B3LYP/6-311++G(3df,2p), (∆HB3LYP); theo CCSD(T)/6-311++G(3df,2p), (∆HCCSD(T)); theo CCSD(T)/CBS, (∆HCBS) vàtừ thực nghiệm (∆HTN) [17, 48, 150, 180].
Đường phản ứng Ký hiệu
sản phẩm
∆HB3LYP ∆HCCSD(T) ∆HCBS ∆HTN
(cal/mol.K) (kcal/mol) (kcal/mol) (kcal/mol)
HCNO+H → CNO+H2 PR1 -2,3 -0,8 0,3 --- NO+CH2(3) PR2 23,8 20,6 21,7 22,6 HCN+OH PR3 -48,5 -52,2 -53,5 -51,3 H+HOCN PR4 -39,0 -43,9 -44,8 -44,0 CO+NH2 PR5 -71,1 -76,1 -76,4 -74,6 H+HNCO PR6 -68,0 -68,9 -69,6 -68,6 Bảng trên cho thấy có sự phù hợp tốt giữa giá trị tính theo CCSD(T)/CBS với giá trị từ thực nghiệm. Ví dụ, ở PR2, hai giá trị lần lượt là 21,7 và 22,6 kcal/mol; ... Đồng thời, bảng 3.9.2 cũng cho thấy giá trị năng lượng tính theo CCSD(T)/6- 311++G(3df,2p) khá gần với giá trị tính ở CCSD(T)/CBS và giá trị thực nghiệm. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó và chứng tỏ các giá trị năng lượng đã tính được theo CCSD(T)/6-311++G(3df,2p) trong PES có sự gần đúng tốt. Các giá trị biến thiên entropi và biến thiên năng lượng gibbs ∆S0298pu, ∆G0298pu cho mỗi đường phản ứng theo phương pháp gần đúng tốt CCSD(T)/CBS. Kết quả ở bảng 3.7.2.
Bảng 3.7.2 cho thấy trừ đường phản ứng PR2 (CH2 + NO) còn lại tất cả các đường đều có ∆G0298pu < 0 nên có thể xảy ra về mặt nhiệt động.
Các đường phản ứng PR4 (HOCN + H), PR5 (CO + NH2) và P6 (HNCO + H): ∆S0298pu dương, ∆G0298pu âm, phản ứng thuận lợi về mặt nhiệt động. Mặt khác, hàng rào năng lượng lại thấp nhất, nên có thể dự đoán đường PR6 sẽ là những đường
được ưu tiên nhất. Các đường PR4 và PR5 tuy có hàng rào thấp hơn PR1, PR3 nhưng lại cao hơn PR6 là đường có cùng hướng đầu vào nên bị PR6 cạnh tranh. Do đó, sự đóng góp của các đường này sẽ không nhiều, nhất là ở nhiệt độ thấp.