8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh,
2.3.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên
2.3.2.1. Cơ cấu theo theo giới tính
Năm học 2020-2021, tổng số ĐNGV của 9 trường tiểu học là 216 người trong đó GV nữ là 161 người, chiếm tỷ lệ 74,53%; với tỷ lệ nữ chiếm khá cao nên các trường có những khó khăn nhất định trong phân cơng, bố trí, sử dụng đội ngũ. Đặc điểm nữ giới là thường xuyên phải lo quán xuyến việc gia đình nên thời gian chi phối cho cơng việc gia đình, chăm sóc người thân chiếm phần lớn quỹ thời gian lao động mỗi ngày.
Tuy nhiên, thế mạnh của nữ giới là khả năng kiên trì, chịu khó, tỉ mỉ, ân cần, quan tâm chăm chút đến từng học sinh, phối hợp chặt chẽ với cha, mẹ học sinh (CMHS) trong cơng tác giáo dục giữa gia đình và nhà trường.
2.3.2.2. Cơ cấu theo độ tuổi
Cơ cấu số lượng giáo viên các Trường tiểu học ở huyện Vĩnh Thạnh như Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Số lượng giáo viên của các Trường tiểu học phân chia theo độ tuổi
Tổng số GV Dưới 30
Từ 30 - < 45 tuổi
Từ 45 - < 50
tuổi Trên 50 tuổi
SL TL SL TL SL TL SL TL
216 51 23,7 102 47,2 33 15,3 30 13,8
(Nguồn : Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh)
Số GV có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 23,7%, là lực lượng có vị trí quan trọng trong nhà trường hiện nay, đây là lực lượng tiên phong thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến hình thức tổ chức dạy học, linh hoạt năng động hưởng ứng các phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tổ chức lớp học linh hoạt, tích cực giữa người dạy và người học, nhưng điểm yếu của đội ngũ này là chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và xử lý các mối quan hệ.
Số GV có tuổi đời từ 30 tuổi đến dưới 45 tuổi chiếm 47,2%, ĐNGV ở độ tuổi này là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò trung tâm tác động lẫn nhau, tạo sự lan tỏa giữa các thành viên trong tập thể, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, vừa tiếp cận tri thức mới, vừa có kinh nghiệm qua thực tiễn.
Số GV có tuổi đời từ 45 đến dưới 50 tuổi, chiếm 15,3%, qua khảo sát, lực lượng ĐNGV ở độ tuổi này có thâm niên giảng dạy từ 20 năm đến 30 năm trong nghề, chiếm tỉ lệ tương đối thấp so với tương quan trong tổng số ĐNGV toàn ngành. Trong thực tiễn, việc quản lý ĐNGV ở độ tuổi này dần chững lại, khả năng linh hoạt, năng động giảm dần.
Số GV có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên, chiếm tỷ lệ 13,8%, số GV này chuẩn bị nghỉ hưu một vài năm tới nên không đưa vào kế hoạch đào tạo, chủ yếu bồi dưỡng thường xuyên, tham gia sinh hoạt chuyên đề, tổ chuyên môn. Điểm mạnh của đội ngũ lớn tuổi là có nhiều kinh nghiệm, điểm hạn chế là chậm đổi mới, tiếp nhận cái mới, hạn chế trong việc cải tiến phương pháp dạy - học, đặc biệt là chậm tiếp cận công nghệ thông tin để ứng dụng trong dạy học.
2.3.2.3. Cơ cấu theo thâm niên
Bảng 2.3: Số lượng giáo viên các trường tiểu học phân chia theo thâm niên giảng dạy
Tổng số < 5 năm Từ 5 - 15 năm Từ 15 - 25 năm Từ 25 - 30 năm > 30 năm SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 216 30 13,8 63 29,1 72 33,3 36 16,6 15 7,2
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh)
học, số lượng đội ngũ giáo viên có thâm niên dưới 5 năm, chiếm tỷ lệ 13,8 %, thâm niên từ 5 năm trở lên đến 30 năm là 171, chiếm hơn 79% số lượng đội ngũ giáo viên, số lượng đội ngũ giáo viên có thâm niên 30 trở lên chiếm số ít.
2.3.2.4. Cơ cấu theo môn học
Trong năm học 2020 - 2021, cơ cấu theo môn học của đội ngũ giáo viên trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh được cơ cấu như Bảng 2.4.
Bảng 2.4: Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo môn học
STT Tên bộ môn Số lượng
1 CBQL 16
2 Giáo viên văn hóa 171
3 Giáo viên âm nhạc 9
4 Giáo viên mỹ thuật 8
5 Giáo viên thể dục 9
6 Giáo viên tiếng Anh 10
7 Giáo viên tin học 9
8 Tổng phụ trách 7
Tổng số 239
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh)
2.3.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên
2.3.3.1. Về phẩm chất đạo đức, chính trị
Đội ngũ GV tiểu học của huyện Vĩnh Thạnh có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt; hầu hết GV đều tận tụy với nghề, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Toàn ngành triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Huyện ủy, về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Các cơ sở giáo dục đều thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ, xây dựng đoàn kết nội bộ, chống những biểu hiện tiêu cực trong quản lý và hoạt động dạy
học. Chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc đánh giá công chức, viên chức, đánh giá xếp loại đảng viên, kết nạp đảng viên mới được đẩy mạnh.
Đối với giáo dục tiểu học, Phòng GD&ĐT huyện đã và đang quán triệt tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đồng thời triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng mới vào năm học 2020-2021, ngành GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục tiểu học tăng cừơng nề nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục. Tiếp tục thực hiện tốt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” thực hiện mục tiêu: kỷ cương nghiêm, chất lượng thật, hiệu quả cao. Hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp, các hoạt động xây dựng nông thôn mới, các Chỉ thị, Nghị quyết của Huyện ủy, UBND huyện.
2.3.3.2. Trình độ đào tạo
Bảng 2.5 Thống kê đội ngũ giáo viên năm học 2020-2021
Tổng số Trình độ chun mơn
Đại học Cao đẳng THSP 12 + 2 THSP 9+3 Khác
216 152 53 8 3 0
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh)
Biểu đồ 2.1: Trình độ chun mơn của đội ngũ giáo viên tiểu học
Trình độ chun mơn của giáo viên được nâng lên từng năm, qua kết quả thống kê tỉ lệ cao đẳng, đại học trở lên đạt trên 95%, tỷ lệ trình độ THSP chỉ khoảng gần 5%.
Trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giáo viên được thể hiện như Bảng 2.6.
Bảng 2.6 Thống kê trình độ ngoại ngữ và tin học đội ngũ giáo viên
Kiến thức Ngoại Ngữ Tin học
Trình độ A B B1 B2 CĐ A B CĐ / /
Số lượng 24 180 12 0 51 165
Cơ bản về trình độ đào tạo ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giáo viên được nâng lên về số lượng (về mặt chứng chỉ). Tuy nhiên, khả năng ứng dụng vào hoạt động dạy học vẫn còn nhiều giáo viên lúng túng, chưa thành thục.
2.3.3.3 Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
Nhìn chung, đa số giáo viên tiểu học được đào tạo cơ bản và được thường xuyên bồi dưỡng theo định kỳ để cập nhật kiến thức nên họ có kỹ năng chuẩn bị bài giảng và thực hiện các bài giảng trên lớp, có kỹ năng tổ chức giờ dạy trên lớp, có hiểu biết về đổi mới phương pháp dạy học tiểu học, nắm chắc chương trình thay sách. Hầu hết giáo viên có thái độ nghề nghiệp tốt, u thích gắn bó với nghề lâu dài, có hiểu biết về xã hội, có kiến thức phổ thơng và kiến thức tâm lý, giáo dục tương đối tốt.
Giáo viên đảm bảo về số lượng cơ bản, tỉ lệ nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo là rất cao. Điều này chứng tỏ sự quan tâm, đầu tư đào tạo, bồi dưỡng để nâng chuẩn, nâng cao chất lượng ĐNGV của huyện.
Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là giữa năng lực giảng dạy và trình độ đào tạo của một bộ phận nhà giáo vẫn chưa tương xứng. Một số nhà giáo có trình độ trên chuẩn nhưng hạn chế về chuyên môn, kỹ năng sư phạm, tinh thần trách nhiệm và đạo đức nhà giáo, chậm thích ứng với việc đổi mới, nên khó đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Hạn chế về năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm còn biểu hiện cụ thể qua cách thức tổ chức dạy học, việc vận dụng phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Nhiều giáo viên vẫn chưa mạnh dạn đa dạng hóa các hình thức dạy học; chưa chú ý kết hợp học với hành, giáo dục với thực tiễn đời sống nên chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Từ đó, người học thiếu kỹ năng thực hành, khi chạm vào tình huống thực tiễn cụ thể thì rất lúng túng.
tốn. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhà giáo gặp khó khăn để vận dụng phương pháp dạy học mới, hạn chế năng lực nghiên cứu khoa học.
Tóm lại, từ những kết quả và số liệu trên cho thấy, đa số giáo viên hiện nay của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đều đạt chuẩn về trình độ chun mơn, cơ cấu tương đối hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, đã góp phần mang lại những kết quả đáng ghi nhận cho ngành giáo dục của huyện. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhất là về phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Một bộ phận khơng nhỏ giáo viên có độ tuổi trung bình tương đối cao nên việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn chậm, chất lượng dạy và học còn hạn chế. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn cho bộ phận giáo viên cao tuổi cịn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Một bộ phận GVTH chưa theo kịp yêu cầu của đổi mới chương trình phổ thơng. Những giáo viên này có tâm lý ngại đổi mới cách dạy, chưa nắm vững nội dung, chương trình mới, chưa nắm chắc bản chất của các phương pháp dạy học tích cực nên giờ dạy chủ yếu vẫn là sử dụng phương pháp dạy học truyền thống. Một số GVTH khi tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ dạy học hiện đại thì cịn lúng túng, khơng biết sử dụng thiết bị giáo dục do trình độ ngoại ngữ, tin học cịn hạn chế. Để làm được điều này, đội ngũ các nhà quản lý cần có kế hoạch cụ thể, sát với thực tế các nhà trường trong công tác quy hoạch, tuyển chọn, bồi dưỡng, tạo mơi trường làm việc tốt hơn, chế độ chính sách thỏa đáng hơn, có như vậy, mới thực hiện được mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên, cũng như nâng cao chất lượng giáo dục.
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định