Sự nghiệp trước tác của Lê Quý Đôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến văn tiểu lục của lê quý đôn – từ góc nhìn văn hóa (Trang 26 - 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.2. Sự nghiệp trước tác của Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn là một trong số những người có nhiều tác phẩm đóng góp vào nền thư tịch nước nhà. Ông dành nhiều thời gian cho việc khảo cứu, biên soạn sách vở. Có lẽ từ lâu, Lê Quý Đôn đã xác định được văn chương là gốc lớn của sự lập thân, là việc lớn của sự kinh bang tế thế. Chỉ cần nhìn vào số lượng tác phẩm để lại cho hậu thế cũng thấy được tầm vóc, sự uyên bác của ông trong thời đại.

Về Sử học, ông có các tác phẩm: Đại Việt thông sử (còn gọi là Lê Triều thông sử), Phủ biên tạp lục, Bắc sứ thông lụcKiến văn tiểu lục đều là những tác phẩm đặc sắc.

Đại Việt thông sử là bộ lịch sử nước Đại Việt do Lê Quý Đôn biên soạn từ năm 1418 đến năm 1433. Tác phẩm gồm bốn phần: Đế kỷ, Nghệ văn chí, Liệt truyện (hậu phi, hoàng tử, công thần, gian nghịch) và họ Mạc.

trấn tham tán quân cơ phủ Thuận Hóa trong 6 tháng. Tác phẩm ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe về tình hình xã hội Đàng Trong, nhất là xứ Thuận Hóa và xứ Quảng Nam (từ thế kỷ XVIII về trước). Đây là nguồn tài liệu mà những ai muốn nghiên cứu lịch sử xã hội Việt Nam ở Đàng Trong đều phải dựa vào.

Bắc sứ thông lục là tác phẩm tập hợp các tài liệu trong thời gian ông đi sứ Trung Quốc từ năm 1760 đến năm 1762. Trong đó có ghi chép những bài tấu, khải, truyền báo hay về núi sông, đường sá, phong tục…ở những nơi mà phái đoàn đi qua.

Kiến văn tiểu lục là tập bút ký được Lê Quý Đôn viết khi nghe truyền tai hoặc đọc những tài liệu có liên quan đến văn hóa, lịch sử Đại Việt dưới thời Lý, Trần, Lê như chế độ các triều Lý - Trần, thành quách núi sông, đường sá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật và cách khai thác, nhân vật lịch sử, thơ văn, sách vở các triều Lý - Trần… Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, gồm 12 phần (giờ chỉ còn 8 phần), được Viện Sử học dịch ra Tiếng Việt và xuất bản năm 1962.

Về triết học gồm có Quần thư khảo biện, Thánh mô hiền phạm lục, Âm chất văn chú, Vân đài loại ngữ… đều là những tác phẩm ít nhiều mang những quan điểm về vấn đề chính trị xã hội của Lê Quý Đôn.

Quần thư khảo biện gồm 2 quyển, có bài tựa của tác giả viết năm 1757, một bài của Chu Bội Liên, một bài của Tần Triều Vu, một lá thư ngắn của Lý Huy Trung, một bài và một lá thư ngắn của Hồng Khải Hi… Tác phẩm bao gồm 223 sự kiện khác nhau trong lịch sử Trung Quốc từ đời Hạ Thương Chu cho đến nhà Minh, được tác giả nêu ra và bình luận, đánh giá. Quần thư khảo biện được xem là tác phẩm tập hợp những quan điểm về các vấn đề chính trị xã hội của Lê Quý Đôn.

Thánh mô hiền phạm lục gồm 12 quyền, ghi chép và bình chú những danh ngôn của các bậc thánh hiền, trong đó có bài tựa của sứ thần Triều Tiên, Chu Bội Liên, Tần Triều Vu.

Âm chất văn chú gồm 2 quyển trong đó có bài tựa của tác giả, của Bùi Huy Bích và sự tham gia hiệu đính của các học trò Lê Quý Đôn.

Đặc biệt hơn cả là tác phẩm Vân đài loại ngữ, bộ sách được ví như bách khoa toàn thư. Tác phẩm tập hợp được rất nhiều tri thức khác nhau như triết học, sử học, khoa học, văn học… sắp xếp theo thứ tự: vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ… Bên cạnh đó, Lê Quý Đôn còn đưa ra những quan điểm triết học tự nhiên, triết học xã hội tương đối đầy đủ. Đó là điều mà cho đến bây giờ chưa có một nhà tư tưởng Việt Nam nào làm được. Bộ sách chứa đựng kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học. Nhà nghiên cứu nông học ngày nay có thể tìm thấy nguồn gốc, đặc điểm, thổ nghi, cách trồng của gần 200 giống lúa ở Vân đài loại ngữ. Những nhà nghiên cứu lí luận văn học có thể học hỏi về những quan điểm như chức năng văn học, quan hệ nội dung và hình thức, sự tu dưỡng của nhà văn… Tóm lại, Vân đài loại ngữ là bộ sách đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học ở nước ta thời phong kiến.

Các công trình nghiên cứu, biên soạn cũng mang lại nhiều giá trị cho sự nghiệp văn học của Lê Quý Đôn. Công trình biên soạn lớn nhất là bộ Toàn Việt thi lục gồm 6 quyển với 897 bài thơ của 73 tác giả từ thời Lý đến thời Hậu Lê. Sách do ông phụng chỉ biên tập, dâng lên vua Lê Hiển Tông năm 1768. Đây là một quyển sách quý để khảo cứu về tiểu sử, tác phẩm của các thi gia.

Ngoài danh xưng là nhà bác học, Lê Quý Đôn còn được biết đến là một tác gia văn học. Ông để lại Quế Đường thi tập với khoảng vài trăm bài, làm khi ở trong nước và khi đi sứ Trung Quốc. Tạ Ngọc Liễn từng nhận xét về thơ

ông: “Đọc thơ Lê Quý Đôn, chúng ta thấy thơ ông thật phong phú, đa dạng, sâu sắc về tư tưởng, nghệ thuật và để lại trong lòng ta những xúc động đẹp đẽ, sâu xa” [24, tr.212]. Ngoài ra, Lê Quý Đôn còn có cuốn Quế Đường văn tập nhưng sách này không còn nữa.

Một đời văn chương của Lê Quý Đôn gắn kiến thức sách vở với thực tiễn đời sống, học đi đôi với hành. Ông tự đặt cho mình nguyên tắc hàng đầu là vừa học trong sách vở, vừa nghiên cứu thực tiễn để nâng cao tri thức, biên soạn tác phẩm. Tri thức mà Lê Quý Đôn có được là nhờ vào việc trọng thực tế, ông không chỉ đọc sách nhiều mà còn bám vào đời sống bên ngoài. Những kiến thức, kinh nghiệm được đúc kết trong tác phẩm của ông nhờ vào những lần đi sứ, đi công cán về các địa phương hoặc khi trực tiếp làm Hiệp trấn. Trong tựa Kiến văn tiểu lục, ông thuật lại rằng: “… đi đến đâu cũng để ý tìm tòi, phàm việc gì mắt thấy tai nghe, đều dùng bút ghi chép” [43, tr.10]. Ông luôn tiếp xúc với mọi mặt sinh hoạt của nhân dân, bám sát đời sống xã hội, cố gắng nghe nhiều, nghĩ nhiều để giúp dân, giúp nước. Ông luôn đặt giá trị văn chương trong quan hệ chặt chẽ với con người và với cuộc đời. Giáo sư Văn Tân nhận định: “Do đọc sách và do kinh nghiệm bản thân, Lê Quý Đôn cũng đã phần nào nhìn thấy vai trò to lớn của nhân dân” [44, tr.310].

Lê Quý Đôn vốn là người luôn có ý thức tự hào về nền văn hiến Đại Việt. Ông đã thể hiện sâu sắc ý thức ấy trong các trước tác của mình. Ông tự hào rằng: hai triều nhà Lý, Trần “tinh anh nhân tài, khí cách văn chương, không khác gì Trung Quốc” [43, tr. 192]. Để minh chứng cho sự so sánh ấy, đã có lần Lê Quý Đôn mang các sách vở Đại Việt cho các trí thức Trung Quốc xem, cùng tranh luận với các đại phu nhà Thanh về văn hóa Đại Việt khiến họ phải nể phục ông. Quan khâm sai Tần Triệu Châm đã khen Lê Quý Đôn “văn chương có khí tượng cao siêu, hình sắc rực rỡ” [43, tr.264]. Có thể thấy, sáng tác văn chương chính là cách tôn vinh nhân tài của đất nước.

Ở thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn còn giữ vai trò là một người thầy xuất sắc. Ông luôn quan tâm đến chế độ đào tạo, tham gia việc giảng dạy, bình văn cho các giám sinh, tổ chức các kỳ thi Hội, thi Đình tìm kiếm nhân tài cho đất nước. Lê Quý Đôn từng phê phán lối học phục vụ thi cử và chỉ ra phương châm học là để hành, phải biết nắm bắt cái chính, biết suy luận.

Với Lê Quý Đôn, văn chương không bao giờ là thứ yếu. Ông nhận ra được giá trị từ những lời dạy hay, lời nói phải của cổ nhân: “Sách vở văn chương của cổ nhân không phải một loại, xem vào đấy có thể giúp tâm trí, gợi tính tình” [43, tr.9]. Hơn 200 năm trôi qua nhưng trí tuệ và tâm hồn Lê Quý Đôn vẫn tỏa sáng, để lại cho hậu thế di sản thư tịch đồ sộ, một di sản tinh thần cao quý. Không ai khác, Lê Quý Đôn chính là một biểu tượng cao đẹp về tinh thần học tập, khiến ta có thêm niềm kiêu hãnh về văn chương nước nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến văn tiểu lục của lê quý đôn – từ góc nhìn văn hóa (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)