8. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Yếu tố chủ quan
Nhận thức là nhân tố thúc đẩy bên trong của hoạt động bồi dưỡng. Đó là nhận thức của xã hội, sự quan tâm của các cấp, các ngành, của các cấp quản lý và của cán bộ công đoàn về công tác bồi dưỡng năng lực hoạt động cho cán bộ công đoàn các trường THCS. Đây là nhân tố tạo nên động lực cho cán bộ công đoàn trường THCS vượt qua mọi khó khăn, tích cực tham gia đạt hiệu quả cao các lớp bồi dưỡng để nâng cao năng lực hoạt động công đoàn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn của cơ quan và của ngành giáo dục.
Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý công tác bồi dưỡng và của đội ngũ báo cáo viên trực tiếp bồi dưỡng. Phương pháp bồi dưỡng cũng là yếu tố quyết định sự thành bại của công tác bồi dưỡng.
Trình độ nhận thức về công tác bồi dưỡng, sự cố gắng, nỗ lực để tham gia tốt công tác bồi dưỡng, trình độ tiếp nhận kiến thức và vận dụng các kiến thức được bồi dưỡng vào thực tiễn công tác của bản thân cán bộ công đoàn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, chúng tôi thấy rằng, muốn làm tốt công tác quản lý bồi dưỡng cán bộ công đoàn trường THCS, các nhà quản lý cần nắm vững nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn; hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ công đoàn trường THCS cũng như sự cần thiết, mục tiêu, nội dung của công tác bồi dưỡng. Từ đó lựa chọn hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đối tượng. Bên cạnh đó cần tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá sự tác động tích cực của công tác bồi dưỡng đối với hiệu quả hoạt động của cán bộ công đoàn cũng như kết quả hoạt động công đoàn của đơn vị.
Xuất phát từ cơ sở lý luận đã nêu trên là căn cứ để đi sâu nghiên cứu thực trạng về nhận thức, thực trạng đội ngũ báo cáo viên và tình hình học tập của học viên, chương trình, nội dung, mục tiêu hình thức bồi dưỡng, các nguồn lực, sự phối hợp, kết quả công tác bồi dưỡng; từ đó có thể đề xuất các giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các trường THCS trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Qua đó, thấy được sự cần thiết của việc bồi dưỡng cán bộ công đoàn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn trường THCS góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở để chúng tôi triển khai các nội dung tiếp theo của đề tài.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH