Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 77 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Khi vận dụng nguyên tắc này vào các biện pháp đề xuất đảm bảo phải hướng tới cơng tác quản lý ĐNGV hiệu quả và có chất lượng. Đảm bảo q trình thực hiện các hoạt động quản lý phải thực hiện được các yêu cầu về phát triển ĐNGV trong tình hình thực tiễn của nhà trường.

Mục tiêu của cơng tác quản lý ĐNGV ngồi việc đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu của luật định thì nhà quản lý phải hướng sự phát triển ĐNGV vào sự phát triển chung của toàn trường trong từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, khi thực hiện nguyên tắc này vào đề xuất biện pháp cần chú ý những điểm sau đây:

- Xác định mục tiêu chung tình hình giáo dục của huyện, căn cứ vào đó xem xét ĐNGV hiện nay có thể đáp ứng được mục tiêu đó hay chưa, cần bổ sung điều chỉnh ở những khâu nào của cơng tác quản lí nhằm đưa lực lượng GV tham gia thực hiện mục tiêu của nhà trường một cách hiệu quả nhất.

- Căn cứ kế hoạch mục tiêu quản lí của lãnh đạo nhà trường về ĐNGV mà các biện pháp đề xuất sẽ hỗ trợ các nhà quản lí trong việc thực hiện kế hoạch mục tiêu đã đề ra một cách thiết thực nhất. Các biện pháp đề xuất sẽ bám sát mục tiêu phát triển đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo viên.

Thực hiện bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 vào năm học 2020-2021; bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học; dự kiến phân công giáo viên dạy học lớp 1 năm học 2020-2021 để tập trung bồi dưỡng, đảm bảo 100% giáo viên dạy học lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được

bồi dưỡng trước khi thực hiện nhiệm vụ.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án số 732/QĐ-TTg: “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Mục tiêu của Đề án nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm chuẩn hóa về chun mơn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo. Điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên hiện nay.

Các biện pháp đưa ra phải căn cứ vào mục tiêu phát triển của nhà trường và mang tính chiến lược, nghĩa là phải đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ trước mắt, vừa phải đáp ứng yêu cầu lâu dài.

3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện Vĩnh Thạnh phải đảm bảo tính đồng bộ cả về quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, phân cơng bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, việc phát triển đội ngũ giáo viên phải đạt được những tiêu chuẩn đã được xác định. Các biện pháp phải đa dạng, tuy nhiên, trong đó có những biện pháp cơ bản, chủ yếu, cần thực hiện ngay, có giải pháp hỗ trợ.

Ngun tắc này địi hỏi trong q trình phát triển ĐNGV tiểu học cần phải định hướng đến việc phát triển đội ngũ một cách tồn diện cả 3 mặt: đó là số lượng, cơ cấu, chất lượng, đồng thời phải tác động lên cả hệ thống chính trị cũng như những điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học của người GV. Trong đó, cơng tác quản lý trường học là hệ thống những tác động sư phạm hợp lý, có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể GV, học sinh, các lực lượng

ngoài nhà trường nhằm tranh thủ sự đồng thuận cao và huy động sức đóng góp của các lực lượng vào q trình giáo dục cùng hồn thành mục tiêu chung đã được xác định của nhà trường.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn ở đây là thực tiễn giáo dục và thực tiễn đời sống tại địa phương, nhất là thực tiễn đội ngũ GV trên bình diện khái quát, GV tiểu học trong tình hình hiện nay cũng như đặt trong bối cảnh các yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung trong đó có đổi mới giáo dục tiểu học, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý.

Nếu khơng tn thủ ngun tắc này thì các biện pháp được xây dựng sẽ ít có giá trị thực tiễn. Nói cách khác, các biện pháp quản lý ĐNGV tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục cần xuất phát từ thực trạng quản lý ĐNGV tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như những định hướng phát triển công tác giáo dục tiểu học của địa phương và yêu cầu quản lý ĐNGV tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục tương ứng.

Các biện pháp đề xuất phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời điểm. Phải căn cứ vào số lượng giáo viên, cơ cấu đội ngũ, phương thức quản lý, cấu trúc bộ máy, trình độ học vấn, phù hợp về cơ cấu độ tuổi, giới tính, trình độ chun mơn nghiệp vụ.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, để giải quyết mâu thuẫn và cải tạo thực tiễn. Do đó, khi đề xuất các biện pháp đều phải căn cứ các quy định, định mức, cơ chế hoạt động của nhà nước và cân nhắc đến tính vừa sức với điều kiện hiện có, phù hợp với các yếu tố xã hội, mơi trường, quy mô trường, lớp học, cơ sở vật chất, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên... thì biện pháp đề ra mới khả thi và mang lại hiệu quả. Hơn nữa, trên cơ sở dự báo định hướng phát triển nhà trường, của địa phương để có thể

đưa ra những biện pháp mang tính đón đầu, đảm bảo ĐNGV đáp ứng nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)