Phân tích bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 35 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

a) Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản

Phần tài sản phản ánh giá trị kế toán toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được các NHTM thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng phần tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp.

Trong phân tích tình hình biến động tài sản, phương pháp phân tích được sử dụng là phương pháp so sánh giữa số cuối kỳ với số đầu năm để thấy được mức độ biến động của từng chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của cơ cấu tài sản được xem xét qua sự so sánh biến động từng loại tài sản giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của tài sản theo thời gian. NHTM dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng loại tài sản trong cơ cấu chung của từng lĩnh vực hoạt động hay cơ cấu chung của toàn ngành.

Các khoản mục về tài sản của doanh nghiệp rất quan trọng đối với quyết định cho vay của ngân hàng. Số liệu phần tài sản thể hiện vốn và kết cấu các loại vốn của doanh nghiệp hiện có ở thời kỳ lập báo cáo, do đó ngân hàng có thể đánh giá tổng quát năng lực sản xuất kinh doanh và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.

b) Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

Số liệu phần nguồn vốn thể hiện các nguồn vốn tự có và vốn vay mà doanh nghiệp đang sử dụng trong kỳ kinh doanh, chi tiết kết cấu của từng nguồn từ đó phản ánh tình hình tài chính , khả năng tự chủ tài chính hay phụ thuộc tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn, ngân hàng sẽ biết được tình hình huy động vốn, nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của nguồn vốn. Bên cạnh việc so sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn của từng loại nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các NHTM phải xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số và xu hướng biến động nguồn vốn theo thời gian để có thể đánh giá được khả năng phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp. Đánh giá chất lượng nguồn vốn được thực hiện thông qua việc phân tích hai bộ phận chính đó là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)