Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Quản lý giáo dục

Cũng như khái niệm về quản lý, cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ quản lý giáo dục.

PGS.TS. Đặng Quốc Bảo định nghĩa: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [1, tr. 17].

tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [27, tr. 35].

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng thực hiện được những tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất” [8].

Như vậy, hiểu một cách khái quát: Quản lý giáo dục là tác động có mục đích và có kế hoạch vào toàn bộ các lực lượng giáo dục, nhằm tổ chức và phối hợp các lực lượng này, sử dụng một cách đúng đắn các nguồn lực và phương tiện, bảo đảm thực hiện có kết quả những chỉ tiêu phát triển về số lượng và chất lượng giáo dục theo phương hướng của mục tiêu giáo dục.

1.2.5. Quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn

Quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn: Là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn của đơn vị tổ chức dưỡng cho đối tượng được bồi dưỡng nhằm trang bị, tăng cường thêm kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động thực tiễn công đoàn để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ công đoàn nhằm hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong công tác, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn của người cán bộ công đoàn, góp phần nâng cao chất lượng công nhân, viên chức, người lao động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phong trào hoạt động công đoàn, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

1.3. Lý luận về công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các trường Trung học cơ sở Trung học cơ sở

1.3.1. Khái quát về hoạt động công đoàn các trường THCS

Công đoàn các trường THCS là một trong những công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn cấp huyện, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của công đoàn cấp huyện và sự phối hợp chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Công đoàn các trường THCS là một tổ chức quan trọng trong của nhà trường hiện nay, được tham gia chỉ đạo các mặt hoạt động của nhà trường cùng với chi bộ, chính quyền, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Công đoàn các trường THCS luôn nêu cao vai trò quản lý trong việc chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất của đoàn viên, công đoàn luôn phát huy vai trò của đoàn viên trong công tác chuyên môn, ngoài việc quản lý nề nếp dạy học, công đoàn đã phát động phong trào thi đua dạy tốt- học tốt, đẩy mạnh phong trào bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đi đôi với việc phát động thực hiện cuộc vận động "Hai không", công đoàn luôn luôn động viên đoàn viên tham gia viết sáng kiến, đẩy mạnh phong trào bồi dưỡng rèn luyện học sinh giỏi, tham gia dạy phụ đạo, dần đưa chất lượng dạy học ngày càng đi lên vững chắc.

Ngoài việc quan tâm đến nhiệm vụ trọng tâm của mình, công đoàn còn cùng nhà trường phấn đấu xây dựng trường học tiên tiến, công đoàn vững mạnh, chi bộ trong sạch vững mạnh.

Công đoàn các trường THCS tổ chức thực hiện theo các chương trình cụ thể như sau:

Chương trình 1: Công tác chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, giáo viên và nhân viên; tham gia quản lý, tham gia xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định

Chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, giáo viên và nhân viên luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường

xuyên của tổ chức công đoàn. Công đoàn các trường THCS đã có nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Thực hiện chức năng quản lý nhà trường, hầu hết các CĐCS chủ động phối hợp với lãnh đạo nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, quy chế phối hợp, quy chế chi tiêu nội bộ; chủ động tham gia quản lý, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, qua đó củng cố khối đại đoàn kết, kỷ cương, nền nếp trong trường học.

Chương trình 2: Công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chủ trương công tác công đoàn; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo

Công đoàn các trường THCS bằng nhiều hình thức hoạt động đa dạng, phong phú đã tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao nhận thức về tình hình nhiệm vụ của đất nước, của ngành, thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các nghị quyết của công đoàn cấp trên và các chương trình, kế hoạch, chủ trương của ngành.

Công đoàn các trường THCS phối hợp với chính quyền đồng cấp tập trung tuyên truyền các văn bản mới như Hiến pháp, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; đặc biệt tập trung tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW; vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc các phong trào thi đua, cuộc vận động lớn của ngành.

Chương trình 3: Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn, nhằm thực hiện có hiệu

quả nhiệm vụ chính trị của ngành

Công đoàn các trường THCS tiếp tục triển khai sâu rộng và có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động, đã cụ thể hóa và đưa các nội dung thi đua trở thành nhiệm vụ thường xuyên của mỗi đơn vị và mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Công đoàn các trường THCS phối hợp cùng chính quyền đồng cấp đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; phát huy tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới công tác quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng toàn diện.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, giáo viên ở các trường THCS tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” được các công đoàn cơ sở triển khai rộng rãi như: Tập trung vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục toàn diện đối với học sinh; giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý; bồi dưỡng tư tưởng cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học, quản lý, điều hành hoạt động tổ chuyên môn. Qua đó, mỗi cán bộ quản lý, giáo viên có ý thức và giải pháp để thường xuyên cải tiến, rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác, giảng dạy và giáo dục của mình.

Công tác nghiên cứu khoa học, phong trào thi đua lao động sáng tạo, viết sáng kiến được chú trọng. Công đoàn các đơn vị đã phối hợp tổ chức các buổi tập huấn viết sáng kiến, và nhân rộng sáng kiến.

Các cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” tiếp tục được triển khai thực hiện sâu rộng và có hiệu quả gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách đức Hồ Chí Minh”. Các cuộc vận động trên có ý nghĩa quan trọng được toàn xã hội quan tâm, có nội dung

mang tính ngành nghề sâu sắc, đã trở thành phong trào rộng lớn trong ngành, được đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, nhân viên nhiệt tình hưởng ứng, được Đảng, chính quyền địa phương tạo điều kiện và phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ.

Công đoàn các trường THCS phối hợp với chính quyền đồng cấp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; các cuộc vận động xã hội, từ thiện được các công đoàn cơ sở tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả tốt; đặc biệt, trợ giúp kịp thời cho nhiều giáo viên, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bị thiên tai. Các cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Trường học văn hóa", "bảo vệ môi trường", “an toàn giao thông”, "phòng chống tệ nạn xã hội”…, được công đoàn các trường THCS tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả.

Chương trình 4: Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn, công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng và nhà trường trong sạch, vững mạnh

Xây dựng CĐCS vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng, sống còn của tổ chức công đoàn, đặc biệt trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ý thức được điều đó, Ban Chấp hành công đoàn các trường THCS đã xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động công đoàn từng nhiệm kỳ, từng năm học bám sát điều kiện, tình hình thực tế của nhà trường và của ngành giáo dục và sự chỉ đạo của công đoàn cấp trên, có nhiều biện pháp, hình thức tuyên truyền vận động phong phú để kết nạp đoàn viên; đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động công đoàn; tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ và kỹ năng hoạt động.

Về công tác củng cố, kiện toàn tổ chức công đoàn, công đoàn các trường THCS rất quan tâm và củng cố kịp thời các chức doanh của công đoàn

khi bị khuyết. Hàng năm, mỗi cán bộ công đoàn tham gia ít nhất từ 01 - 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn.

Công đoàn các trường THCS rất chú trọng đến công tác đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Công đoàn các trường THCS đã kế hoạch hóa chương trình hoạt động, đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt chuyên đề, tạo đàm, các hoạt động chăm lo đời sống…

Công đoàn các trường THCS tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng trường học vững mạnh; quan tâm, coi trọng công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú để cấp ủy xem xét kết nạp Đảng, góp phần xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nhà trường trong sạch, vững mạnh.

Chương trình 5: Đẩy mạnh công tác nữ công

Với đặc thù ngành giáo dục, tỷ lệ nữ chiếm hơn 50%, do đó công tác nữ công đã góp phần quan trọng vào kết quả giáo dục, đào tạo. Công đoàn các trường THCS đã tích cực vận động nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; phát huy, đề cao những giá trị truyền thống của phụ nữ Việt Nam, xây dựng hình ảnh nữ nhà giáo năng động, hiện đại.

Phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” trong nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên, được các cấp công đoàn quan tâm sâu sắc, góp phần xây dựng đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên có năng lực sư phạm và phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, có lòng nhân ái, đồng thời giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; phong trào thi đua xây dựng “Gia đình CNVCLĐ thành đạt” do các cấp công đoàn phát động đã được các công đoàn cơ sở tích cực hưởng ứng thực hiện.

Chương trình 6: Tăng cường công tác kiểm tra và hoạt động của ủy ban kiểm tra

trường THCS từng bước được củng cố, kiện toàn và hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ mà Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định. Hàng năm, Ủy ban kiểm tra công đoàn các trường THCS chủ động xây dựng chương trình công tác, kế hoạch hoạt động trong năm học.

Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ, giúp CĐCS thực hiện tốt Điều lệ Công đoàn Việt Nam và ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, kết quả đó đã góp phần vào việc xây dựng, củng cố tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh.

Chương trình 7: Nâng cao hiệu quả công tác tài chính công đoàn

Các CĐCS đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, sử dụng tài sản, tài chính công đoàn, cơ bản thực hiện tốt chế độ, nguyên tắc tài chính theo quy định, đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động công tác công đoàn, thực hiện công khai tài chính. Hàng năm các CĐCS thực hiện tốt việc lập dự toán và thanh quyết toán tài chính; việc trích nộp kinh phí và đoàn phí công đoàn được các công đoàn cơ sở thực hiện đầy đủ.

1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các trường Trung học cơ sở các trường Trung học cơ sở

Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là cần thiết khách quan và là yêu cầu cấp bách đặt ra cho tổ chức công đoàn Việt Nam. Bồi dưỡng cán bộ công đoàn có ý nghĩa to lớn:

- Ngành giáo dục hiện nay đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, thì việc bồi dưỡng cán bộ công đoàn các trường THCS để họ đảm bảo về trình độ, năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của Ngành.

- Hiện nay, khoa học kỹ thuật, công nghệ đang phát triển như vũ bão, thúc đẩy thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế và trang thiết bị sản xuất.

Những tác động đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ công đoàn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng; không ngừng nâng cao năng lực, trình độ để đủ khả năng tiếp cận được với khoa học, công nghệ hiện đại, tiên tiến.

- Thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn các trường THCS là cán bộ công đoàn kiêm nhiệm, thời gian dành cho công tác công đoàn chưa nhiều nên trong hoạt động công đoàn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Việc bồi dưỡng cán bộ công đoàn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại đơn vị. Cán bộ là lực lượng tinh túy của xã hội, có vị trí tiên phong, vừa là trung tâm của xã hội và có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị. Do đó việc bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn nhằm giúp cán bộ công đoàn hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của công đoàn trường học và từng thành viên trong ban chấp hành; đào tạo những người cán bộ công đoàn có năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị, nhiệt tình, tâm huyết với công việc để thực hiện tốt chức năng của công đoàn đồng thời nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)