Cải tiến hệ thống xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 91 - 107)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.8. Cải tiến hệ thống xếp hạng tín dụng

Để nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD cũng như hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ, ngăn chặn kịp thời các rủi ro hệ thống xếp hạng tín dụng đã được sử dụng rộng rãi tại các ngân hàng.Từ kết quả xếp hạng tín dụng, không chỉ đơn thuần đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng mà còn áp dụng các chính sách tín dụng phù hợp như: áp dụng lãi suất, phí ưu đãi đối với từng nhóm khách hàng; các khách hàng có xếp hạng tín dụng từ AA trở lên được xem xét cho vay tín chấp hoặc các điều kiện tín dụng phù hợp để thu hút khách hàng tiềm năng…Số liệu tài chính dùng để nhập liệu vào hệ thống xếp hạng tín dụng nên được lấy từ báo cáo tài chính 02 năm gần nhất và báo cáo tài chính đến thời điểm hiện tại.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Nhà Nước

các ngân hàng có thể hoạt động và phát triển bền vững thì Nhà nước cần hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và chính sách pháp luật để phù hợp với sự phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và giúp các doanh nghiệp hoà nhập với sự thay đổi đó. Ban hành,bổ sung và chỉnh sửa các chính sách,quy định hiện hành có liên quan đến doanh nghiệp nhằm loại bỏ sự mâu thuẫn,thiếu đồng bộ trong văn bản quy phạm pháp luật.

- Để có thể đánh giá chính xác tình hình của doanh nghiệp vay vốn thì ngân hàng cần phải tiến hành rất nhiều biện pháp khác nhau để xác minh tính chính xác mà thông tin kế toán mang lại,vì vậy việc thông tin kế toán càng được kiểm toán thì càng đáng tin cậy,càng hạn chế rủi ro cho ngân hàng.Do vậy Nhà nước nên có những chính sách về kiểm toán như khuyến khích hoặc bắt buộc đối với từng loại hình doanh nghiệp,có những quy định về giá trị pháp lý của báo cáo tài chính đã kiểm toán.

- Sửa đổi ban hành các luật và các quy định nhằm xây dựng một khung hình phạt pháp luật toàn diện và hiện đại về hoạt động ngân hàng mà cụ thể là hoạt động tín dụng để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các ngân hàng thực hiện và thực thi chức năng của mình.

- Xây dựng hệ thống các quy định cụ thể với các chế tài xử phạt nghiêm minh về việc góp vốn kinh doanh thành lập doanh nghiệp,ngành nghề kinh doanh,các số liệu báo cáo quyết toán trên giấy tờ,sổ sách của doanh nghiệp

- Cần duy trì chính sách kinh tế nhất quán đảm bảo cho môi trường kinh tế ổn định.

- Cho thành lập Trung tâm Thông tin tín dụng tư nhân. Ở Việt Nam chỉ mới có Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) - tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đơn vị duy nhất thực hiện nghiệp vụ này. Tuy nhiên, với năng lực và cơ chế của một cơ quan đăng ký tín dụng Nhà nước

thì tương lai gần sẽ gặp hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của bên cho vay và đi vay.

- Xây dựng hệ thống hạ tầng mạng công nghệ thông tin qua việc thúc đẩy nhanh quá trình hình thành các công ty cổ phần tin học, công ty chuyển mạch... nhằm tạo điều kiện cho các NHTM kết nối hệ thống mạng thông tin, kết nối giữa các hệ thống máy ATM, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, nâng cao trình độ quản lý, trình độ kinh doanh, đảm bảo tiếp cận tốt tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của các doanh nghiệp.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý hành chính, ban hành các văn bản, quy chế, chính sách chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các NHTM.Nhằm giúp đỡ các ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, NHNN cần thực hiện chức năng chỉ đạo và xây dựng các văn bản pháp luật chặt chẽ; nghiên cứu tập trung xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành áp dụng cho toàn hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam. Bộ chỉ tiêu này sẽ cung cấp cho ngân hàng cái nhìn khách quan về tình hình của doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí của các ngân hàng khi mỗi ngân hàng không cần tự lập cho mình một bộ chỉ tiêu ngành riêng.

- NHNN cần hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng, nâng cao hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng(CIC) từ khâu nhập dữ liệu đến việc lưu trữ xử lý và cung cấp số liệu để đảm bảo thông tin được chính xác tin cậy và kịp thời.

- NHNN cần đẩy mạnh các hoạt động thanh tra,giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM để có thể kịp thời phát hiện sai phạm,hỗ trợ xử lý và tháo gỡ khó khăn trong hoạt động tín dụng của NHTM.

- Để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng quản lý tốt khách hàng vay vốn, NHNN cần nghiên cứu ban hành chính sách tăng cường thanh toán qua

ngân hàng, đề nghị Nhà nước có hỗ trợ đối với các doanh nghiệp thực hiện thanh toán qua ngân hàng để khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực thanh toán qua ngân hàng.

- Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin tín dụng: thông tin đa dạng và phong phú hơn; chi tiết hơn với các thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp, thông tin ngành có độ chính xác và cập nhật cao hơn

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Với triết lý kinh doanh “Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank” nên để có thể thu hút được nguồn khách hàng cũng như đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp,VietinBank cần:

- Chuẩn hóa về cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục cho vay đối với các doanh nghiệp. Chính sách quản lý rủi ro và phân cấp quản lý tín dụng cho các Chi nhánh ngân hàng Công Thương phù hợp với năng lực quản lý của từng Chi nhánh.

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, như: cải tiến quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản về thủ tục, hồ sơ vay vốn; thành lập bộ phận hỗ trợ tín dụng tư vấn cho các doanh nghiệp

- Đề ra các chính sách tín dụng phù hợp nhằm đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu của các doanh nghiệp cũng như mở rộng quy mô tín dụng.

- Tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động tín dụng của chi nhánh để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng.Xây dựng và tuân thủ tốt quy trình,nội dung thẩm định

- Tổ chức các khóa học cũng như các buổi hội thảo,các cuộc thi đánh gía năng lực cán bộ nhằm giúp các cán bộ tín dụng nâng cao trình độ nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm trong công tác cấp tín dụng.

- Đề xuất với NHNN bổ sung, hoàn thiện quy chế cho vay và các quy định khác tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng.

- Tăng cường các chính sách chăm sóc khách hàng nhằm củng cố sự tin tưởng của khách hàng.

- Thực hiện đầy đủ và thường xuyên việc đánh giá lại quy trình tín dụng; Nâng cao chất lượng thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của doanh nghiệp; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng; Tăng cường các biện pháp quản lý khách hàng, quản lý vốn vay; Nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành hoạt động tín dụng.

- Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, gắn việc cung cấp sản phẩm tín dụng với các sản phẩm dịch vụ và tiện ích khác của Ngân hàng TMCP Công Thương. Đó là khai thác tối đa tiện ích của hệ thống công nghệ hiện đại để cải tiến sản phẩm hiện có và phát triển các sản phẩm tín dụng mới; Phát triển nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu; Phát triển đầu tư tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính; Triển khai thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.

- Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

- Tăng cường công tác marketing.

Với một số giải pháp và kiến nghị trên, hy vọng sẽ góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của VietinBank qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank trong điều kiện cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt và bình đẳng hơn.

Đối với bất kì một NHTM nào muốn tồn tại và phát triển thì đều cần tạo ra nguồn thu cho ngân hàng mình và thu từ hoạt động tín dụng hiện nay được xem là nguồn thu chủ yếu.Đặc biệt trong cơ chế điều hòa vốn “ một giá” thì việc mở rộng tín dụng có ý nghĩa quan trọng ,giúp chi nhánh có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động của mình.Tuy nhiên việc mở rộng tín dụng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà đặc biệt là rủi ro đến từ chính các doanh nghiệp cho vay.Dựa vào những phân tích ở trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm đảm bảo khoản vay cho ngân hàng.Các cán bộ tín dụng cần tìm ra những hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích BCTC doanh nghiệp.

Trong chương này, bên cạnh việc nâng cao, hoàn thiện quy trình cấp vốn tín dụng cho doanh nghiệp của NHTM nhằm tránh rủi ro nợ xấu thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan như Nhà nước,Ngân hàng Nhà nước …cùng chung tay xây dựng lại một số quy định, quy chế nhằm hỗ trợ cho ngân hàng trong việc thực hiện phân tích BCTC doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.

Với sứ mệnh “Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế” ,VietinBank đang ngày càng khẳng định vị thế cũng như thương hiệu của mình trên thị trường ngân hàng hiện nay.Đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp về huy động vốn.

Quy trình phân tích BCTC DN rất cần thiết trong việc xét duyệt vay vốn của bất kì DN nào.Phân tích BCTC doanh nghiệp vay vốn tại NHTM ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định cấp tín dụng của ban lãnh đạo ngân hàng.

Dựa vào các kết quả nghiên cứu tại ngân hàng VietinBank-Chi nhánh Phú Tài, luận văn làm rõ sự cần thiết phân tích BCTC doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, nguồn thông tin phục vụ phân tích,các phương pháp phân tích và các chỉ tiêu cần phân tích BCTC doanh nghiệp để ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay vốn

Trên cơ sở lý thuyết, luận văn đã tiến hành chọn minh họa DN có thực hiện vay vốn tại NH để làm cơ sở phân tích dữ liệu.Thông qua việc phân tích một DN có vay vốn tại ngân hàng để làm rõ hơn những hạn chế,khó khăn trong công tác phân tích BCTC DN.Qua đó luận văn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC DN vay vốn ngân hàng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, với thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, Luận văn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý sửa chữa, bổ sung thêm của thầy, cô để Luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô đã hướng dẫn tận tình và giảng dạy những kiến thức quý báu cùng kỹ năng viết bài để học viên thực hiện Luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

xuất bản Giáo dục Hà Nội

[2] Bộ tài chính (2006), Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệu lực thi hành ngày 14/06/2006, Hà Nội.

[3] Bộ tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hànhchế độ kế toán doanh nghiệp, hiệu lực thi hành ngày 22/12/2014, Hà Nội.

[4] L

ê Thị Thu Hà (2013), “Gian lận trong nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại” đăng trên tạp chí Kế toán và Kiểm toán số 12/2013.

[5] Hoàng Ngọc Minh Hiếu (2013),“Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt”. Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà nẵng.

[6] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2014),“Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định”.Luận văn thạc sĩ kế toán.

Đại học Quy Nhơn, 2014

[7] Nguyễn Văn Lâm (2008), bàn về “Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại”.Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 24 tháng 3/2008.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 91 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)