8. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Các yêu cầu của đổi mới giáo dục tiểu học
Chương trình giáo dục phổ thơng mới sẽ được triển khai từ năm học 2020 - 2021, bắt đầu với lớp 1 ở cấp tiểu học, “cuốn chiếu” trong các năm học tiếp theo với các lớp cịn lại, hồn thành đổi mới chương trình ở các lớp tiểu học vào năm 2025.
Đặc điểm chung của các phương pháp giáo dục được áp dụng trong Chương trình giáo dục phổ thơng mới là tích cực hố hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trị tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển. Do đó, các giáo viên phải khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn, áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát triển năng lực cho học sinh, sử dụng công nghệ thông tin trong các tiết học.
Những quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục từ chương trình giáo dục phổ thông mới chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nhà trường tiểu học Việt Nam trong thời gian tới, vừa mở ra cơ hội hướng tới xây dựng một nền giáo dục tiểu học tiên tiến, hiện đại và hội nhập, đồng thời cũng
đặt cấp học nền tảng này đứng trước những thách thức không nhỏ về cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ, cơng tác quản lý,...
Chương trình giáo dục phổ thơng mới ở cấp tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí khơng q 7 tiết học, mỗi tiết không quá 35 phút. Điều này cũng đòi hỏi các nhà trường phải đáp ứng được cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên dạy học.