Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 69 - 71)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.5. Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên tiểu học

Về công tác kiểm tra, đánh giá: Hàng năm, Phòng GD&ĐT xây dựng được kế hoạch kiểm tra, đánh giá các hoạt động của cá nhân và tập thể các đơn vị trường học. Nội dung kiểm tra rõ ràng, cụ thể; qua đó đánh giá được việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của CBQL, việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên,... Qua kiểm tra nhằm giúp cho CBQL làm việc hiệu quả hơn, thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trị, chức năng của mình.

Việc kiểm tra, đánh giá được phòng GD&ĐT và các trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh tiến hành thường xuyên trong các năm học theo Quy chế hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT. Cụ thể, hàng năm, phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh phân công một cán bộ phụ trách công tác

kiểm tra, sử dụng đội ngũ chuyên viên, cán bộ quản lý của các trường đã được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra làm công tác kiểm tra. Nội dung kiểm tra, đánh giá, xếp loại GVTH của các trường tiểu học thường tập trung trên 3 mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức và kỹ năng sư phạm.

Cụ thể là:

- Việc chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trước hết là việc thực hiện các quy định của ngành;

- Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết nội bộ; - Đạo đức, tác phong, lối sống;

- Thực hiện nhiệm vụ năm học được phân công;

- Công tác dự giờ, hồ sơ sổ sách, hoạt động chủ nhiệm lớp;

- Công tác tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu, nâng cao tay nghề giáo viên. Hằng năm, phòng GD&ĐT huyện cũng đã kịp thời kiểm tra những vụ việc có liên quan đến đội ngũ giáo viên các trường, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, sai phạm trong công tác chun mơn.

Bên cạnh đó, các hình thức kiểm tra cũng được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, kết hợp giữa thanh tra, kiểm tra của Sở GD&ĐT Bình Định, phịng GD&ĐT huyện, với cơng tác tự kiểm tra chéo giữa các đơn vị, phối hợp giữa kiểm tra định kỳ với kiểm tra chuyên đề.

Công tác này thực sự đã giúp cho các cấp quản lý GD, các nhà trường nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ, từ đó, giúp cho việc bố trí, sử dụng có hiệu quả đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời, việc đánh giá, xếp loại được tiến hành có nền nếp hàng năm, góp phần tạo ra động lực thi đua dạy tốt, học tốt trên địa bàn.

Công tác kiểm tra, đánh giá GV được các Trường tiểu học thực hiện thường xuyên, theo định kỳ vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm học; thực hiện theo quy trình của ngành đề ra (Giáo viên viết bản tự nhận xét, kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ được giao và tự xếp loại; tập thể tổ chun mơn góp ý

kiến, xếp loại và bình bầu các danh hiệu thi đua đối với từng cá nhân; sau đó, hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường đánh giá xếp loại, bình xét thi đua khen thưởng và công khai kết quả trước phiên họp của Hội đồng nhà trường, đồng thời báo cáo bằng văn bản lên cơ quan quản lý cấp trên).

Tuy nhiên, cơng tác kiểm tra GV cịn mang tính hình thức nên khó có cơ sở để xử lý, nội dung đánh giá cịn một số điểm chưa hợp lý, cách tính điểm khá phức tạp, khó vận dụng. Phương pháp kiểm tra, đánh giá còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, mềm dẻo. Cơng tác tư vấn, thúc đẩy cịn hạn chế, chưa chỉ ra hướng giải quyết triệt để những khuyết điểm của GV khi thực hiện quy chế chuyên môn.

Công tác kiểm tra, dự giờ giáo viên chỉ nhìn vào hoạt động của GV, chưa chú ý nhiều đến hoạt động của học sinh, trong khi đó, phương pháp giảng dạy mới hiện nay là đòi hỏi người giáo viên đặt hoạt động của học sinh ở vị trí trung tâm trong q trình giáo dục. Hoạt động kiểm tra giáo viên còn thiên về số lượng, tranh thủ thời gian để tập trung dự giờ cho đủ chỉ tiêu được giao nên kết quả kiểm tra đơi lúc cịn thiếu chính xác, chưa phản ánh đúng năng lực chuyên môn của giáo viên. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên cịn chưa được chính xác, quan điểm đánh giá, xếp loại cịn nặng thành tích, đối phó với việc xếp loại thi đua. Vì vậy, số giáo viên được xếp loại tốt, khá tương đối nhiều, số giáo viên xếp loại chưa đạt yêu cầu rất ít, thậm chí khơng có, trong khi thực tế chất lượng học tập của học sinh còn thấp, tỉ lệ học sinh xếp loại đạt - chưa đạt còn cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học ở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)