằm giúp doanh nghiệp tìm ra hướng khắc phục.

c) Tổ chức phân tích

Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích phù hợp với từng loại phân tích, phù hợp với từng doanh nghiệp. Để phân tích tài chính doanh nghiệp thực sự phát huy tác dụng trong quá trình ra quyết định, phân tích tài chính phải được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

- Giai đoạn chuẩn bị phân tích: là một khâu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích tài chính.

+ Xây dựng kế hoạch: Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích (toàn bộ hoạt động tài chính hay chỉ một số vấn đề cụ thể), phạm

vi phân tích (toàn đơn vị hay một vài bộ phận), thời gian tiến hành phân tích (kể cả thời gian chuẩn bị), phân công trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận.Tại VietinBank Phú Tài người thực hiện giai đoạn này là cán bộ tín dụng, người trực tiếp làm việc với doanh nghiệp vay vốn.

+ Phân tích,thu thập và xử lý tài liệu phân tích: cần phải tiến hành sưu tầm và kiểm tra tài liệu, bảo đảm yêu cầu đủ, không thiếu, không thừa. Tài liệu phục vụ cho việc phân tích bao gồm toàn bộ hệ thống báo cáo tài chính liên quan, kể cả các báo cáo kế hoạch, dự toán, định mức, các biên bản kiểm tra, xử lý có liên quan... Các tài liệu trên cần được kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp, kiểm tra các điều kiện có thể so sánh được rồi mới sử dụng để tiến hành phân tích.

- Giai đoạn tiến hành phân tích:

Đây là khâu quan trọng nhất của công tác phân tích, do đó cần được tiến hành theo phương pháp phù hợp để đảm bảo kết quả của công tác phân tích.

+ Đánh giá khái quát tình hình

+ Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích: Hoạt động tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân mà nhà phân tích có thể xác định được mức độ ảnh hưởng và có những nguyên nhân không thể xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự biến động của đối tượng nghiên cứu. Sau khi đã định lượng nhân tố cần thiết ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thích hợp để phân tích thực chất ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu nhằm làm rõ các quá trình, hiện tượng tài chính của doanh nghiệp

+ Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng, hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Kết thúc phân tích là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân tích. Trong giai đoạn này, các nhà phân tích cần tiến hành lập báo cáo phân tích và hoàn chỉnh hồ sơ phân tích.

2.2.2.3. Minh họa việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại VietinBank Phú Tài

a) Kiểm tra hồ sơ tài chính của doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại VietinBank Phú Tài được trình bày thông qua số liệu kế toán tại Công ty Cổ Phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung

Thông tin chung

Tên đơn vị:.Công ty Cổ Phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung Địa chỉ: Lô 2-Cụm công nghiệp Nhơn Bình-Phường Nhơn Bình-TP Quy Nhơn-Bình Định

Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanhphân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp.

Khi phân tích tình hình tài chính ngân hàng đề nghị công ty cung cấp BCTC của 3 năm gần nhất, gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh - Thuyết minh báo cáo tài chính

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - phương pháp trực tiếp - Tờ khai thuế giá trị gia tăng

b) Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Bảng 2.2: Bảng đánh giá cơ cấu tài sản từ năm 2016 – 2018

ĐVT:VND

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch giá trị Tỉ lệ(%)

2017-2016 2018-2017 2017/2016 2018/2017 I.Tài sản ngắn hạn 143.787.164.341 147.986.239.340 375.660.197.984 4.199.074.999 227.673.958.644 10,3 25,4 1.Tiền và các khoản TĐT 63.204.394.507 69.850.206.509 8.396.193.366 6.645.812.002 -61.454.013.143 11,1 1,2 2.Các khoản phải thu ngắn hạn 28.161.092.441 16.876.336.601 232.575.695.550 -11.284.755.840 215.699.358.949 5,99 137,8 3.Hàng tồn kho 32.137.447.147 21.226.491.150 54.466.030.547 -10.910.955.997 33.239.539.397 6,6 25,7 4.Tài sản ngắn hạn khác 284.230.246 33.205.080 222.278.521 -251.025.166 189.073.441 1,2 66,9 II.Tài sản dài hạn 52.352.719.338 46.492.247.629 43.158.491.592 -5.860.471.709 -3.333.756.037 8,9 9,3 1.Tài sản cố định 45.938.729.174 40.636.401.459 35.849.387.264 -5.302.327.715 -4.787.014.195 8,8 8,8 2.Tài sản dài hạn khác 6.290.120.164 5.659.286.170 7.231.104.328 -630.833.994 1.571.818.158 8,99 12,8 Cộng tài sản 196.139.883.679 194.478.486.969 418.818.689.576 -1.661.396.710 224.340.202.607 9,9 21,5

Qua phân tích cơ cấu tài sản ở trên ta thấy, chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền năm 2017 tăng 6.645.812.002 đồng tương ứng với tỷ lệ 11,1% so với năm 2016, năm 2018 chỉ tiêu này giảm 61.454.013.143 đồng tương ứng tỷ lệ 1,2%. Chỉ tiêu này có thể tăng hoặc giảm chưa đủ căn cứ để kết luận doanh nghiệp tồn đọng hay thiếu tiền . Giai đoạn này doanh nghiệp đang đầu tư mua hàng hóa tập kết để chuẩn bị chiến dịch bán hàng cuối năm.

Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2017 giảm 11.284.75.840 đồng, tương ứng chiếm tỷ lệ 5,99% so với năm 2016, nhưng năm 2018 các khoản phải thu ngắn hạn tăng 215.699.358.949 đồng tương ứng mức tăng 137,8% so với năm 2017. Điều này cho thấy trong năm 2017 doanh nghiệp đã thu về khoản phải thu ngắn hạn, tăng vốn, ổn định sản xuất. Năm 2018, khoản phải thu ngắn hạn tăng tương đối nhiều chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý công nợ không tốt các khoản phải thu ngắn hạn trong năm.

Hàng tồn kho năm 2017 giảm so với năm 2016 là 10.910.955.997 đồng tương ứng chiếm tỷ lệ 6,6%. Chứng tỏ doanh nghiệp đã bán được lượng hàng tồn đọng bằng các chính sách khuyến mãi, giảm giá. Năm 2018 hàng tồn kho tăng so với năm 2017 là 33.239.539.397 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 25,7% do hệ thống phân phối bán hàng chưa tốt, lượng hàng tồn kho dự trữ chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh liên tục, gia tăng chi phí bản quản hàng tồn kho, gây ứ đọng vốn.

Tài sản ngắn hạn khác tại doanh nghiệp chủ yếu là tiền thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Đây là khoản dễ thanh khoản nhất.

Bảng 2.3:Bảng đánh giá cơ cấu nguồn vốn từ năm 2016 – 2018

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chênh lệch giá trị Tỷ lệ(%) 2017-2016 2018-2017 2017/20 16 2018/ 2017 A.Nợ phải trả 35.142.098.371 33.452.030.447 255.994.722.377 -1.690.067.924 222.542.691.930 9,5 76,5 I.Nợ ngắn hạn 35.142.098.371 33.452.030.447 255.994.722.377 -1.690.067.924 222.542.691.930 9,5 76,5 1.Vay ngắn hạn 30.000.000.000 0 30.000.000.000 0 0 2.Phải trả người bán 6.686.999.670 3.859.746.930 196.85.380.703 -2.827.252.740 192.995.633.773 5,8 510 3.Người mua trả tiền trước 8.440.870.941 18.202.447.513 7.415.711.616 9.761.576.572 -10.786.735.897 21,6 4,1 4.Thuế và các khoản phải nộp 3.358.433.559 2.539.560.886 3.592.189.071 -818.872.673 1.052.628.185 7,6 14,1 5.Các khoản phải trả NH 6.085.462.650 142.498.668 104.574.343 -5.942.963.982 -37.924.325 0,23 7,3 6.Qũy khen thưởng,phúc lợi 5.561.575.502 3.694.060.624 3.295.797.077 -1.867.514.878 -398.263.547 8,9 B.Vốn chủ sở hữu 160.997.785.308 161.026.456.522 162.823.967.199 28.671.214 1.797.510.677 10,1 1.Vốn đầu tư của CSH 100.000.000.000 100.000.000.000 100.000.000.000 0 0 10 10 2.Các quỹ thuộc vốn CSH 24.884.718.104 24.884.718.104 24.884.718.104 0 0 10 10 3.LNST chưa 36.113.067.204 36.141.738.418 37.939.249.095 28.671.214 1.797.510.677 10,01 10,5

Qua số liệu bảng 2.3, nợ phải trả năm 2017 giảm 1.690.067.924 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 8,7% so với năm 2016, trong đó tất cả các khoản nợ ngắn hạn đều giảm. Trong đó, khoản người mua trả tiền trước năm 2017 tăng 9.761.576.572 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 53% so với năm 2016, điều này chứng tỏ ngoài các khoản nợ ngắn hạn giảm doanh nghiệp thu được từ khoản trả trước của người mua. Ngược lại, năm 2018 khoản vay ngắn hạn tăng 30.000.000.000 đồng,đây là khoản phát sinh thêm so với năm 2017 cùng với khoản nợ phải trả cũng tăng lên 222.542.691.930 đồng.Sự thay đổi tăng lên khoản nợ phải trả năm 2018 so với năm 2017 trên đây là doanh nghiệp đang tập trung mở rộng sản xuất kinh doanh, là điều kiện tất yếu của thị trường, khi nhu cầu cần doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội, tiến hành đầu tư thêm lĩnh vực kinh doanh mới, việc cung ứng tiền vốn ra thị trường đòi hỏi doanh nghiệp vay vốn

Vốn đầu tư của chủ sở hữu trong 3 năm doanh nghiệp không có sự thay đổi. Sự thay đổi tổng thể vốn chủ sở hữu chính là sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Cụ thể, năm 2017 lợi nhuận sau thuế tăng 28.671.214 đồng, tỷ lệ tăng 8,3% so với năm 2016; năm 2018 nhờ việc mở rộng quy mô sản xuất cũng như gia tăng thêm nhiều ngành nghề kinh doanh dẫn đến việc lợi nhuận sau thuế tăng đáng kể với mức tăng 1.797.510.677 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 7,5% so với năm 2017.

- Phân tích các chỉ tiêu tài chính

+ Phân tích tốc độ tăng trưởng: Đối với nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng, CBTD tiến hành phân tích các chỉ tiêu về tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, đưa ra nhận xét và giải thích nguyên nhân

Bảng 2.4: Phân tích tốc độ tăng trưởng từ năm 2016 – 2018

ĐVT:Đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.021.161.420.377 2.053.425.572.054 2.369.077.025.946

2.Lợi nhuận trước thuế 31.492.540.535 21.995.166.384 16.737.149.978 3.Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh

31.288.898.907 21.617.139.083 7.492.809.585

4.Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu(%) 1,6 15,4

5.Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận(%) -30,1 -23,9

6. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 56 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)