Tăng cường chức năng quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 78 - 81)

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG

3.2. Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các

3.2.2. Tăng cường chức năng quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá

cơng tác bồi dưỡng cán bộ cơng đồn các trường THCS phù hợp với yêu cầu hiện nay

3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của cơng đồn cấp trên trong xây dựng kế hoạch công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động cho cán bộ cơng đồn các trường THCS; đồng thời thể hiện sự thống nhất từ tổ chức Đảng đến cơng đồn, từ trên xuống và từ dưới lên.

Kiểm tra, đánh giá đúng kết quả bồi dưỡng sẽ giúp người quản lý nắm được những mặt tích cực và hạn chế của công tác bồi dưỡng để kịp thời điều chỉnh kế hoạch và biện pháp quản lý cơng tác bồi dưỡng của mình cho phù hợp.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Quản lý, chỉ đạo là những tác động nhằm hướng dẫn, thúc đẩy, đôn đốc người cấp dưới quyền làm việc với hiệu quả cao để đạt các mục tiêu đề ra. Chức năng quản lý, chỉ đạo được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nhằm đạt được mục tiêu đề ra có chất lượng và hiệu quả.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơng đồn cấp trên đối với cơng đồn các trường THCS là rất quan trọng và cần thiết đối với cán bộ cơng đồn các trường THCS.

Hàng năm, căn cứ vào sự chỉ đạo và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của cơng đồn cấp trên, LĐLĐ huyện phải xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo cơng đồn các trường THCS tổ chức thực hiện.

Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao trình độ, năng lực và kỹ năng quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cho cán bộ cơng đồn các trường THCS, nhất là sau các kỳ đại hội.

Kiểm tra, đánh giá là chức năng cơ bản của quản lý nhằm so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra. Đây là 2 khâu quan trọng trong quá trình tổ chức bồi dưỡng. Chức năng kiểm tra luôn đi đôi với chức năng chỉ đạo, quản lý và điều hành của đội ngũ cán bộ cơng đồn. Nhờ kiểm tra mà chủ thể quản lý xác định được độ lệch trong q trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng để có những tác động điều chỉnh thích hợp. Có thể nói chỉ đạo, quản lý mà khơng kiểm tra thì xem như khơng có quản lý gì cả. Vì vậy, cần tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá của cấp ủy, cơng đồn cấp trên đối với công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ cơng đồn các trường THCS.

Để công tác quản lý bồi dưỡng cán bộ cơng đồn các trường THCS đạt hiệu quả cao phải có sự phối hợp tốt giữa các cấp quản lý từ trên xuống cơ sở và giữa các lực lượng xã hội.

Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của cơng đồn cấp trên và cơng đồn cơ sở các trường THCS phải tăng cường mối quan hệ phối hợp với chính quyền cùng cấp, chính quyền tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tạo điều kiện về thời gian..., bên cạnh đó cũng phải quan tâm, coi trọng và chủ động phối hợp với các tổ chức khác trong và ngồi hệ thống cơng đồn để tăng cường sức mạnh trong công tác quản lý.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị tổ chức hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơng đồn trên tinh thần hợp tác và trách nhiệm. Cụ thể hóa nội dung, yêu cầu thực hiện quy chế phối hợp đến các bộ phận, cá nhân liên quan. Giao nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận tránh trùng lặp, chồng chéo.

Để cơng tác kiểm tra, giám sát có hiệu quả, LĐLĐ huyện xây dựng kế hoạch và thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bồi dưỡng cán bộ cơng đồn các trường THCS.

Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể để đánh giá công tác bồi dưỡng cán bộ cơng đồn các trường THCS. Đổi mới cách nghiên cứu tiếp cận tài liệu để cải tiến việc xây dựng chuẩn đánh giá một cách phù hợp.

Đổi mới các biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng đảm bảo tính nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học. Có thể tiến hành nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau: thông qua kế hoạch triển khai thực hiện của các bộ phận; qua việc theo dõi thường xuyên các hoạt động; kiểm tra định kỳ,…

Trong kiểm tra, giám sát phải kịp thời phát hiện, nêu gương khen thưởng những tập thể và cá nhân thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, kịp thời uốn nắn những sai sót để các bộ phận và cá nhân thực hiện công tác bồi

dưỡng có chất lượng và hiệu quả. Tránh tư tưởng định kiến, áp đặt khi tiến hành kiểm tra, giám sát; cần biến việc kiểm tra, giám sát của tổ chức công đồn thành q trình tự kiểm tra, giám sát của mỗi cán bộ cơng đồn và tổ chức cơng đồn của đơn vị.

Chuẩn bị tốt điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ cho việc triển khai công tác kiểm tra, đánh giá.

Tổ chức các hội thi chuyên môn, nghiệp vụ, hội thao, hội diễn để cán bộ cơng đồn các trường THCS trau dồi kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao năng lực hoạt động cho bản thân.

Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải có đội ngũ cán bộ làm cơng tác kiểm tra, đánh giá thành thạo về chun mơn, nghiệp vụ, đồng thời có phẩm chất tốt, trung thực, khách quan; phải thực sự cơng tâm, có tinh thần trách nhiệm cao, biết lắng nghe ý kiến của đồng chí, đồng nghiệp để có thể đánh giá và nhận xét chính xác kết quả của q trình cơng tác bồi dưỡng.

Có sự phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài hệ thống cơng đồn trong việc thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ cơng đồn các trường THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)