Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 43 - 69)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

Quá trình nghiên cứu thực trạng công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định được tiến hành như sau:

2.1.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng công tác bồi dưỡng năng lực hoạt động cho cán bộ công đoàn các trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Tìm hiểu thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng năng lực hoạt động cho cán bộ công đoàn các trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Chúng tôi đã soạn thảo 2 bộ phiếu câu hỏi (xem nội dung câu hỏi tại phụ lục 1, 2 của luận văn).

2.1.3. Khách thể khảo sát

Đối tượng khảo sát được chúng tôi chọn để gửi phiếu điều tra là cán bộ quản lý, chuyên viên của Liên đoàn Lao động huyện, cấp ủy và cán bộ công đoàn 18 trường THCS thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định (02 cán bộ quản lý và 01 chuyên viên Liên đoàn Lao động huyện, 54 đồng chí cấp ủy và 69 UV BCH, UV UBKT, Tổ trưởng công đoàn).

2.1.4. Phương pháp khảo sát

Sau khi tiến hành khảo sát chúng tôi đã thu về phiếu có ghi đầy đủ các thông tin câu hỏi. Từ số liệu của phiếu khảo sát chúng tôi đã xử lý bằng phương pháp toán thống kê để tính các giá trị và mức độ phù hợp: Tốt, khá, trung bình, yếu; Rất cần, cần, có hay không cũng được, không cần; Rất phù hợp,

phù hợp, tương đối phù hợp, không phù hợp, hoàn toàn không phù hợp, kết hợp với quá trình làm việc, theo dõi, trao đổi, phỏng vấn, nghiên cứu các báo cáo đánh giá kết quả hoạt động công đoàn các trường THCS hàng năm và Văn kiện Đại hội VII, Đại hội VIII Công đoàn huyện, chúng tôi đã đưa ra các nhận định về thực trạng công tác bồi dưỡng và công tác quản lý bồi dưỡng năng lực hoạt động cho cán bộ công đoàn các trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Kết quả điều tra và những nhận định về thực trạng công tác bồi dưỡng và quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định được trình bày trong mục 2.3 và 2.4.

2.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Phù Mỹ

Phù Mỹ là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định. Phía Bắc giáp thị xã Hoài Nhơn, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Phù Cát, phía Tây Bắc giáp huyện Hoài Ân, phía Đông giáp biển Đông. Huyện Phù Mỹ có tổng diện tích tự nhiên 548,9 km², dân số khoảng 161.662 người.

Huyện Phù Mỹ có 17 đơn vị hành chính cấp xã và 2 thị trấn gồm: thị trấn Phù Mỹ và thị trấn Bình Dương, các xã là: Mỹ An, Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Châu, Mỹ Đức, Mỹ Hiệp, Mỹ Hòa, Mỹ Lộc, Mỹ Lợi, Mỹ Phong, Mỹ Quang, Mỹ Tài, Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ Thắng và Mỹ Trinh.

Kinh tế của huyện duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất tăng bình quân 11,07%/ năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản; công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ tăng nhanh. GD&ĐT phát triển khá toàn diện; công tác y tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ có chuyển biến tiến bộ; hệ thống chính trị được giữ vững ổn định và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động.

2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục bậc trung học cơ sở

Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện Phù Mỹ đã đạt được những thành tích to lớn, với chất lượng ngày càng được nâng cao. Chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục chất lượng cao không ngừng tăng lên, quy mô giáo dục được mở rộng, hệ thống trường lớp được đa dạng hóa về loại hình, tạo sự đồng đều giữa các vùng; xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

Lãnh đạo ngành giáo dục đã tích cực thực hiện chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, kinh tế - xã hội của địa phương và hưởng ứng tích cực các chủ trương, các phong trào, cuộc vận động của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định, UBND huyện Phù Mỹ.

Về giáo dục THCS, hiện nay, huyện Phù Mỹ có 18 trường THCS; tính đến tháng 12/2019 đã có 17/18 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1 và phấn đấu đến cuối năm 2020 có 18/18 trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Cơ cấu tổ chức các trường THCS trên địa bàn huyện được thực hiện theo Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, bao gồm: Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng), các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, nhóm chuyên môn và các tổ chức đoàn thể như: tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Ban đại diện cha mẹ học sinh,…

Về số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng tăng về số lượng, nâng dần về chất lượng, đã khắc phục một phần bất hợp lý về cơ cấu, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển ở cấp học, ngành học. Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên khối THCS hiện có 696 người; trong đó có 370 nữ, chiếm tỷ lệ 53,2%; 36 cán bộ quản lý, chiếm tỷ lệ 5,2%; 576 giáo viên, chiếm tỷ lệ 82,7%; 84 nhân viên,

chiếm tỷ lệ 12,1%.

Về chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên được nâng lên cả về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ. Phần lớn có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ đào tạo và năng lực sư phạm, đáp ứng yêu cầu của ngành trong thời kỳ đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Về cơ bản đạt chuẩn là 100% và tỷ lệ trên chuẩn là 94,3% và 10% cán bộ, giáo viên có trình độ trung cấp về lý luận chính trị; 79,02% tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Giáo viên có trình độ Đại học chiếm 94,3% và trình độ Cao đẳng là 5,7%; không có trình độ Trung cấp. Đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện có chất lượng ngày một nâng cao, nhiều người được tặng thưởng các danh hiệu vinh dự của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và của tỉnh Bình Định.

Về cơ bản, đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Phù Mỹ đã đáp ứng được so với quy định và nhu cầu công tác giáo dục trên địa bàn huyện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nói chung và bậc THCS nói riêng đã được quan tâm. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, có điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục.

2.3. Thực trạng công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

2.3.1. Nhu cầu về công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các trường trung học cơ sở

Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL và CBCĐ về nhu cầu bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn các trường THCS

S T T

Nội dung Tính cần thiết

Rất cần Cần Có hay không cũng được

Không cần SL % SL % SL % SL %

1 Nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn

70 93,3 5 6,7 0 0 0 0

2 Lý luận chính trị 65 86,7 10 13,3 0 0 0 0 3 Nghiệp vụ công tác công đoàn 73 97,3 2 2,7 0 0 0 0 4 Xây dựng kế hoạch hoạt động công

đoàn

71 94,7 4 5,3 0 0 0 0 5 Kỹ năng thuyết trình, tuyên truyền,

vận động

62 82,7 13 17,3 0 0 0 0 6 Kỹ năng tham mưu 60 80 15 20 0 0 0 0 7 Kỹ năng phối hợp hoạt động 31 41,3 26 34,7 18 24 0 0 8 Nghiệp vụ quản lý công đoàn 68 90,7 7 9,3 0 0 0 0 9 Quản lý nhà nước 29 38,7 25 33,3 21 28 0 0

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã bước vào giai đoạn quan trọng với việc thực hiện các cam kết quốc tế, có ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và tỉnh Bình Định, huyện Phù Mỹ nói riêng.

Xác định rõ công tác cán bộ là then chốt, trong đó vấn đề đào tạo, bồi dưỡng phải được quan tâm đầu tư hàng đầu. Vì vậy, ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ và hàng năm, các cấp công đoàn huyện Phù Mỹ xây dựng kế hoạch đào tào, bồi dưỡng tham mưu cho cấp ủy đảng và lãnh đạo đơn vị về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Đặc biệt, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi lực lượng cán bộ công đoàn phải nắm vững tri thức, để đáp ứng tốt việc hội nhập một cách bền vững.

Nhận thức được thực tế này các nhà quản lý, đội ngũ cán bộ công đoàn có sự nhìn nhận sâu sắc về nhu cầu tiếp tục phải bồi dưỡng để nâng cao trình độ bắt kịp tốc độ phát triển của xã hội và yêu cầu đặt ra của xã hội. Qua khảo

sát phiếu thăm dò ý kiến thì hầu hết cán bộ công đoàn có nhu cầu tiếp tục được bồi dưỡng. Trong đó có 97,3% ý kiến cho là rất cần thiết về bồi dưỡng nghiệp vụ công tác công đoàn; 94,7 ý kiến cho là rất cần thiết về bồi dưỡng xây dựng kế hoạch hoạt động công đoàn; 93,3% ý kiến cho là rất cần thiết về bồi dưỡng nâng cao nhận thức và 90,7% ý kiến cho là rất cần thiết về bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý công đoàn.

Hiện nay, nhu cầu bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, nghiệp vụ công tác công đoàn cho đội ngũ cán bộ công đoàn là rất lớn nhưng việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ công đoàn. Đối với cán bộ công đoàn các trường THCS có khoảng hai phần ba hoạt động năng nổ, nhiệt tình, biết vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng, của công đoàn vào công tác; biết huy động các nguồn lực để phục vụ cho hoạt động. Số cán bộ công đoàn chưa qua đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, kỹ năng nghiệp vụ công tác công đoàn cho nên trình độ, năng lực còn hạn chế, lúng túng trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

2.3.2. Vai trò, nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các trường trung học cơ sở

Bảng 2.2. Đánh giá của cán bộ công đoàn về vai trò, nhiệm vụ công tác bồi dưỡng

STT Nội dung Kết quả đánh giá

Tốt Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

1

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ công đoàn các trường THCS 71 94,7 4 5,3 0 0 0 0 2

Năng lực quản lý, chỉ đạo và vận động quần chúng của cán bộ công đoàn các trường THCS 55 73,3 17 22,7 3 4,0 0 0

3 Cán bộ công đoàn có nhiệt tình, tâm huyết với công tác công đoàn

66

Kết quả khảo sát cho thấy sự nhận định, đánh giá giữa các nội dung không đồng đều, chênh lệch với nhau nhưng sự chênh lệch đó không đáng kể. Các nội dung đánh giá đều đạt ở mức tương đối tốt. Trong ba nội dung đánh giá: Nội dung 1, được đánh giá cao nhất 94,7% ở mức tốt. Như vậy, cho thấy đội ngũ cán bộ công đoàn các trường THCS có phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, gần gũi, hòa đồng với CNVCLĐ. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít cán bộ công đoàn có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống được đánh giá ở mức khá.

Vì vậy, trong thời gian tới LĐLĐ huyện và công đoàn các trường THCS cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt là những cán bộ công đoàn chưa được đánh giá cao. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp công đoàn nhằm góp phần xây dựng tổ chức công đoàn không ngừng lớn mạnh, đáp ứng nhiệm vụ công đoàn trong giai đoạn mới. Từ đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi cá nhân, tập thể trong việc đề xuất các giải pháp thiết thực, hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và cơ cấu.

Nội dung thứ 2 được đánh giá ở mức thấp nhất. Điều đó cho thấy năng lực lãnh đạo, quản lý và vận động quần chúng của đội ngũ cán bộ công đoàn các trường THCS chỉ đạt ở mức khá. Đây là nội dung quan trọng mà đội ngũ cán bộ công đoàn cần phải có để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao cho. Tuy nhiên, qua theo dõi hoạt động của tổ chức công đoàn các trường THCS, chúng tôi nhận thấy một số cán bộ công đoàn có năng lực lãnh đạo, quản lý và vận động quần chúng tốt, có sự chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; trong lãnh đạo, điều hành thể hiện được nguyên tắc

tập trung dân chủ, phát huy được sức mạnh tập thể, có khả năng thuyết phục quần chúng tham gia các hoạt động phong trào thì vẫn còn một số ít cán bộ công đoàn có năng lực lãnh đạo, quản lý và vận động quần chúng còn hạn chế: Chưa thực hiện tốt vai trò định hướng dư luận xã hội trong CNVCLĐ; công tác chỉ đạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn còn lúng túng, khả năng quyết đoán ở một số việc chưa cao, chưa thật sự làm tốt công tác vận động quần chúng và CNVCLĐ tham gia tốt các hoạt động của công đoàn; công tác phối hợp có lúc, có nơi chưa thật sự chặt chẽ; sự điều hành còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chưa gắn kết được phong trào của công đoàn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chính trị tại cơ quan, đơn vị. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ. Vì vậy, kết quả đánh giá như trên chúng tôi cho rằng là sát với thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn các trường THCS huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định hiện nay.

Do vậy, thời gian tới LĐLĐ huyện và công đoàn các trường THCS cần phải chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo và kỹ năng vận động quần chúng cho đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt là 22,7% cán bộ công đoàn đánh giá năng lực quản lý ở mức khá.

Nội dung thứ 3 được đánh giá ở mức tốt 88%. Qua khảo sát và thực tế theo dõi hoạt động chúng tôi cho rằng trách nhiệm, sự nhiệt tình, tâm huyết của đội ngũ cán bộ công đoàn các trường THCS đối với công tác công đoàn và phong trào CNVCLĐ cũng chỉ ở mức tương đối tốt. Phần lớn cán bộ công đoàn các trường THCS là những người đóng vai trò tiên phong gương mẫu trước quần chúng. Song vẫn có một số ít cán bộ công đoàn trường học còn thiếu sự nhiệt tình, tâm huyết với phong trào, chưa thật sự gần gũi, tiếp xúc, chia sẻ, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của CNVCLĐ, tham gia các phong trào hoạt động của công đoàn cấp trên chưa nhiệt tình, hiệu quả chưa cao.

Vì vậy, trong thời gian tới LĐLĐ huyện và Ban Chấp hành công đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các trường trung học cơ sở huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 43 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)