Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục huyện Vĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 45 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục huyện Vĩnh

tỉnh Bình Định

2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội

Huyện Vĩnh Thạnh có điều kiện diện tích tự nhiên lớn thứ hai tỉnh Bình Định với 71.690,7 ha, có 09 đơn vị hành chính gồm 08 xã và 01 thị trấn; dân số trên 30.616 người với 19 dân tộc anh em quần tụ sinh sống, dân tộc kinh chiếm phần đông, tiếp đến là dân tộc Bana chiếm tỷ lệ 31,6 %, là một huyện miền núi vùng sâu, xa của tỉnh Bình Định

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của đất nước, của tỉnh; nhờ những chủ trương, chính sách và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đúng hướng, phù hợp với thực tế địa phương, bên cạnh đó là sự nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đồn thể; nhân dân Vĩnh Thạnh từng bước đi lên, xóa đói giảm nghèo, kinh tế huyện Vĩnh Thạnh tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức khá, nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và dịch vụ, giảm tỷ trọng công nghiệp. Sự chuyển biến về kinh tế làm thay đổi căn bản đời sống nhân dân. Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng được chú trọng xây dựng, nâng cấp từng bước theo hướng kiên cố và hiện đại. Thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế huyện không cao, nhưng mạng lưới chợ, quán dịch vụ nhỏ lẻ phát triển khá mạnh. Huyện đã hình thành một số trung tâm thương mại, dịch vụ đầu mối với hàng trăm hộ kinh doanh các mặt hàng khác nhau như chợ ở thị trấn, chợ ở các xã,... cung cấp hàng hoá cho cả trong và ngồi huyện. Nhờ đó đời sống của người dân Vĩnh Thạnh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có sự đổi mới.

Một số kết quả đạt được năm 2020.

Tổng giá trị sản xuất tăng 13,5% (Nghị quyết HĐND huyện 14,6%). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,99% (Nghị quyết HĐND huyện: 46,85%); công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 11,2% (Nghị quyết HĐND huyện: 11,19%); thương mại - dịch vụ chiếm 41,81% (Nghị quyết HĐND huyện: 41,96%).

Tổng thu nhập bình quân đầu người 30,259 triệu đồng/năm (Nghị quyết HĐND huyện: 30,737 triệu đồng).

Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 504.135 triệu đồng (Nghị quyết HĐND huyện: 263.597 triệu đồng).

Tổng chi ngân sách ước thực hiện 480.985 triệu đồng (Nghị quyết HĐND huyện: 263.597 triệu đồng).

Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển 173.781 triệu đồng (Nghị quyết HĐND huyện: 161.154 triệu đồng).

Bình quân lương thực đầu người 473,5 kg/năm (Nghị quyết HĐND huyện: 535,1 kg/người/năm).

Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 46,2% (Nghị quyết HĐND 46,2%).

Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 31,34%(Nghị quyết giảm dưới 30%).

Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng nghề so với tổng số lao động 46%(Nghị quyết 45%).

Tỷ lệ thôn, làng, khu phố công nhận danh hiệu văn hoá 84,7% (Nghị quyết 71,2%).

Tuy nhiên, nhìn chung nền kinh tế Vĩnh Thạnh phát triển còn chậm, chưa thật vững chắc, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế cịn ít, tiềm năng về đất đai, rừng nhiều; khả năng sử dụng và khai thác tài nguyên chưa cao, mất cân đối trong thu chi ngân sách. Việc đầu tư vốn và cơng nghệ ít nên sản xuất hàng hóa cịn rất thấp, chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa tìm được lối ra cho một số ngành nghề truyền thống, chưa chú trọng đầu tư cho sản xuất công nghiệp nên chưa tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách.

Lĩnh vực văn hố xã hội có nhiều tiến bộ, cơng tác xã hội hố được đẩy mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an tồn xã hội được đảm bảo. Cơng tác thanh tra, tư pháp, giải quyết đơn thư được tăng cường. Hệ thống GD&ĐT phát triển tương đối đồng bộ và vững chắc, trình độ dân trí từng bước được nâng lên. Mạng lưới y tế khám chữa bệnh được xây dựng và củng cố ở các xã, thị trấn và đều có bác sĩ. Hoạt động văn hóa - văn nghệ có nhiều chuyển

biến tích cực. Phong trào nếp sống văn minh, gia đình văn hóa được giữ vững và phát triển. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân trong huyện được cải thiện. Các xã đặc biệt khó khăn được quan tâm, đầu tư, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo, trật tự an tồn xã hội được giữ vững và ổn định. Sự phát triển về KT-XH tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để Vĩnh Thạnh từng bước nâng cao chất lượng về giáo dục.

2.2.2. Khái qt về tình hình giáo dục

Huyện Vĩnh Thạnh có 08 xã và 01 thị trấn, những năm gần đây, phong trào giáo dục khá mạnh, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, quy mô về giáo dục được phát triển nhanh và tương đối đồng đều, chất lượng GD ổn định và được nâng lên qua từng năm. Tồn huyện có 24 đơn vị sự nghiệp giáo dục gồm: 09 trường Mầm non, Mẫu giáo (MN), 09 trường tiểu học (TH), 06 trường trung học cơ sở (THCS).

Tổng số lớp (nhóm): 288 lớp, trong đó mầm non: 73 lớp (nhóm), TH: 145 lớp, THCS: 70 lớp.

Tổng số có 6.637 học sinh, trong đó bậc mầm non: 1.886 em, TH: 2.858 học sinh, THCS: 1.893 học sinh.

Tổng số cơng chức, viên chức tồn ngành là: 575 người; trong đó: Mầm non 130 người, tiểu học: 239 người, THCS: 192 người, công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo là 14 người. Trong những năm qua, địa phương cũng như ngành giáo dục đã từng bước khắc phục mọi khó khăn để xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục tại địa phương, góp phần gắn với nhiệm vụ phát triển KT-XH. Mạng lưới trường lớp từng bước đã bao phủ đến tất cả các xã, thôn. Trường, lớp ngày một khang trang hơn, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên.

Với 19 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, chủ yếu là dân tộc kinh và Ba na đã từng sinh sống tại đây, là vùng đất có truyền thống cách mạng, có tinh thần hiếu học. Hàng năm, ln có học sinh đạt giải các kỳ

thi học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh. Trình độ chun mơn của cán bộ, giáo viên các trường được nâng lên rất nhiều trong những năm gần đây, với các hình thức chuẩn hóa, tỷ lệ GV đạt chuẩn 100% và 70 % trên chuẩn. Tỷ lệ đảng viên trong toàn ngành đạt 34,6%. Hàng năm, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp ln đạt 100%, học sinh hồn thành chương trình tiểu học đạt 100%, học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99% trở lên, số lượng trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng tăng. Huyện Vĩnh Thạnh được công nhận đạt phổ cập TH và THCS.

2.2.3. Về chất lượng giáo dục tiểu học

Về chất lượng giáo dục ở các mặt được duy trì phát triển tốt, cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh thực hiện tốt, học sinh biết giữ gìn kỷ luật, biết vâng lời thầy, cơ, cha, mẹ,… qua chương trình học, học sinh có được những hiểu biết cơ bản về kỹ năng sống, biết được các quy tắc trong giao tiếp, trong các mối quan hệ với nhà trường, gia đình và xã hội. Thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh tiểu học. Về chất lượng giáo dục tiếp tục ổn định và ngày càng tiến bộ.

Qua đánh giá, học sinh ở các trường tiểu học ngày càng năng động, tích cực, sáng tạo và có ý thức vươn lên trong học tập, góp phần hình thành khả năng tự học trong học sinh nhằm tạo bước tiến mới về chất lượng giáo dục tồn diện. Bên cạnh đó, việc đổi mới PPGD, chương trình và nội dung mới góp phần tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Hàng năm, chất lượng giáo dục về phẩm chất và năng lực được đánh giá vào cuối năm học có nhiều chuyển biến tích cực; học sinh được đánh giá về phẩm chất và năng lực đạt kết quả tốt tăng theo hàng năm.

Tất cả các trường đều thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT, thực hiện đúng hướng dẫn, đánh giá, xếp loại học sinh do Bộ GD&ĐT ban hành. Hàng năm, có sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về cách đánh giá học sinh, việc vận dụng đổi mới phương pháp giảng

dạy theo khối, tổ chuyên môn, trường, hàng tháng, học kỳ. Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học, soạn giảng ngày càng được chú trọng và đầu tư, tổ chức và tham gia các cuộc thi giáo án điện tử, Elearning... Các trường giảng dạy chương trình 2 buổi/ngày đều tổ chức cho học sinh từ khối lớp 3 đến lớp 5 học mơn tự chọn Tiếng Anh theo chương trình đề án 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 4 tiết/tuần và môn Tin học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)