Nghệ thuật kể, tả kết hợp với hồi tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến văn tiểu lục của lê quý đôn – từ góc nhìn văn hóa (Trang 86 - 88)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Nghệ thuật kể, tả kết hợp với hồi tưởng

Bên cạnh nghệ thuật kể, tả kết hợp với bình luận, so sánh, chủ đề văn hóa trong Kiến văn tiểu lục còn được cụ thể hóa qua dòng hồi tưởng. Lê Quý Đôn hồi tưởng lại những sự việc, sự kiện mà chính ông đã từng “mắt thấy, tai nghe”. Chính dòng hồi tưởng đã khiến thời gian trong tác phẩm có sự đan xen giữa thời gian hiện tại và thời gian quá khứ.

Trước hết, dòng hồi tưởng trong Kiến văn tiểu lục đơn thuần là nhớ lại sự việc để biên khảo nội dung văn hóa. Ở phần “Thiên chương”, Lê Quý Đôn hồi tưởng lại những câu đối hay mình đã từng đọc qua khi phụng mệnh sang sứ Trung Quốc. Từ việc hồi tưởng đó, ông biên khảo, tổng hợp lại trên 36 câu đối. Ngoài ra, ông còn nhớ lại thời khắc được ngồi chung với sứ thần nước láng giềng, họ dùng giấy bút để trò chuyện với nhau. Hồi ức ấy được Lê Quý Đôn ghi chép lại:

Mùa đông năm Canh Thìn (1760) niên hiệu Cảnh Hưng, tôi cùng Trần Huy Mật, Trịnh Xuân Thụ đến Yên Kinh, hôm trừ tịch được gặp sứ thần nước ấy là Hồng Khải Hi, Triệu Vinh Tiến và Lý Huy Trung ở Hồng lộ quán, trải chiếu mời nhau ngồi, dùng giấy bút để nói chuyện tình hiếu trở nên gắn bó với nhau. Sau khi trở về sứ quán, họ liền sai hai thiếu khanh đem phẩm vật địa phương cho chúng tôi; sang đầu

năm mới lại sai 3 người con là Hồng Toản Hối, Triệu Quang Quỳ và Lý Trích Phượng đến chúc Tết [43, tr.258 - 259].

Việc tác giả biên chép sự việc này cũng là một cách để ông giữ gìn, trân quý mối duyên gặp gỡ với các nhân vật xuất chúng trong thiên hạ. Qua ghi chép của Lê Quý Đôn, người đọc có thể thấy được mối quan hệ xưa kia của nước Việt và Trung Hoa, nền văn hiến ấy đã từng có mối tương giao, thâm tình với nước ta.

Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ cũng xuất hiện dòng thời gian hồi tưởng này. Trong thiên “Tự thuật”, tác giả kể lại tường tận về tuổi thơ của mình: “Từ khi mới lên chín tuổi, đã học sách hán thư, được bốn năm thì đấng tiên phu mất. Trong mấy năm cư tang, gối đất nằm rơm, học hành buổi đực buổi cái, đến khi mãn tang rồi mới thôi không học sử nữa mà học kinh. Các sách cổ, thơ cổ, ta thường ham xem lắm, không lúc nào rời tay” [18, tr.21]. Hay khi tác giả nhớ lại hiện tượng lạ đã từng chứng kiến: “Ta còn nhớ đời Cảnh Hưng năm Giáp Ngọ (1774), khi ta mới bảy tuổi, theo hầu đấng tiên đại phu ra nhà riêng ở phố Hà Khẩu. Một hôm, ra chơi ngoài đường, thấy người hàng phố đứng trông lên trời. Ta cũng trông theo, thì thấy bóng mặt trời đã xế, sắc đỏ như huyết và tách ra làm hai (…)” [18, tr.174].

Mặt khác, Lê Quý Đôn không đơn thuần là nhớ lại sự việc, mà ông còn hồi tưởng bằng cách sử dụng phương thức so sánh, đối chiếu. Tác giả đã sử dụng thủ pháp so sánh giữa xưa và nay trong nhiều nội dung văn hóa như lễ ngày kỵ, lễ dưỡng lão, tục uống rượu, khoa thi - phép thi… Chẳng hạn, khi khảo cứu về tục uống rượu, Lê Quý Đôn cho ta thấy nét văn hóa này đã có từ xa xưa nhưng không phải thời nào cũng giống nhau. Tác giả biên khảo cụ thể: “Đời cổ cấm quần tụ uống rượu, chỉ được uống rượu 4 lần vào dịp cử hành lễ “hương ẩm tửu”: 1- Ba năm một lần tiến cử người có tài năng lên triều đình, 2- Quan khanh đại phu thết đãi rượu những người hiền tài trong nước, 3-

Viên châu trưởng tập bắn cung tên, 4- Ngày tế Sạ trong hương đảng” [43, tr.71]. Nhưng khi đối chiếu với tục thời nhà Lý thì việc quần tụ uống rượu còn vào các dịp lễ lớn như Nguyên đán, Khánh thọ, Đoan ngọ, Thánh tiết, vừa được ban cơm, vừa được thưởng rượu trông thoải mái hơn đời cổ nhân.

Dòng hồi tưởng của Lê Quý Đôn đã giúp Kiến văn tiểu lục tái hiện bức tranh văn hóa một thời được nổi bật hơn. Qua đó, những cảm xúc trong quá khứ của tác giả cũng được khơi gợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến văn tiểu lục của lê quý đôn – từ góc nhìn văn hóa (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)