Cảm hứng du lịch của du khách tới điểm đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trải nghiệm thương hiệu điểm đến bình định dựa trên phương tiện truyền thông xã hội đến cảm hứng du lịch của du khách (Trang 27 - 28)

Theo Oleynick và cộng sự (2014) [63] định nghĩa nguồn cảm hứng (inspiration) nói chung đƣợc là “trạng thái mà ở đó sinh ra động lực thúc đẩy các cá nhân chuyển đổi ý tƣởng thành kết quả”, nó bao gồm ba thành phần là sự siêu thực, sự khơi gợi và động lực (Thrash và cộng sự, 2003) [74]. Nói đến sự siêu thực là đề cập một cảm giác tích cực, rõ ràng và đề cao bản thân từ cảm giác này cá nhân dễ dàng đạt đƣợc niềm vui mãnh liệt (Khôi và cộng sự, 2019) [49]. Sự khơi gợi đƣợc định nghĩa là sự thoã mãn mà ngƣời ta có thể cảm thấy trong suốt trải nghiệm (Bigné và cộng sự, 2005). Động lực là cảm giác bị bắt buộc phải hiện thực hóa ý tƣởng mới (Thrash và cộng sự, 2003, 2004) [74], [75]. Ba thành phần của cảm hứng này liên quan đến các thuộc tính nhận thức mạnh mẽ tạo điều kiện cho trí tƣởng tƣợng và sự sáng tạo của cá nhân, gợi ra những ý tƣởng hay hơn, cũng nhƣ đánh thức những khả năng mới (Böttger và cộng sự, 2017; Thrash và cộng sự, 2014) [18], [76]

Trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, cảm hứng nhằm mục đích cung cấp cho khách du lịch những trải nghiệm về sự mới mẻ, thể hiện những suy nghĩ độc đáo và sáng tạo, cũng nhƣ mở rộng đầu óc và tầm nhìn (Prayag và cộng sự, 2013) [65]. Vì vậy các nhà khoa học có nhiều sự quan tâm đến nghiên cứu cảm hứng của du khách trong trải nghiệm du lịch, trong bối cảnh này nó là "dòng suy nghĩ liên tục và cảm nhận trong lúc có ý thức xảy ra thông qua tâm lý xã hội rất phức tạp, và các quá trình tƣơng tác nhận thức” (Kang & Gretzel, 2012) [48]. Cảm hứng là một trạng thái phức tạp mà theo Thrash và cộng sự (2004) [75] đã đề xuất bao gồm hai trạng thái hoạt động: Cảm hứng nảy sinh(Inspired by) là kết quả của hành động nhờ liên quan đến sự khơi gợi và siêu thực; Cảm hứng động lực (Inspired to) là kết quả liên quan đến động lực của cá nhân.

Cuối cùng, nguồn cảm hứng này giúp khách du lịch phát triển thêm những phẩm chất đƣợc thể hiện ở một điểm đến (ví dụ: trí tƣởng tƣợng và kích thích ý tƣởng sáng tạo, mới lạ) để tái tạo những phẩm chất này ở một địa điểm mới chứ không chỉ đơn thuần coi một điểm du lịch mới là một nơi đáng đến và đáng để tham quan (Khôi và cộng sự, 2019) [49].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trải nghiệm thương hiệu điểm đến bình định dựa trên phương tiện truyền thông xã hội đến cảm hứng du lịch của du khách (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)